Lượng Khách Du Lịch Nội Địa Của Việt Nam Từ 2000 - 2007

không được thoả mãn nhu cầu ở mức cao nhất, và phải tiêu thụ loại hình du lịch không phải loại mình thích nhất. Với việc thị trường du lịch được mở cửa rộng hơn, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ tăng lên, và một kết quả là môi trường tốt khuyến khích các nhà cung cấp đưa ra những loại hình dịch vụ mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Từ đó, lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam gia tăng.

Bảng 5: Lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam từ 2000 - 2007

Đơn vị: triệu lượt


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Khách nội địa

11,2

11,7

13,0

13,5

14,5

16

17,5

19,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 8

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, lượt du khách nội địa tăng đều qua

các năm. Nếu năm 2000, du lịch người Việt Nam đi du lịch chỉ đạt 11,2 triệu lượt thì đến năm 2007, con số đó đã là 19,2 triệu lượt, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong mỗi năm (xem bảng 5).

Lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh qua các năm thể hiện sự cải thiện trong đời sống của người dân. Mức sống cao hơn cho phép người dân chi tiêu nhiều hơn cho du lịch. Không chỉ số lượng mà thu nhập từ khách du lịch nội địa cũng tăng cao. Trước đây người dân Việt Nam thường đi du lịch với quãng đường ngắn, thời gian ít, thậm chí du lịch trong ngày, thêm vào đó họ thường chuẩn bị sẵn những đồ cần thiết như đồ ăn, thức uống... nên việc tiêu thụ các dịch vụ du lịch là rất ít. Nhưng nay thói quen đó đã thay đổi, người Việt Nam có xu hướng đi du lịch dài ngày và chi dùng các dịch vụ du lịch cao cấp. Theo điều tra của Tổng Cục Thống kê, chi tiêu trung bình cho một chuyến đi của khách du lịch nội địa vào khoảng 2 triệu đồng và thời gian chuyến đi trung bình 4 - 5 ngày, cao hơn nhiều so với trước đây, đây là tín hiệu tốt cho kinh doanh du lịch nội địa.

Để phát triển một cách vững chắc, ngành du lịch Việt Nam phải đồng thời phát triển du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Khách du lịch trong nước đang tăng lên về số lượng hàng năm và mở rộng đối với thế giới do điều kiện kinh tế phát triển, sự ổn định chính trị và trình độ dân trí được nâng cao.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch Việt Nam đang ngày một rõ nét. Các dịch vụ du lịch trong nước ngày một phổ biến, chất lượng và đảm bảo mang lại cho khách du lịch Việt Nam sự thoải mái và tiện lợi.

1.4.2. Có thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong cả nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của hòa bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Du lịch tạo ra một loạt các ngành nghề mới làm thay đổi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tại các dân tộc thiểu số. Trong gia đình hạt nhân, việc cày nương chỉ có người chồng đảm nhiệm nên người chồng được đề cao. Nhưng hiện nay, phụ nữ tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch khá đông. Thu nhập của họ khá cao. Phụ nữ tham gia dẫn khách du lịch có mức thu nhập từ 600.000 đồng đến

800.000 đồng/ tháng; phụ nữ tham gia sản xuất thổ cẩm, bán hàng rong cũng thu nhập từ 400.000 đến 600.000 đồng/tháng. Một người phụ nữ tham gia dịch vụ du lịch có thu nhập bằng hoặc hơn cả gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của phụ nữ trong gia đình được nâng cao.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch không chỉ ở những thành phố lớn, những đô thị hiện đại, mà nó còn len lỏi đến tận các bản làng xa xôi, hẻo lánh, những vùng dân tộc ít người. Hội nhập trong du lịch thúc đẩy du lịch tại các vùng kinh tế còn yếu kém; đời sống vật chất người dân còn thiếu thốn, khó khăn; các phong tục, tập quán còn hủ lậu, mê tín chập chững phát triển. Du lịch đem lại cho đồng bào của chúng ta miếng cơm, manh áo, sự ổn định về kinh tế và thậm chí những thay đổi lớn trong thiết chế xã hội, những quan niệm về người phụ nữ, người chủ gia đình. Du lịch đã góp phần hạn chế được sự bất bình đẳng giới.

2. Những ảnh hưởng tiêu cực

2.1. Ở phạm vi quốc gia

2.1.1. Phát triển du lịch một cách thụ động, quá tải có thể dẫn đến mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Khách du lịch mang ngoại tệ vào nước đến, làm tăng ngoại tệ cho nước đó; ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng tại nước có nhiều công dân ra nước ngoài du lịch. Trường hợp đầu cán cân thanh toán sẽ nghiêng về nước đón khách, trường hợp sau Nhà nước phải xuất ra một lượng ngoại tệ lớn để gửi khách.

Bên cạnh đó, lượng khách Việt Nam đi số lượng nước ngoài ngày một tăng. Vào năm 2000, số lượng công dân Việt Nam đi nước ngoài là 230.000 lượt, gấp 10 lần so với năm 1994. Từ năm 2003, số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tiếp tục tăng ở mức khá cao, hàng năm tăng trên 20%. Năm 2007, gần 1.500.000 lượt người Việt đi du lịch nước ngoài. Mức tăng bình quân lượng khách Việt đi du lịch nước ngoài trong giai đoạn 2000-2007 đạt 19,4%. Nguyên nhân chủ yếu cho sự gia tăng trong năm này là đồng tiền các nước lân cận bị “mất giá” so với đồng tiền nước ta. Hơn nữa, các cải cách về thủ tục xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn, cho phép công dân Việt Nam ra nước ngoài qua các cửa khẩu quốc tế đều không thị thực xuất cảnh.

Hiện nay, việc đi lại giữa các nước trở nên thuận tiện, ngày càng có nhiều hãng hàng không giá rẻ, các hãng du lịch ở các nước Đông Nam Á đang đua nhau giảm giá tour...sẽ là những yếu tố góp phần thúc đẩy nhiều người Việt Nam ra nước ngoài du lịch trong thời gian tới. Nhưng đây là một loại hình du lịch quốc tế thụ động, không đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, cho nên vẫn chưa được quan tâm, khuyến khích trong thời gian qua. Hơn nữa, nếu lượng khách du lịch người Việt ra nước ngoài quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng thụ động, ảnh hưởng không tốt đến cán cân thanh toán quốc tế. Vì lí do trên mà một số nước trên thế giới đã dùng các biện pháp ngăn chặn như hạn chế các chuyến du lịch ra nước ngoài của người dân (chẳng hạn như Malaysia quy định mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi lần ra nước ngoài chỉ được mang một lượng nội tệ nhất định).

2.1.2. Gia tăng một số tệ nạn xã hội

Du lịch còn có thế gây ra một số tệ nạn xã hội và tác hại sâu xa trong đời sống tinh thần mỗi dân tộc.

Tại một số điểm du lịch, cơ quan công an đã phát hiện những tệ nạn xã hội như : ma tuý, trộm cắp, xuất hiện các hành vi phi văn hoá như xây dựng chùa, động giả để thu lợi bất chính, các hiện tượng ép khách, ép giá tại các chùa chiền, những hành động xâm hại di tích quốc gia; phụ nữ, trẻ em tham gia hướng dẫn nghiệp dư tạo tâm lí khó chịu cho du khách. Ngoài ra, có những hành vi khó kiểm soát được như : tổ chức các lễ hội truyền thống một cách tuỳ tiện, sử dụng các hình thức biểu diễn dân gian như là một công cụ kinh tế mà không tính đến tính truyền thống và giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc, đặc biệt tại các điểm mật độ khách du lịch cao, những hiện tượng như ăn xin, chèo kéo khách, môi giới mại dâm tại các khách sạn; bán các dịch vụ thiếu chất lượng hoặc với giá quá cao đã làm mất dần hình ảnh đẹp của điểm và để lại hệ quả xấu trong xã hội khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn.

Một số bộ phận xã hội, đặc biệt lớp trẻ luôn chạy theo phong cách lối sống phương Tây, tổ chức làng xã đặc trưng của vùng quê dần bị phá vỡ. Vì vậy, tính truyền thống của nền văn hoá địa phương dần dần bị tha hoá và mất đi bản sắc riêng. Tại một số làng nghề thủ công truyền thốn thay vì đón tiếp khách với tấm lòng hiếu khách thực sự của người dân Việt Nam lại là mục đích kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ du khách. Thiện cảm của du khách dành cho điểm đến giảm xuống rất nhiều dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về số lượng khách quay trở lại.

2.1.3. Phát sinh vấn đề diễn biến hoà bình thông qua du lịch

Ngày nay, khi du lịch phát triển thì việc mở cửa đón tiếp khách quốc tế với tinh thần thân thiện, hiếu khách là điều tất yếu. Các cải cách hành chính trong thủ tục xuất nhập cảnh, gia hạn thời gian lưu trú cho khách du lịch tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, khám phá vùng đất mới bao nhiêu thì đồng thời cũng tạo những kẽ hở cho phần tử phản động du nhập vào nước ta bấy nhiêu. Các thành phần phản cách mạng, khủng bố xâm nhập vào nước ta qua con đường du lịch, đóng giả những vị khách đáng kính để thực hiện hành vi sai trái, gây rối xã hội, ảnh hưởng

đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia và chế độ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang dầy công xây dựng.

Các văn bản phản động kích động nhân dân, chống phá cách mạng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và nhanh chóng đến một số người không được học tập chủ nghĩa Mác - Lênin một cách hệ thống, không nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của lí luận này hoặc không vững vàng về tư tưởng, tỏ ra hoang mang, dao động, giảm niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, vào lí tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Bộ phận nhân dân này sẽ lôi kéo những người khác tham gia chống đối chính phủ, rải truyền đơn, tổ chức hội họp chống phá Nhà nước; ảnh hưởng đến cục diện chính trị, sản xuất và đời sống.

2.2. Đối với ngành du lịch Việt Nam

2.2.1. Bất lợi do những biến động thị trường

Gia nhập nền kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, các tác động của nền kinh tế thế giới cũng nhanh chóng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Những biến động của tỉ giá đồng USD và EUR hay biến động trong giá dầu lửa đang có tác động xấu đến du lịch Việt Nam.

Người đi du lịch đang đắn đo chọn tour vì du lịch nội địa thì tăng giá thêm, tour du lịch châu Âu thì quá đắt do giá EUR đã có lúc leo lên mức kỉ lục 25.000đồng/EUR. Chỉ có tour đi Hoa Kì thì nhẹ hơn do USD đang mất giá so với VND. Các công ty du lịch đang đau đầu vì tình trạng giá cả tăng, đặc biệt là tình trạng tỉ giá tăng giảm thất thường. Các công ty cung cấp tour cho du khách nước ngoài cũng “khóc ròng” vì không thể thuyết phục đối tác chi thêm khoản giá tăng. Không chỉ với các tour đi châu Âu, những tour đi châu Á cũng lấn cấn chuyện giá cả do giá đồng tiền của các nước này cũng tăng mạnh so với USD làm ảnh hưởng đến giá tour. Nhiều công ty kinh doanh nội địa dang gặp khó khăn vì đang bước vào mùa du lịch từ tháng tư đến tháng 7 hàng năm. Khách hàng thường là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp... Tuy nhiên do tình hình làm ăn khó khăn hơn trước nên nhiều kế hoạch du lịch trong dịp hè đã tạm gác. Biến động của tỉ giá tác động đến cầu du lịch của du khách. Đây là ảnh hưởng tiêu cực khi hội nhập mà du lịch Việt Nam phải chấp nhận.

Hơn nữa, ngành du lịch chưa bao giờ lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay, bởi giá phòng, vận chuyển, dịch vụ tăng chóng mặt, trong khi giá tour khó có thể tăng giá theo thị trường. Sau khi Bộ Tài chính cho phép từ ngày 24/1 tăng giá vé máy bay từ 1,5 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng với các tuyến bay nội địa khiến cho ngành du lịch trong nước lại phải đối mặt với chuyện tăng giá. Chưa kịp khắc phục khó khăn này thì khó khăn khác đã xuất hiện, các công ty du lịch phải đối mặt với chuyện xăng dầu và phòng khách sạn tăng giá. Từ đầu năm 2008, giá phòng khách sạn cao cấp tăng vọt, có nơi tới 50-70%. Giá phòng trung bình tại Sofitel Plaza Hà Nội tăng từ 90USD lên 160USD, Bảo Sơn từ 70USD lên 100USD, Nikko Hà Nội tăng từ 130USD lên 170USD, Sofitel Đà Lạt từ 120USD lên 210USD. lí giải chuyện tăng giá mạnh do lượng khách đến Việt Nam tăng đột biến khiến cung câu chênh lệch. Ngoài ra, các chi phí như xăng dầu, điện nước, nhân công cũng tăng khiến giá phòng tăng theo. Việc giá phòng, cước vận chuyển và các dịch vụ khác tăng giá khiến các công ty du lịch phải tăng giá tour tới 30%. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực cạnh tranh về giá của du lịch Việt Nam.

Các công ty du lịch cho biết gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục doanh nghiệp mua tour cho nhân viên công ty đi nghỉ do doanh nghiệp đang đánh vật với những khó khăn do chi phí sản xuất tăng, xuất khẩu lời ít hơn trước. Theo Phòng du lịch nội địa Công ty du lịch Saigontourist cho biết nhiều tour đã lên chương trình hoàn chỉnh với đối tác từ tháng 2/2008, nhưng đến nay một số doanh nghiệp thông báo huỷ bỏ. Chi phí vận chuyển dưới tác động của giá xăng leo thang đã tăng 20% so với cùng kì năm ngoái.

2.2.2. Nhân lực du lịch không theo kịp hội nhập

Đứng trước yêu cầu của hội nhập, nguồn nhân lực ngành du lịch vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ chuyên môn đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Vấn đề nguồn nhân lực cho ngành du lịch vừa được đưa ra bàn định với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, công ty liên quan.

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đại học tốt nghiệp hàng năm ngày càng tăng. Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch cũng vậy. Lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, bậc đại học trong các doanh

nghiệp cũng đa dạng, song chiếm tỉ lệ không cao. Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng đang là thách thức đối với ngành du lịch trước yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Hiện cả nước có 1.035.000 người làm việc trong ngành du lịch, chỉ có khoảng 20% trong số này qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên, trong đó có bằng đại học đúng ngành nghề chỉ chiếm 3,11%.

Hiện nay, hầu hết các khách sạn cao cấp như Dewoo, Melia, Fortuna... đều vấp phải một khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là nhân viên giỏi tiếng Anh. Hiện hầu hết các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch của các trường đại học khi được nhận vào làm tại các khách sạn vẫn phải qua một khoá đào tạo ngắn hạn của khách sạn. Theo thống kê, chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức... số hướng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số trên 5.000 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ.

Một số lượng lớn nhân viên thị trường làm việc phụ thuộc vào thông tin và kinh nghiệm của một số ít người trong doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường nhưng thiếu năng động trong công tác khai thác thị trường. Nhiều cán bộ điều hành thiếu thông tin cập nhật về các dịch vụ du lịch tại các địa phương, thiếu thông tin về tuyến điểm và ít tạo được mối liên hệ mật thiết với các cơ sở dịch vụ này nên hiệu quả làm việc bị hạn chế.

Trên thực tế, thói quen hợp tác và làm việc theo nhóm tại các công ty du lịch Việt Nam còn yếu. Việc liên kết giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng ổn thoả. Có nhiều lí do như phân công công việc không rõ ràng, do nhu cầu tự thể hiện minh của một số cá nhân trong tập thể và cả lí do kinh tế đã làm giảm sự gắn kết giữa các cá nhân hoặc giữa các bộ phận trong kinh doanh.

Các nhà quản lí doanh nghiệp du lịch luôn trong tâm trạng e ngại khả năng chảy máu chất xám. Do vậy, nhiều nhà quản lí ít khi tạo điều kiện hoặc đầu tư đồng đều cho mọi nhân viên phát triển khả năng của mình. Đa số doanh nghiệp du lịch đều chỉ khai thác đóng góp của các cá nhân người lao động, chưa chú trọng đến công tác đào tạo họ. Hiện tượng chảy máu chất xám trước đã diễn ra thì nay, lại

càng phổ biến khi các doanh nghiệp du lịch nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, chính sách đãi ngộ nhân viên tốt đang lôi kéo nhân lực giỏi nghiệp vụ của Việt Nam.

Khả năng đáp ứng nhân lực cho hoạt động lữ hành quốc tế cũng góp phần làm tăng hoặc giảm chất lượng làm việc của nguồn nhân lực, dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực này. Trong những năm gần đây, một số thị trường inbound của Việt Nam như khách Hàn Quốc, Nhật Bản và cả khách Thái Lan có biểu hiện phát triển “nóng”, nhưng chúng ta không chuẩn bị đủ nguồn nhân lực làm thị trường và dịch vụ là hướng dẫn viên các thứ tiếng đó.

Sức ép cạnh tranh nguồn nhân lực gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các tập đoàn du lịch nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Các công ty mới hình thành tìm mọi cách thu hút nhân lực có kinh nghiệm từ các công ty khác, gây xáo trộn không nhỏ tới tính ổn định nhân lực trong các doanh nghiệp. Từ thực tế trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam là chưa chuyên nghiệp do tỉ lệ đào tạo có bài bản chưa cao, thiếu cập nhập thông tin thị trường nên hiệu quả làm viẹc bị hạn chế, phương pháp làm viẹc của số đông lao động còn thụ động, thiếu động lực làm việc một cách mạnh mẽ, năng động và sáng tạo, thiếu thói quen hợp tác và làm việc theo nhóm; môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chưa thuận lợi; nguồn nhân lực luôn trong tình trạng có nguy cơ bị xáo trộn. Từ những đặc điểm này cho thấy những hạn chế cơ bản của nguồn nhân lực phát huy tác dụng chưa thuận lợi, dẫn đến việc giảm sút năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước.

2.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam

2.3.1. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

Theo các doanh nghiệp lữ hành nội địa, việc Việt Nam gia nhập WTO là hình thức quảng bá tự nhiên, hiệu quả, giúp khách nươc ngoài chủ động tìm đến và không phải vất vả tìm kiếm thị trường như trước. Tuy nhiên, họ sẽ chấp nhận cạnh tranh sinh tử với các đại gia quốc tế.

Theo ông Peter A.Semone, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 87 về chỉ số cạnh tranh du lịch trong 124

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí