2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
- Đặc điểm kinh tế
Tình hình kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã có sự phát triển đáng ghi nhận về nhiều mặt, chủ yếu tập trung vào các ngành: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, xuất khẩu… Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) trong 3 năm 2015 - 2017 đạt bình quân 7- 7,5%/năm; trong đó, GRDP nhóm ngành: Công nghiệp - xây dựng tăng 9,0 - 9,5%; dịch vụ tăng 8,2 - 8,7%; nông - lâm - thủy sản tăng 3,3 - 3,8%... Dự kiến GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 3.100 - 3.200 USD.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 31,4 - 31,8%, dịch vụ chiếm 46,6 - 47,0%; nông - lâm - thủy sản chiếm 21,4 - 21,8% trong giá trị tăng thêm.
Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách (không kể các khoản thu từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu) đạt bình quân từ 9,5 – 10%/năm.
Chi đầu tư phát triển từ ngân sách tập trung so với tổng chi ngân sách địa phương bình quân hàng năm chiếm 35%.
Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP bình quân hàng năm chiếm khoảng 43
- 44%.
Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 600 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 380 triệu USD.
Sản lượng lương thực đến năm 2020 đạt 811.000 tấn. (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015).
- Dân số và lao động
Đến cuối năm 2015, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là 2.600.000 người. Trong đó, dân số thành thị chiếm gần 40% dân số. Mật độ phân bố dân cư 150 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 giảm còn 0,87%.. Bình Thuận là nơi sinh sống của 34 dân tộc anh em. Người Kinh chiếm 93%, dân tộc Chăm chiếm 2,84%,
còn lại là dân tộc khác như K’Ho, Rắc-Lây, Tày, Nùng, Hoa…(NGTK Bình Thuận, 2011- 2015)
Giải quyết việc làm cho 24.350 lao động (đạt 100% kế hoạch), trong đó cho vay vốn giải quyết việc làm 1.500 người và 50 lao động đi làm việc ở nước ngoài; quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 5.169 lao động. Đào tạo nghề cho 10.000 người, đạt 100% kế hoạch (trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 7.000 người, đạt 100% kế hoạch), triển khai mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại xã Vĩnh Hảo – huyện Tuy Phong, xã Sông Phan – huyện Hàm Tân, xã Hàm Đức – huyện Hàm Thuận Bắc. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp được tăng cường; điều kiện vệ sinh an toàn lao động và quan hệ lao động có bước cải thiện.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng
Bình Thuận là một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, theo chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Bình Thuận trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực, đến năm 2030, Bình Thuận thành một trong những điểm đến du lịch được ưa chuộng trên thế giới (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015)
Dự kiến đến năm 2020, có trên 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; 65% hộ dân sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; 93-94% chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý; 100% các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ che phủ rừng đạt 43% (nếu tính cả cây công nghiệp dài ngày và cây lâu năm đạt 55%).
- Giao thông vận tải
Có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Có thể kể đến như: Quốc lộ 1A trải dài trên địa bàn toàn tỉnh chiều dài 180 km, được xem là “ Trục xương sống” của giao thông đường bộ tỉnh nhà;
ngoài ra còn có 3 tuyến Quốc lộ 28 nối liền với Thành phố Đà Lạt- Lâm Đồng, Quốc lộ 28B và Quốc lộ 55, tạo ra trục giao thông đối ngoại, kết nối với các tỉnh lân cận. Đặc biệt dự án đường cao tốc Dầu giây - Phan Thiết - Nha Trang đang được triển khai; hệ thống cảng biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như: Cảng Phan Thiết có thể tiếp nhận tàu trọng tải 1000 tấn, Cảng tổng hợp Vĩnh Tân tiếp nhân tàu
30.000 tấn; Sân bay lưỡng dụng Phan Thiết… sẽ tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, nhất là ngành du lịch.
- Hệ thống điện, nước
Điện: Với 4 Nhà máy thủy điện, 1 nhà máy phong điện và 1 trạm diesel (đảo Phú Qúy), 1 nhà máy nhiệt điện, đủ cung cấp điện cho tỉnh và đóng góp đáng kể vào sản lượng điện quốc gia.
Nước: toàn tỉnh hiện có 283 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; trong đó có 21 hồ chứa dung tích khoảng 213,5 triệu m3, đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho tỉnh, đặc biệt là nước tại các khu du lịch của tỉnh.
- Hệ thống thông tin liên lạc
Đến nay tỉnh đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hoàn chỉnh với công nghệ hiện đại, đảm bảo thông tin thông suốt đến tất cả các vùng miền từ vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp hoạt động bưu chính, 7 doanh nghiệp hoạt động viễn thông, đạt mật độ 141,5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng internet đạt 37,5%.
- Tiềm năng và cơ sở hạ tầng du lịch
Một số danh lam thắng cảnh: Bình Thuận có thế đất ba vùng biển, đồng bằng, núi, nhiều di sản kiến trúc, văn hóa, nhiều lễ hội của người Việt, người Chăm. Mảnh đất ven biển hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch biển - đảo; du lịch xanh, du lịch văn hóa - thể thao. Di sản lịch sử - văn hóa ở Bình Thuận cũng phong phú và độc đáo (xem phụ lục 3)
Bình Thuận là vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng đặc sắc có nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc (xem phụ lục 4).
Bình Thuận là vùng đất có nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có 37 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Hoa, Cơ Ho và Tày.
Trải qua bao đời, người dân Bình Thuận nhìn chung vẫn giữ gìn, tôn trọng phong tục, tập quán của tổ tiên. Trong quá trình phát triển, do có sự gần gũi hơn với đồng bào Nam Bộ nên người Bình Thuận dần có những đổi thay về lề thói, nếp sống. Mặc dù chiến tranh kéo dài, một số phong tục, tập quán mang bản sắc dân tộc bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng những nét truyền thống nhất vẫn giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Phần lớn người Bình Thuận đều thờ cúng tổ tiên, ông bà theo phong tục cổ truyền dân tộc. Trong đó, người Kinh hiện còn giữ một số lễ chính quen thuộc. Mỗi cuối năm âm lịch, có tục cúng “Đưa ông Táo về trời” vào ngày 23 tháng chạp. Đặc biệt, vào Tết Nguyên Đán người dân cũng chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới, nhất là các lễ rước ông bà vào ngày 30 và đón Giao thừa được xem là thiêng liêng nhất. Trên bàn thờ ngày Tết bao giờ cũng có món măng khô hầm thịt và nhiều hộc cốm nổ. Ngoài ra, người Kinh còn quan tâm đến các dịp Lễ Thanh minh vào tháng 3 âm lịch và Tết Trung Thu, trong đó Tết Trung Thu hiện được tổ chức chu đáo và quy mô và trở thành ngày hội không riêng các em thiếu nhi. Còn việc thờ cúng công cộng, ngoài các lễ cầu an, người Kinh Bình Thuận còn rất coi trọng ngày giỗ kỵ Tiền hiền tại hệ thống đình làng, dinh vạn.
So với người Kinh, các lễ cúng tế hàng năm của người Chăm là một hệ thống tín ngưỡng với lễ hội diễn ra quanh năm và đều mang tính chất liên quan đến nghề trồng lúa nước. Như các Lễ Rija Nưgar (tống ôn) xua đuổi xui xẻo năm cũ, cầu mong năm mới an lành; Lễ Plao Pa Xah (điều hòa hoa màu) và Lễ Pơh Păng Yang (khai mương đắp đập) vào tháng giêng Chăm lịch; Lễ Yôr Yang (cầu đảo) hay Lễ Kap Hlâu Krong (cầu mưa thuận gió hòa) tổ chức tại đầu nguồn sông hay đập lớn. Tuy nhiên lớn và quan trọng nhất chính là lễ Băng Katê và Băng Chabur của người Chăm theo đạo Bà-La-Môn để tưởng niệm các Hoàng hậu, công chúa và Nữ Thần Pô Inư Nagar với rất nhiều phần lễ và phần hội
đậm màu sắc dân gian truyền thống. Còn người Chăm theo đạo Hồi có lễ Suk Yâng và Ramưwan. Một trong những dân tộc lớn và có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo nữa là người Hoa với tục thờ Thần Thánh như Quan Công (Ông) và Bà Thiên Hậu Thánh mẫu cùng Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh đậm sắc màu và hấp dẫn.
Ngoài ra, người Bình Thuận còn có nhiều hoạt động văn hóa đậm đà tính dân tộc, trong đó có trò chơi đánh bài chòi diễn ra trong ba ngày Tết. Hay Hội đua thuyền truyền thống có xuất xứ là trò chơi dân gian có quy mô lớn của cư dân miền biển. Ban đầu đua thuyền diễn ra vào dịp Lễ Hạ nghệ (tức lễ xuống nghề), về sau tổ chức trên sông, trên biển tạo nên nếp sinh hoạt văn hóa rộn ràng trong các dịp lễ hội lớn trong năm. Cũng dùng để vui chơi trong dịp Tết cổ truyền và các lễ hội quan trọng, người Bình Thuận còn có các trò chơi như lô tô, đố thai ngày Tết, hát tập thể, sai sàng…
Kho tàng nghệ thuật dân gian Bình Thuận còn có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Đó là các công trình đình, chùa, miếu mang kiến trúc kế thừa truyền thống của dòng người vào Nam sinh cơ lập nghiệp pha lẫn sự gia công tôn tạo nghệ thuật theo phong cách truyền thống. Hệ thống đình, chùa Bình Thuận lần lượt xây dựng vào thời điểm nghệ thuật kiến trúc đình làng cả nước phát triển đến đỉnh cao vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Tất cả 43 ngôi chùa và hàng trăm đình làng, lăng vạn đều trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và rất nhiều đã được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngoài đình, chùa, đền, miếu, nghệ thuật kiến trúc dân gian còn thể hiện trên nhà ở của người dân. Tiêu biểu nhất là nhà rường của các gia đình khá giả đến nay đã được trăm năm vẫn còn vững chắc. Đa số là nhà ba gian hai chái, kiềng cao, mái ngói âm dương, vách xây gạch ống… khung nhà bằng các loại gỗ bền, chắc và tốt như lim, căm xe.
Đối với di tích văn hóa – lịch sử của người Chăm phần lớn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, tổng thể bao gồm một ngôi đền chính thờ một bộ Linga Yoni (tượng trưng cho Thần Siva), bao quanh bởi những ngôi tháp nhỏ
hoặc công trình phụ. Tháp Chăm xây bằng gạch nung dạng hình vuông, phần trên gần như thu nhỏ lại kết cấu tầng dưới và nhọn vút lên cao. Hiện Bình Thuận còn lưu lại một số Tháp Chăm là: nhóm đền tháp Pô Tằm, nhóm đền tháp PôShaInư, phế tích Tháp Chăm Hàm Thắng và một số nhóm tháp Chăm mới phát hiện gần đây. Ngoài ra, người Chăm còn một số đền thờ với nét kiến trúc như một ngôi chùa của người Việt và sử dụng vật liệu gạch, gỗ, vôi. Tiêu biểu là các đền thờ Pô Klong Mơh Nai, Pô Nít, công chúa Bàng Tranh.
Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với những tháp cao bằng đất nung vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng đứng hiên ngang. Những tác phẩm điêu khắc Chăm như tượng các thần, các vị vua, hoàng hậu, vũ nữ… đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật chạm, khắc với những đường nét chắc, khỏe, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm… đã mang lại cho Bình Thuận những nét văn hóa riêng độc đáo. Một số lễ hội đặc trưng như hội đền Dinh Thầy Thím, lễ hội Kate, lễ hội cầu yên, lễ Nghinh Ông…
Một số di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu của Bình Thuận bao gồm: Di tích trường Dục Thanh, nhà lưu giữ bảo vật Vương quốc Chăm, đền thờ Pôklông–Mơh Nai, nhóm di tích tháp cổ Pô–Sha–Nư, chùa Hang, chùa Bảo Sơn, đền thờ Cổ Hỷ, chùa Linh Sơn Trường Thọ (chùa núi Tà – Cú), Vạn Thủy Tú… Các điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận là Mũi Né, khu du lịch Hòn Rơm, hòn Lao Câu, đảo Phú Quý, suối Tiên, bãi biển Đồi Dương, khu du lịch Vĩnh Hảo – Tuy Phong, hồ Biển Lạc, núi Tà – Cú, lầu ông Hoàng, hải đăng Khe Gà…
Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Bình Thuận cũng mở nhiều lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán, 30/4; 1/5; Quốc khánh 2/9, các đại hội, hội diễn thể thao, văn hóa, tạo các không gian mới cho tất cả các hoạt động, đa sắc màu văn hóa của người
Việt, người Chăm cùng các hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, tất cả đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu tham quan và nghỉ dưỡng của du khách bốn phương.
2.2. Thực trạng sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận trong những năm vừa qua
2.2.1. Tình hình khách du lịch nội địa
2.2.1.1. Số lượng khách du lịch nội địa
Bảng 2.2: Số lượt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: nghìn lượt khách
Nội dung | 2015 | 2016 | 2017 | |
01 | Tổng số khách | 4.154.480 | 4.514.838 | 5.109.659 |
Quốc tế | 453.105 | 520.754 | 595.044 | |
Nội địa | 3.701.375 | 3.994.084 | 4.514.615 | |
02 | Doanh thu | 7.642.356 | 9.046.102 | 10.917.697 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Sự Hài Lòng Và Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Khách Hàng
- Cơ Chế, Chính Sách Và Luật Pháp Của Nhà Nước Về Phát Triển Hoạt Động Du Lịch
- Cơ Cấu Nguồn Tham Khảo Để Quyết Định Đi Du Lịch Của Khách Nội Địa
- Khảo Sát Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận
- Kết Quả Khảo Sát Theo Từng Nội Dung Câu Hỏi ( Dựa Vào Bảng Tổng Hợp Các Ý Kiến Phản Hồi Của Khách Du Lịch Trong Phần Câu Hỏi Có Sự Lựa Chọn
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Bình Thuận,2015-2017
Hình 2.2: Biểu đồ lượt khách du lịch đến Bình Thuận đoạn 2015 – 2017
Nguồn: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Bình Thuận,2015-2017
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, số lượng khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận năm sau luôn cao hơn năm trước, trong giai đoạn 2015-2017, lượng khách du lịch đến với tỉnh trung bình đạt 20%, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều, lượng khách du lịch trong nước và thế giới đến với tỉnh Bình Thuận có chiều hướng giảm trong giai đoạn do tình hình kinh tế khó khăn, người dân đã giảm nhu cầu du lịch.
Khách du lịch đến tỉnh đã đều hơn giữa các ngày trong tuần, giữa mùa cao điểm và thấp điểm. Công suất sử dụng phòng bình quân trong những năm qua đạt khoảng 55 - 58%. Thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa đạt 1,55 ngày/ khách, không tăng so với các năm trước.
Do phát triển quá nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn, du lịch Bình Thuận đã bộc lộ ra những điểm yếu của mình, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ nhu cầu cũng như yêu cầu của khách, lượng khách đổ về nhiều trong khi ngành du lịch của tỉnh chưa có đủ kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, các cơ sở lưu trú được xây dựng ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng, phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh, dịch vụ cung cấp cho khách không đảm bảo chất lượng, hệ thống cung cấp nước – thoát nước chưa đầy đủ, nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để tham gia vào các hoạt động du lịch chuyên nghiệp… Cùng với những khó khăn về kinh tế trong nước nói riêng và thế giới nói chung nên người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm đi du lịch…
Mục đích của du khách đến tỉnh cũng có sự thay đổi do sự phát triển về sản phẩm du lịch của tỉnh, tuy nhiên mục đích nghỉ ngơi chiếm tỷ lệ khá cao, đối với khách nội địa 67,32%. Số lượng khách quay trở lại cũng khá lớn và nhiều lần hơn, khách nội địa quay lại chiếm 66,38%, trong đó 31,33% quay lại lần thứ 3 trở lên. Số lượng khách đến Bình Thuận theo hình thức tự sắp xếp đi chiếm tỷ lệ khá lớn, khách nội địa 70,77%.
Du khách tham khảo từ các nguồn để quyết định chuyến du lịch, do vậy quảng bá trên nguồn thông tin và chi phí phù hợp, có hiệu quả là điều chúng ta cần tập trung quan tâm.