Cơ Cấu Nguồn Tham Khảo Để Quyết Định Đi Du Lịch Của Khách Nội Địa


2.2.1.2. Về cơ cấu khách du lịch nội địa

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch của khách nội địa

Đơn vị tính: %


Đối tượng tham khảo thông tin

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Bạn bè, người thân

39,64

40,57

44,42

Công ty du lịch

9,91

12,42

13,45

Sách, báo, tạp chí

10,04

12,34

13,17

Ti vi

1,64

1,58

1,42

Internet

23,75

24,33

24,6

Nguồn khác

15,02

8,76

2,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận - 8

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2015-2017

Ở đây ta thấy bạn bè, người thân bao giờ cũng là yếu tố tham khảo hàng đầu, thứ hai là các công ty du lịch cũng góp phần quảng bá các địa phương mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt phương tiện Internet truyền bá của tỉnh cũng phát huy rõ nét từ 23,75% năm 2015 vươn lên 24,6% năm 2017 (đối với khách du lịch nội địa). Tuy nhiên mức độ này vẫn còn khiêm tốn, đòi hỏi cần phải mở rộng thêm kênh thông tin này như cập nhật đều về quảng bá du lịch trên website của tỉnh và các trang quảng bá khác. Ngược lại nguồn tivi giảm xuống từ 1,64% năm 2015 xuống còn 1,42% năm 2017 (đối với khách nội địa) cho thấy đưa tin trên đài truyền hình của quốc gia phủ sóng toàn quốc còn thiếu liều lượng.

Về cơ cấu số lần du khách nội địa đã đến Bình Thuận thì tỷ lệ đến lần thứ hai và lần thứ ba năm sau có cao hơn năm trước, thể hiện du lịch Bình Thuận mặc dù hình thành và phát triển khá mới mẻ so với một số tỉnh lân cận có truyền thống du lịch lâu đời nhưng sự thu hút du khách không kém, nhiều du khách đã quay trở lại ngày càng nhiều hơn. Số lần khách đến lần thứ hai: năm 2015 chiếm 30,37% thì năm 2017 nâng lên chiếm 36,8%; Số lần khách đến lần thứ ba: năm 2015 chiếm 26,94% thì năm 2017 nâng lên chiếm 31,2%.


Bảng 2.4: Cơ cấu số lần khách du lịch nội địa đến Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: %


Số lần khách đến

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Lần 1

42,69

29,25

32,00

Lần 2

30,37

37,00

36,80

Lần thứ 3 trở lên

26,94

33,75

31,20

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận, 2015-2017

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2015 theo mục đích chuyến đi ở mức cao chủ yếu khách đi du lịch kết hợp với thương mại (873 triệu đồng) và khách đi du lịch kết hợp với thông tin báo chí (819 triệu đồng) còn mục đích du lịch nghỉ ngơi thì ở mức bình thường (trên 530 nghìn đồng). Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2015 theo nghề nghiệp của khách ở mức cao tập trung vào các nhà doanh nghiệp (chi tiêu bình quân 886 triệu đồng), còn ở mức thấp như học sinh, sinh viên (chi tiêu dưới mức 400 nghìn đồng).

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2015 theo độ tuổi, các nhóm tuổi từ 35 đến 54 chi tiêu khá cao so với các nhóm tuổi khác: Từ 35 đến 44 tuổi chi tiêu bình quân 816 nghìn đồng; Từ 45 đến 54 tuổi chi tiêu bình quân 783 nghìn đồng. Các nhóm tuổi còn lại thấp hơn, thấp nhất là 15 – 24 tuổi chi tiêu bình quân 545 nghìn đồng; Từ 25 đến 34 tuổi chi tiêu bình quân 630 nghìn đồng; Từ 55 đến 64 tuổi chi tiêu bình quân và trên 64 tuổi chi tiêu bình quân dưới mức 500 nghìn đồng.


Bảng 2.5: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch nội địa tại Bình Thuận giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: %


Loại chi phí

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng số

100,00

100,00

100,00

Tiền thuê phòng

31,50

33,58

35,09

Tiền ăn uống

28,10

25,74

29,17

Tiền đi lại

14,40

12,16

11,43

Chi phí tham quan

4,00

5,07

6,57

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

10,90

12,9

11,83

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

3,30

3,02

2,37

Chi phí y tế

0,96

0,77

0,39

Chi khác

6,84

6,76

3,15

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, 2015-2017

Cơ cấu mức chi tiêu bình quân của một ngày của du khách chủ yếu là tiền thuê phòng và ăn uống, thấp hơn một chút là tiền đi lại và mua hàng hóa, quà lưu niệm. Tiền thuê phòng chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2017 chiếm tỷ lệ 35,09%) cho thấy hiện nay phần lớn du khách vẫn giải quyết nguồn tiền du lịch tập trung cho ở, mặt khác các tiện nghi phòng nghỉ được trang bị ngày càng tốt hơn nên mức chi tiêu cao hơn. Tiền đi lại, vận chuyển là một trong những chi tiêu không thể thiếu trong nguồn chi tiêu của du khách, hiện nay có giảm xuống so với năm 2015 (giảm 2,97%), phương tiện đi lại ngày càng nhiều hơn nhất là phương tiện cộng đồng như xe buýt đã xuất hiện trên nhiều tuyến đi của tỉnh Bình Thuận tạo điều kiện giảm chi tiêu tiền đi lại, vận chuyển nhất là hợp với túi tiền của du khách thu nhập thấp. Các chi tiêu khác như chi mua hàng hoá, quà lưu niệm có lúc lên, lúc xuống (cao nhất nhất năm 2016 chiếm tỷ lệ 12,9%), chi tiêu dịch vụ văn hoá, thể thao giữ mức ổn định trong các năm qua (chiếm tỷ lệ khoảng 2,89%). Tuy nhiên nhìn chung các khoản chi về mua hàng hoá, chi phí dịch vụ tham quan, văn hóa, thể thao không cao, điều này cũng phải xem lại sản phẩm du lịch phục vụ và cần phải đưa vấn đề


nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của du khách.

Thời gian gần đây, ý tưởng về các khu chợ đêm hay tuyến phố đi bộ mua sắm ở Hàm Tiến – Phan Thiết do một công ty tư nhân đề xuất là khá kịp thời (mặc dù vốn không còn xa lạ với một số nước Đông Nam Á nhất là Singapore và Thái Lan). Bên cạnh chợ Phan Thiết và siêu thị Co.opMart, hình thức mua sắm này hứa hẹn sẽ thu hút du khách chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, cần phải tránh việc chèo kéo, “chặt chém” giá cả với khách du lịch.

2.2.1.3. Số lượng khách du lịch nội địa lưu trú tại tỉnh Bình Thuận Bảng 2.6: Số lượng khách và ngày lưu trú tại tỉnh Bình Thuận

Số khách (Lượt)

2015

2016

2017

Lữ hành

65.705

42.049

108.215

Khách sạn

191.488

113.863

317.280

Số khách (ngày)

2015

2016

2017

Lữ hành

265.063

174.006

449.705

Khách sạn

252.737

175.5473

588.750

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, 2015-2017

Qua các số liệu trên (Bảng 2.6), cho thấy rằng số lượt khách đến tỉnh Bình Thuận tham quan biến động khá rõ rệt và thậm chí còn giảm sút (2016) với số lượt khách 42.049 so với năm trước đó (2015) 65.705 do một số nguyên nhân khách quan, nhưng nhìn chung số lượt khách khách đến và lưu lại khách sạn tăng trưởng theo từng năm. Năm 2015 khách sạn đón 191.488 lượt tăng lên 317.280 lượt năm 2017 gần 1,66 lần tương ứng với số ngày khách lưu trú cũng tăng lên từ 252.737 (ngày) năm 2015 đến 588.750 ngày năm 2017. Có được kết quả như trên là nhờ sự phát triển của tổng thể các hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Bình Thuận trong những năm qua.

2.2.2. Sản phẩm du lịch

Cả tỉnh chưa có sản phẩm du lịch đặc thù để tạo nên sự khác biệt so với các vùng, miền khác trong cả nước. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp


dẫn của điểm đến du lịch Bình Thuận, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận trong tương lai. Hiện nay, các địa phương phụ cận, đặc biệt là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã và đang phát huy lợi thế về sản phẩm du lịch là di sản văn hoá thế giới để hấp dẫn khách du lịch đến khu vực miền Trung.

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thu hút khách đến với các khu du lịch và điểm tham quan. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, Bình Thuận đang hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với thành phố.

Để biến tiềm năng thành lợi thế, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã không ngừng đa dạng hóa về nội dung các sự kiện du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo mọi điều kiện để du khách được tận hưởng khoảng thời gian nghỉ dưỡng tại thành phố.

Tiềm năng của du lịch Bình Thuận không chỉ riêng về biển, mà còn nhiều sản phẩm không kém phần hấp dẫn, đó là du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch MICE (Meeting: hội họp; Incentive: khen thưởng; Conference: hội nghị, hội thảo; Event, Exibition: sự kiện triển lãm).

- Du lịch biển:

Tiềm năng du lịch nổi trội của Bình Thuận là du lịch biển, với những khu du lịch sinh thái, nhiều khu nghỉ dưỡng rất sang trọng. Bên cạnh đó, biển Bình Thuận có độ sóng nhỏ, nước êm và trong xanh bốn mùa. Độ mặn của nước biển vào khoảng 60 rất thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven biển và dưới biển phong phú. Hiện nay, sản phẩm du lịch biển đã và đang đầu tư phát triển. Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn song các khu resort và các khách sạn có đẳng cấp quốc tế đã và đang được xây dựng tại tỉnh Bình Thuận. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cũng đã được nâng lên góp phần tạo nên hệ thống sản phẩm du lịch biển đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp của du khách.


Tuy nhiên hiện nay tiềm năng du lịch biển Bình Thuận chưa được khai thác phù hợp để đủ sức thu hút khách du lịch. Vấn đề làm cản trở sức hấp dẫn của du lịch biển Bình Thuận đã được không ít du khách cho rằng: các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá nghèo nàn; đồng thời với chất lượng giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch biển còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch; của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch. Cùng với đó là tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, khu du lịch biển gây nhiều phiền nhiễu cho du khách đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch biển Bình Thuận.

- Du lịch nghỉ dưỡng:

Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp (casino ở Phan Thiết, Phú Quý), thể thao cao cấp (du thuyền, sân golf).

Phát triển các khu du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng kết hợp dịch vụ spa cao cấp, mua sắm mỹ phẩm chiết xuất từ thảo mộc, bùn khoáng, nước khoáng, tạo nét đặc trưng riêng (Bưng Thị, Vĩnh Hảo).

- Phát triển du lịch sinh thái rừng - biển - đảo:

Phát triển du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên (Núi Ông, Tà Cú), khu bảo tồn biển, đa dạng sinh học (Phú Quý, Cù Lao Câu); du lịch khám phá những hồ, thác đẹp nổi tiếng của Bình Thuận (Thác Bà, Hàm Thuận Đa My).

Dịch vụ lặn biển, khám phá đại dương.

- Phát triển du lịch thể thao: khai thác thế mạnh thể thao biển - núi; thể thao trên cát, trên hồ; thể thao mạo hiểm, săn bắn.

Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế. Mũi Né trở thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nước đồng thời nằm trong hệ thống các địa điểm thi đấu hàng năm của Hiệp hội Lướt ván buồm thế giới PWA.

- Phát triển mạnh du lịch MICE kết hợp mua sắm, ẩm thực:


Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế tổ chức tại Bình Thuận, đặc biệt là phục vụ tổ chức các sự kiện hàng năm của các doanh nghiệp nước ngoài ở khu vực phía Nam.

Khai thác văn hóa ẩm thực địa phương gắn với những đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận như: mực một nắng, bánh hỏi, bánh xèo, gỏi cá mai, dông, thanh long… tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt. Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm quy mô lớn gắn với hệ thống các cửa hàng bán hàng đặc sản của địa phương như thanh long, tảo, nước mắm Phan Thiết…

- Du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội:

Các ngày lễ lớn trong năm, nhất là các lễ hội truyền thống của địa phương đã được tổ chức thực hiện với qui mô lớn hơn, nâng lên một tầm cao hơn, thông qua đó kết hợp giới thiệu, quảng bá các mặt hàng sản xuất kinh doanh của địa phương, các dịch vụ du lịch. Không bỏ lỡ cơ hội, các chương trình lễ hội, các hội chợ đều tổ chức các khu ẩm thực nhằm giới thiệu hương vị đậm đà của những món ăn miền biển được người dân bản xứ chế biến một cách tinh tế từ sản vật thiên nhiên của tỉnh Bình Thuận. Đây là những nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi, mong muốn cho du lịch Bình Thuận phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn. Một số lễ hội chính thường được tổ chức hàng năm như sau:

Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết: Theo truyền thống lễ hội tổ chức vào ngày 16 đến 20 tháng 7 âm lịch, đậm đà màu sắc Trung Hoa. Người dân Phan Thiết và ước tính gần 5 vạn du khách đổ về hưởng một ngày lễ hội đông vui, nhiều ý nghĩa.

Lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang: hàng năm vào tháng giêng âm lịch với ý nghĩa làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành. Lễ hội được tổ chức tại tháp Chàm Pô-Sha-Nư tọa lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông Hoàng" (gắn liền với tên tuổi của danh nhân Hàn Mặc Tử), cách thành phố Phan Thiết 6 km về phía đông


bắc.

Lễ hội Katê: tổ chức vào tháng 7 âm lịch, nằm trên đỉnh đồi cát thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 60 km về phía bắc. Ðền thờ được xây dựng để thờ vua Chăm Pôklông - Mơh Nai, một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc Chămpa.

Lễ hội Cầu ngư: là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân, còn gọi là lễ Hạ Nghệ, hay lễ xuống nghề, ra khơi đánh bắt cá đầu mùa. Ngư dân các vạn chài tổ chức tế thần Nam Hải, cầu biển yên sóng lặng, mùa vụ bội thu. Lễ hội Cầu ngư ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức hàng năm vào ngày 20/4 âm lịch.

Lễ hội dinh Thầy Thím: tổ chức vào 14 - 16/9 âm lịch thuộc xã Tân Hải, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Có ý nghĩa suy tôn Thầy và Thím, hai vợ chồng có công chữa bệnh cho dân nghèo.

Lễ hội rước đèn Trung thu vào đêm rằm tháng 8: hàng ngàn lồng đèn đua nhau toả sáng rực rỡ trong màn đêm đó cũng là lễ hội lớn hoành tráng và được xem là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam (đã được đưa vào Guinness Việt Nam).

Lễ hội Đua thuyền được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 2 tết âm lịch, nhằm tạo không khí vui tươi hòa cùng không khí ngày tết và giúp ta không quên bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.

Ngày nay, bên cạnh các lễ hội truyền thống, Bình Thuận cũng mở nhiều lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán, Quốc khánh 2/9, các đại hội, hội diễn thể thao, văn hóa với đủ các hoạt động, các sắc màu văn hóa của người Việt, người Chăm cùng các hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, tất cả đều có đủ sức thu hút du khách bốn phương đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Theo Cục thống kê của tỉnh Bình Thuận, trong các loại hình du lịch đã và đang hoạt động thì loại hình du lịch biển đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại hình du lịch khác. Cụ thể về doanh thu du lịch biển: Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trung bình giai đoạn 2015 - 2020 là 19-19,5%/năm, đặc biệt là năm 2015 trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so doanh thu từ các hoạt động lữ hành đạt 7.500 tỷ đồng. Trong giai đoạn này,

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí