Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Tại Khối Du Lịch Nội Địa


Dưới sự chỉ đạo, định hướng kinh doanh của Đảng ủy, BTGĐ Công ty, Khối Du lịch nội địa trong nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Kết quả đạt được qua các năm như sau:

Biểu đồ 3 1 Doanh thu qua các năm 2012 – 2016 Nguồn Khối Du lịch nội địa – 1


Biểu đồ 3.1. Doanh thu qua các năm 2012 – 2016

(Nguồn: Khối Du lịch nội địa – Cty TNHH MTV DVLH Saigontourist, 2017)

Những nhân tố tích cực đã góp phần hoàn thành kế hoạch của Khối Du lịch nội địa qua các năm:

- Định hướng đúng đắn của Ban Giám Đốc Khối trong việc điều hành kinh doanh dịch vụ xuyên suốt qua các mảng từ kinh doanh khách lẻ, kinh doanh khách đoàn, dịch vụ tổ chức sự kiện….

- Kết hợp chặt chẽ với các văn phòng chi nhánh trên cả nước để phát huy sức mạnh của hệ thống.

- Luôn đào tạo đội ngũ CBCNV để làm tốt công việc, sắp xếp con người phù hợp với công việc, không sắp xếp theo bằng cấp.

- Luôn tìm kiếm và giữ gìn mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dược phẩm…


- Quản lý tốt con người về mặt đạo đức, tinh thần hướng về thương hiệu của Lữ Hành Saigontourist.

- Luôn rèn luyện ý thức chấp hành luật pháp và ý thức trong từng hành vi cá nhân, nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp.

- Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa Ban Giám đốc, các phòng, bộ phận trong Khối DLNĐ, tạo điều kiện phục vụ khách hàng được tốt nhất.

- Tạo cơ chế khen thưởng cho CBCNV trong từng thời điểm nhằm động viên và khuyến khích sự nổ lực trong kinh doanh

- Sự hỗ trợ tích cực và nhanh chóng từ Ban Tổng Giám đốc, các khối và phòng, chi nhánh trên cả nước


3.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại Khối Du lịch nội địa


3.2.1. Về nhận thức của Lãnh đạo và CBCNV Công ty TNHH MTV DVLH Saigontourist về công tác quản trị rủi ro

Theo đánh giá của nhóm tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte (Deloitte là hãng tư vấn về quản trị rủi ro số 1 trên thế giới theo xếp hạng của Gartner năm 2015) thì hiện nay: Công tác quản trị rủi ro trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam được nhận thức và triển khai ở các mức độ khác nhau ở các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Lý do chính là bởi nhiều doanh nghiệp FDI đã có hệ thống quản trị được xây dựng theo hệ thống của công ty mẹ theo các thông lệ tốt.

Đối với khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước thì xuất phát từ nhận thức chưa thực sự đầy đủ về quản trị rủi ro, và vai trò của quản trị rủi ro trong phát triển kinh doanh của các nhà lãnh đạo công ty. (Thùy Linh, 2016)

Điều này cũng không tránh khỏi đối với Saigontourist trực thuộc Tổng công Công ty Du lịch Saigon là một doanh nghiệp nhà nước. Saigontourist cũng đã triển khai thực hiện các hành động quản trị rủi ro, tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ về công tác quản trị rủi ro nên việc quản trị rủi ro này còn rời rạc, chưa thực hiện theo


một quy trình cụ thể, khoa học.

Trong quản trị rủi ro có thể xem nội dung nhận thức về mức độ quan trọng của quản trị rủi ro là kim chỉ nam trong quá trình hoạt động.Nếu không có nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ không có biện pháp phòng ngừa, loại bỏ hoặc giảm rủi ro để đạt được kết quả kinh doanh tốt.

Để đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Saigontourist, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế thông qua 51 bảng trả lời từ CBCNV của Khối Du lịch nội địa Saigontourist để có cở sở nhận định và phân tích cụ thể hơn về hoạt động này tại Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về việc quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là một vấn đề quan trọng trong

hoạt động của doanh nghiệp

Tỷ lệ %

Tần suất

Không quan trọng

0

0

Bình thường

0

0

Rất quan trọng

100

51

Tổng cộng

100

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)

Với kết quả 51/51 CBCNV được hỏi và trả lời – đạt tỷ lệ 100% đều đánh giá quản trị rủi ro là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đã cho thấy mức độ nhận thức rất cao của tập thể về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại doanh nghiệp.

Qua phỏng vấn ý kiến của Ông Nguyễn Thế Vinh – Phó tổng giám đốc thường trực Saigontourist về công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp, ông cho rằng: công tác quản trị rủi do tại các Khối/Phòng/Chi nhánh trong hệ thống nhìn chung vẫn đang được thực hiện một cách rời rạc, chưa thiết lập thành một khung quản trị rủi ro chung và hiện tại chưa có một bộ phận chuyên trách về công tác quản trị rủi ro.


Ông Nguyễn Thành Lưu – Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV DVLH Saiogntourist thì cho rằng với quy mô của một công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam, doanh thu cả ngàn tỷ đồng, hoạt động hiệu quả trên tất cả các các mảng kinh doanh từ kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, nước ngoài, kinh doanh vận chuyển, vé máy bay, xuất khẩu lao động và du học….thì việc triển khai rà soát lại toàn bộ quy trình hoạt động, ứng dụng các biện pháp, các công cụ quản trị rủi ro tiên tiến nhất là một nhu cầu cấp thiết, cần làm ngay.

Một điều đáng mừng là với quyết tâm và nhận thức sâu sắc của Ban Lãnh đạo Công ty đối với công tác quản trị rủi ro tại doanh nghiệp, Saigontourist đã bắt đầu triển khai thực hiện công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng các dịch vụ của đơn vi tư vấn chuyên nghiệp với bước đầu là thực hiện rà soát đánh giá hiện trạng về khoảng cách trong công tác quản trị rủi ro của mình với các thông lệ và chuẩn mực hàng đầu trên thế giới thông qua bộ tiêu chuẩn ISO 31000 về Quản lý rủi ro – Nguyên tắc và hướng dẫn ban hành để đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản trị rủi ro để quản lý mọi loại hình rủi ro một cách có hệ thống, minh bạch và đáng tin cậy.

Đây cũng là cơ sở để Khối Du lịch nội địa của Công ty TNHH MTV DVLH Saiongontourist tiếp cận và triển khai mạnh mẽ các biện pháp để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa trong thời gian tới.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về việc quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro hay không?

Rủi ro có thể nhận diện, dự báo và nếu có quản trị rủi ro tốt có thể hạn chế được rủi ro?


Tỷ lệ %


Tần suất

Có thể quản lý, giảm thiểu được

90,2

46

Có thể, nhưng khó thực hiện được

9,8

5

Không có tác dụng

0

0

Tổng cộng

100

51

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)


Qua kết quả của cuộc khảo sát, trên 90% CBCNV Lữ hành Saigontourist được hỏi đều nhận định các rủi ro trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có thể quản lý, giảm thiểu được. Chỉ có khoảng 9,8% CBCNV Lữ hành Saigontourist cho rằng việc quản lý rủi ro khó thực hiện được. Kết quả này cũng phù hợp với giả thiết và kết quả của các nghiên cứu trước đây về công tác quản trị rủi ro.

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, công tác quản trị rủi ro cần được thực hiện theo quy trình quản trị rủi ro: từ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, phát triển các phản hồi đối với rủi ro và quản lý rủi ro.

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về việc CBCNV Lữ hành Saigontourist được hỏi có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro hay không ?


Có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro không?


Tỷ lệ %


Tần suất

Không hiểu rõ

7,84

4

Có hiểu, nhưng không nhiều

74,51

38

Hiểu rõ

17,65

9

Tổng cộng

100

51

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)

Với câu hỏi này, học viên muốn xác định tỷ lệ những người hiểu rõ về các biện pháp phòng ngừa rủi ro hay không và với kết quả khảo sát thực tế, chỉ có khoảng 17% người được hỏi cho rằng mình có hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Trong khi đó có đến 74 % người trả lời là có hiểu, nhưng không nhiều, điều đó chứng tỏ rằng trong thực tiễn tại đơn vị, các biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ tập trung một số nhân sự có trách nhiệm liên quan, chưa có sự triển khai áp dụng quy trình triển khai quản trị rủi ro trong đơn vị.


Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về việc có cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro tại đơn vị hay không?

Có cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro tại Khối/Phòng/Chi nhánh

của Quý Anh/Chị đang công tác hay không?


Tỷ lệ %


Tần suất

Không cần thiết

11,76

6

Cần thiết

49,02

25

Rất cần thiết

39,22

20

Tổng cộng

100

51

(Nguồn: Tác giả khảo sát, 2017)

Quản trị rủi ro càng trở nên cấp thiết và hiện nay đã được coi là một công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và quản trị phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Khi được hỏi về việc có cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro tại đơn vị hay không, thì chỉ có khoảng 11,66% cho rằng không cần thiết. Trên 80% cho rằng là cần thiết hoặc rất cần thiết, điều đó chỉ ra rằng việc xây dựng một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro là một đề xuất cần nghiên cứu đối với Khối Du lịch nội địa - Saigontourist.

3.2.2.Về quy trình quản trị rủi ro tại đơn vị

Các bước trong quy trình quản trị rủi ro mà Khối Du lịch nội địa đã từng bước đã và đang thực hiện như sau:

3.2.2.1. Xác định rủi ro

Xác định rủi ro có thể được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình quản lý rủi ro. Quá trình xác định rủi ro liên quan đến việc xác định và ghi lại tất cả những rủi ro đã biết và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị, bao gồm cả các rủi ro đã từng xảy ra tại đơn vị và cả các rủi ro dựa trên các giả định của ngành nghề.

Việc xác định rủi ro còn dựa vào mục tiêu hoạt động của đơn vị, trong nỗ lực của mình Khối Du lịch nội địa xác định mục tiêu “tối đa doanh thu – tối ưu lợi nhuận”. Bất cứ sự kiện nào gây ảnh hưởng đến mục tiêu này cũng được ghi nhận


như một rủi ro cần để quản lý.

3.2.2.2. Đánh giá rủi ro

Quá trình đánh giá rủi ro có thể được thực hiện thông qua phân tích định tính hoặc định lượng hoặc bằng cả hai hình thức trên. Việc đánh giá rủi ro của Khối du lịch nội địa chủ yếu dựa vào việc phân tích định tính. Theo sự phân công của BGĐ Khối du lịch nội địa, Phòng Cung ứng dịch vụ và Quản lý chất lượng (CUDV&QLCL) của Khối du lịch nội địa sẽ có trách nhiệm theo dõi các sự cố đã từng xảy ra trong hoạt động kinh doanh và cả các rủi ro dựa trên các giả định của ngành nghề để xác định nguyên nhân và nguồn gốc, đánh giá mức độ rủi ro để có sự phân công theo dõi và đề ra phương án phòng ngừa và xử lý.

Trong quy trình xử lý sự cố phát sinh cũng đã đặt ra các mức độ ưu tiên xử lý theo từng tính chất nghiêm trọng của sự cố. Cụ thể là, khi xảy ra sự cố, người trực tiếp tại hiện trường chịu trách nhiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự cố với 3 mức độ cụ thể: Cấp độ 1: Sự cố mà Nhân viên/Hướng dẫn viên thể giải quyết xử lý ngay dựa vào cách thức xử lý đã được xây dựng và hướng dẫn cụ thể; Cấp độ 2: Sự cố cần có sự phối hợp xử lý của các bộ phận có liên quan; và Cấp độ 3: Sự cố đặc biệt nghiêm trọng, cần có sự hỗ trợ khẩn cấp của các Phòng ban/Chi nhánh trên cả nước, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám Đốc Khối Du lịch nội địa, Ban Tổng Giám Đốc Công ty.

3.2.2.3. Phát triển các phản hồi rủi ro

Quá trình này đảm bảo rằng các rủi ro được xác định sẽ được giải quyết một cách hợp lý thông qua các quyết định xử lý rủi ro: Giảm nhẹ, chuyển tránh, chia sẻ hoặc chấp nhận để đảm bảo rằng khi rủi ro xảy ra thì các tác động của rủi ro sẽ được giảm thiểu hoặc được loại bỏ.

Cụ thể trong quy trình quản lý sự cố phát sinh của Khối Du lịch nội địa, một số cách thức xử lý rủi ro được đề xuất cụ thể trong quy trình nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý rủi ro cụ thể.


3.2.2.4. Quản lý rủi ro

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những biện pháp cụ thể, ví dụ như:

Cập nhật và phổ biến các quy định mới của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Nghiên cứu, phổ biến những thông tin về các thị trường Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng

Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên;

Mua bảo hiểm;

Cập nhật những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường môi sinh;

Thu thập các khiếu nại và giải quyết

Lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan hệ công chúng…

- Xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm giúp biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Nhìn chung, quy trình quản trị rủi ro mà Khối DLNĐ đang thực hiện chỉ ở mức độ rời rạc và đang tập trung ở khâu xử lý các rủi ro phát sinh, chưa thực hiện theo đúng quy trình một cách khoa học và hiệu quả.


3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi tại Khối Du lịch nội địa


3.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

a) Những ưu điểm:

Khối Du lịch nội địa của Saigontourist nhiều năm liền luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng cao hơn năm trước. Từ năm 2006 – 2016, Khối Du lịch nội địa liên tục nhận giấy khen, bằng khen của Tổng công ty du lịch Saigon, giấy khen, bằng khen của UBND Tp.HCM vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí