Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC


1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.‌

1.1.1. Vị trí

Tỉnh Chăm Pa Sắc địa hình rất phong phú về thiên nhiên và về mặt văn hóa, được thể hiện bản hành chánh đất đai nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tỉnh Chăm Pa Sắc vị trí ở cực Nam của đất nước có biên giới giáp với nhiều tỉnh và các quốc gia như: phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Sa LaVan, phía Đông giáp với tỉnh Xê kong và Atapư, phía Nam giáp với Vương quốc CamPuChia, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan. Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh lớn thứ 3 của nước có dân số hơn 6 trăm ngàn người. có diện tích chiếm 15.410 km2. Vị trí địa lý chia thành 2 khu vực thiên nhiên rõ rệt như: khu vực đồng bằng và khu vực cao nguyên.

Tỉnh Chăm Pa Sắc là trung tâm quan hệ về mặt kinh tế đối với 4 tỉnh miền Nam của CHDCND Lào và còn có vai trò chủ đạo về mặt kinh tế. ngoài ra tỉnh Chăm Pa Sắc còn là trung tâm văn hóa chủ yếu của đất nước, có vị trí địa lý phong phú về mặt thiên nhiên và di tích lịch sử. Tỉnh Chăm Pa Sắc là nơi có nhiều di tích cổ truyền và là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Lào. Cụ thể là thác nước Ly phí, Khonpapheng, xem cơ cấu cảng thời kỷ pháp ở Hóa kon – Donđệt, xem cá mập, cá phù hộ ( Bảo hộ ) về thiên nhiên dưới Mê Kông, dưới Lyphí, VânKham vùng Huyện khống.

Thác Phásuam, huyện Ba – chiêng – chă – lơn – súc, Thác Tatphan, có vách đá cao, xung quanh là rừng rậm thuộc huyện Pak xong, rừng Bolivên,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

tham quan các công trình kiến trúc chùa cổ huyện Pakse, và tham quan chùa ở định núi Xa Đậu huyện Phon Thông.

Khu di tích cổ nổi bật là điện Vat Phu, xem huyện cổ xưa, Thủ đô Sêt thá pù lă thuộc huyện Chăm Pa Sắc, núi ASá và hàng động đá cổ tích thuộc huyện Păthumphon, tháp sámphang, tháp nhà đá có chạm trổ kỳ công thuộc huyện Sú ku ma.

Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 - 2

Lễ hội gồm có hội đua thuyền ở dòng Xê Đôn huyện Paksê, lễ hội hang động nhà đá huyện Pathumphon.

Đặc sản là cây ăn quả không có hóa học ở huyện Pak xong, huyện Bachiêng, Gà nướng, Cơm lam, Canh gà với trứng kiến đỏ trong lễ hội Văt Phu, cá tươi ở thác nước Khonpapheng huyện Khống, các cô gái Lào mặc váy quàng khăn có hoa tay tát hợp thời trang hiện nay.

1.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Chăm pa sắc, trong sự phát triển kinh tế Miền Nam.

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia: là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua việc thu ngoại tệ, đóng vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nếu chúng ta so sánh cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu biểu chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có tốc độ phát triển du lịch càng cao thì tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp càng giảm dần. Đối với ngành du lịch chính phần tiêu dùng của khách du lịch là giá trị đóng góp cho nên kinh tế trước tiên là giá trị tiêu dùng của khách du lịch, thứ 2 là giá trị thu được từ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, thứ 3 là các giá trị thu được từ việc vận chuyển khách đến các địa điểm du lịch.


Khi du khách chi tiêu cho ngành du lịch của nước sở tại thì giá trị chi tiêu đó được coi là giá trị nhập khẩu, ngược lại những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ các quốc gia khác đến thăm được coi là giá trị xuất khẩu.

Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.

Ngành du lịch đối với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế: Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó. Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy, là ngòi nổ kéo các ngành khác phát triển theo.

Du lịch đối với các ngành nghề sản xuất - xuất khẩu: Trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên người ta đang tìm phương cách để giải quyết. Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, cửa khẩu, trung tâm thương mại.

Du lịch với đầu tư: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các quốc gia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi...Các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về vốn lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và thích hợp cho cả hai bên; đặc biệt là


thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch.

Du lịch với giao thông vận tải: Giữa giao thông vận tải và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động hỗ tương lẫn nhau. Với khối lượng khổng lồ khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã đem lại nhiều tỷ Đôla thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, cho các hãng vận tải hàng không - đường biển ...và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho ngân sách các quốc gia. Giao thông vận tải phát triển tốt đã trở thành động lực thúc đẩy người đi du lịch nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy được trên thế giới những quốc gia hoặc lãnh thổ nào có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh hiện đại, những phương tiện vận tải tiên tiến thì ở đó ngành du lịch phát triển mạnh.

Du lịch với viễn thông - tin học: Ngày nay, viễn thông là ngành cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Đối với du khách, đặc biệt là du khách từ các nước công nghiệp hóa, dịch vụ viễn thông cần như không khí đối với cuộc sống nên viễn thông là dịch vụ tiện ích không thể thiếu được trong quá trình tham quan du lịch. Đối với đơn vị cung ứng du lịch, viễn thông còn là phương tiện cần thiết trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch. Trên góc độ vĩ mô, viễn thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư quốc tế, làm cho các cộng đồng xa xôi được xích lại gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển.

Với công nghệ thẻ thông minh và mạng lưới Internet toàn cầu giờ đây du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như: hãng lữ hành, khách sạn, hãng hàng không... có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải quyết mọi vấn đề cho chuyến đi (đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay...).


Du lịch và các ngành nghề khác: Đối với thuế, ngày nay du lịch là một trong những ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánh trên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan hệ tác động qua lại, thuế suất cao hay thấp tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Nếu nhà nước có chính sách thuế không thích đáng đối với ngành du lịch sẽ khuyến khích du khách tìm kiếm những điểm đến khác để đi du lịch. Du lịch và các ngành Hải quan, Công an, Ngoại giao cũng có mối quan hệ vô cùng khắng khít. Chính nhân viên của những ngành này là những người mà du khách tiếp xúc trước tiên hoặc sau cùng khi đi đến tham quan một quốc gia khác. Để thu hút du khách, ấn tượng ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng là thái độ, cách đổi xử của cán bộ viên chức trong quá trình xin duyệt thủ tục xuất - nhập cảnh, khai báo thủ tục hải quan ở các cửa khẩu sẽ tạo lập hình ảnh ban đầu khó quên trong lòng du khách.

Trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng có xu thế cải tiến rất mạnh các mối quan hệ giữa các yếu tố ngành du lịch, để thực hiện định hướng phát triển ngành du lịch góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thu thút khách du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, ví dụ lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Lào.

1.1.3. Mục tiêu phát triển ngành

Trong bối cảnh đất nước mới mở rộng cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước.

Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đã đề xuất 4 quan điểm phát triển có tính đột phá cho ngành du lịch của tỉnh, bao gồm:


- Chiến lược phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước;

- Cần đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về ngành kinh tế du lịch cho nhân viên trong ngành;

- Cần phối hợp và mọi nguồn lực, mọi ngành cùng hỗ trợ cho phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa và song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế;

- Phát triển du lịch cần có sự hợp tác từ cộng đồng người dân trong khu vực du lịch, do đó cần có biện pháp nâng cao dân trí và nhận thức của cộng đồng.

Thực tế phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn đến năm 2010 cho thấy các quan điểm và mục tiêu trên là phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, phản ánh tinh thần của Nghị quyết Tỉnh ủy, góp phần đưa du lịch Chăm Pa Sắc đạt được những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Cụ thể là góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất cho Tỉnh, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng đồng đối với du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường qua đó khả năng cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp du lịch từng bước được nâng lên, hình ảnh tốt đẹp về Chăm Pa Sắc ngày càng có ấn tượng sâu sắc đối với du khách.

Đặc biệt sau khi Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX, đã được định hướng đến năm 2015 là nâng cao hiểu quả hoạt động của các ngành kinh tế về mọi mặt, tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với phương hướng


phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, sẽ đột phá xóa đói giảm nghèo để trở thành nước đang phát triển.

Sau khi định hướng phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch giai đoạn 2005 - 2010 của Tỉnh Chăm pa sắc, ngành du lịch của Tỉnh đã phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi ngành nghề…phát triển từng bước thể hiện được vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng và có tính xã hội hóa cao, thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng và miền nam Lào nói chung.

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH‌

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1.Vị trí địa lý:

Tỉnh Chăm Pa Sắc nằm ở phía Nam của CHDCDN Lào diện tích ở đường vĩ tuyến thứ 13c 55’(phút)-16c 22’(phút) Bắc và đường kính tuyến thứ

105c 13’ và 106c 55’ Đông.

Tỉnh Chăm Pa Sắc có diện tích 15.410.500 ha và có biên giới giáp với tỉnh và các nước láng giềng như:

Phía Bắc giáp với tỉnh Salavan dài 140 km

Phía Nam giáp với tỉnh Xiêng Tanh Vương quốc Campuchia dài 135

km

Phái Tây giáp với tỉnh Xê Kong – At Ta Pư dài 180 km

Phía Đông giáp với tỉnh U Bôn Vương quốc Thái Lan dài 233 km Tỉnh Chăm Pa Sắc chia thành 2 khu vực phát triển, vùng đồng bằng

chiếm 74% vùng núi chiếm 26% và có sông Mê Kông chảy qua chia thành 2 khu vực phía Đông 5 huyện, phía Tây có 4 huyện và có một huyện trong nằm phía tây nhưng vẫn thuộc quan lý hành chính của phía đông.


Vùng Đông bằng: là vùng phù hợp với việc trồng lúa các cây lương thực và chăn nuôi, có diện tích tất cả 1.134.500 ha, cao 75-120 m. khí hậu có

tính chất khô nhưng mùa mưa thì ấm ướt, nhiệt độ trung bình 27c số lượng

nước mưa trung bình 2279 mm/năm.

Vùng núi có diện tích 406500 ha có chiều cao 400-1284 m, nhiệt độ trung bình 20 - 21c, số lượng nước mưa 3500 mm/năm, ấm áp 80%.

Tỉnh Chăm Pa Sắc có vị trí rất quạn trong, nó có sự ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

1.2.1.2.Khí hậu:

Chăm Pa Sắc là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa như mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 6) và mùa hè (từ tháng 7 đến cuối tháng 9). Do vị trí của tỉnh chia thành hai vùng nên khí hậu hai vùng khác nhau như: Vùng cao nguyên có

nhiệt độ trung bình 20˚c - 21˚c, nóng nhất trong tháng 4 và lạnh nhất trong

tháng 1. Lượng mưa trung bình của năm biến đổi từ 3,000 mm3 đến 4,000 mm3 có độ ẩm 80%. Vùng đồng bằng có nhiệt độ 27˚C, nóng nhất trong tháng 4 - 5 và lạnh nhất trong tháng 1. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,279 mm3. Do điều kiện khí hậu như vậy, lượng khách du lịch đến tham quan Chăm Pa Sắc nhiều nhất trong mùa đông vì mùa này có điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách du lịch.

1.2.1.3.Tình hình đất đai:

Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của người dân, còn có tài nguyên phong phú và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội tương đối phát triển.

1.2.1.4. Tài nguyên đất:

Tỉnh có diện tích 15.415.000 ha. Trong đó đất sản xuất có 567.000 ha bằng 37%. diện tích toàn bộ đến nay đã sử dụng 145.97 ha bằng 26% của diện tích sản xuất được. sử dụng vào trồng trọt 139.986 ha, trong đó cây lúa

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí