Đánh Giá Của Du Khách Nội Địa Về Các Yếu Tố Hấp Dẫn Trên Lịch Trình Tham Quan


thích không khí trong lành và tĩnh lặng của sông Sài Gòn, anh cảm thấy an lạc khi đi bộ vào làng của người dân, được thăm vườn cây trái và thưởng thức món ăn dân dã. Một nét đặc trưng rất Việt Nam mà ở Ấn Độ không có. Tuy nhiên, anh có một chút lo lắng khi lên xuống ca nô và mong muốn được kết hợp đưa vào lịch trình tham quan của du khách Ấn Độ.

Anh Nguyễn Quốc Khánh, một hành khách trên du thuyền Elisa cho biết: Anh là người sinh ra ở Sài Gòn vốn nghĩ rằng mình đã quá hiểu về Sài Gòn đến từng ngõ ngách, nhưng đến khi anh cùng gia đình dùng bữa tối trên du thuyền anh mới phát hiện Thành phố Hồ Chí Minh về đêm thật quyến rũ, sông Sài Gòn thật yên bình và mát mẻ. Anh thấy yêu Sài Gòn nhiều hơn nữa. Anh nói rằng sẽ quay lại nhiều lần cùng với đối tác, bạn bè và người thân.

Cô Ana, một Việt kiều Mỹ tham gia tour du lịch đường sông Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè cho biết: So với thời gian cô còn ở Việt Nam, giờ đây kênh Nhiêu Lộc đã khoát lên mình chiếc áo mới, cảnh quan hai bên bờ kênh đẹp hơn, nguồn nước không còn đen mịt như trước. Cô thương hình ảnh người chèo thuyền và thương cả kênh Nhiêu Lộc khi hoàng hôn xuống.

Có thể thấy, tình cảm của du khách dành cho du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng nhiều. Thế nhưng vì đâu đến nay du lịch đường sông vẫn còn tìm ẩn dù đã đi vào khai thác khá lâu. Và hiện nay cũng chưa có số liệu thống kê về lượng khách và doanh thu của du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả còn là một bài giải lớn. Những nhận định dưới đây được đưa ra dựa trên khảo sát, điều tra của tác giả về khách du lịch, một số đơn vị tham gia khai thác du lịch đường sông và những ý kiến của những chuyên gia trong ngành.


12.9%

Cảnh quan thiên nhiên

25.5%

61.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nét mới lạ, văn hóa độc đáo

Các điểm tham quan trên lịch trình

Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 7

Hình 2.2. Đánh giá của du khách nội địa về các yếu tố hấp dẫn trên lịch trình tham quan

(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát vào tháng 7/2017)



18.6%

27.9%

Điểm đến

Chất lượng dịch vụ

24.4%

Các hoạt động về đêm

Tour đường sông

29.1%

Hình 2.3. Đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn trên lịch trình tham quan

(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát vào tháng 7/2017)


2.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch đường sông


Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn nhất cả nước, nguồn nhân lực du lịch TP chiếm khoảng 17% tổng nguồn nhân lực du lịch của cả nước.

Đơn vị tính: Người


50000

40000

30000

20000

10000

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lữ hành Khách sạn Khác

Hình 2.4. Lao động trực tiếp trong du lịch tại TP. HCM giai đoạn 2010-2016

(Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 156 cơ sở tham gia đào tạo du lịch ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và đào tạo ngắn hạn. Những năm gần đây, một số cơ sở đào tạo đã mở mã ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đào tạo trình độ Thạc sỹ. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở quá thiên về trang bị lý thuyết, kỹ năng mà không quan tâm đến trau dồi kiến thức nền, do đó chỉ tạo đội ngũ “thợ” chứ không thể tạo ra những người quản lý giỏi. Ngược lại, có cơ sở tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên yếu kém.”

Theo khảo sát của học viên, trong 302 phiểu điều tra thu về có đến 218 phiếu chiếm 72.2% đánh giá thái độ nhân viên phục vụ thân thiện, trong khi yếu tố chuyên nghiệp chỉ có 62 phiếu chiếm 20.5%. Qua dó cho thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cần cải thiện, đặc biệt là trong ngành dịch vụ du lịch.


3.3%

4%

20.5%

72.2%

Thân thiện Chuyên nghiệp Thiếu thân thiện

Chưa chuyên nghiệp


Hình 2.5. Thống kê đánh giá về đội ngũ phục vụ du lịch trên các tuyến du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát vào tháng 7/2017)


Theo kết quả khảo sát về nhu cầu nhân lực trong năm 2013 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (Falmi), trong số 12 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao hàng năm tại thành phố thì nhóm ngành có du lịch đang đứng vị trí thứ 2 (19,92%) (Bảng 2.9). Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch nói chung, HDVDL nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trên. Hy vọng rằng trong tương lai ngành Du lịch Thành phố sẽ có chương trình đào tạo riêng cho nguồn nhân lực phục vụ du lịch đường sông.

2.2.6. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2014, ngành Du lịch TP. HCM đã tham gia Singapore Yacht Show 2014 để quảng bá cho du lịch đường sông. Đây là cơ hội tốt các doanh nghiệp và cơ quan xúc tiến du lịch TP. HCM thiết lập mối quan hệ với đối tác và giới thiệu về du lịch

đường sông và từng bước hoàn thiện sản phẩm du lịch này.

Năm 2016, Du lịch TP. HCM đã xây dựng chương trình hoạt động xúc tiến đa mục tiêu cụ thể là kết hợp giữa đầu tư – thương mại – du lịch nhằm tăng quy mô, tạo ấn tượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong hoạt động xúc tiến.


Về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, TP. HCM xây dựng kế hoạch tổ chức các chiến dịch truyền thông tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cộng động về phát triển du lịch, trong đó chú trọng các hình thức mới và mang lại hiệu quả như truyền thông qua các mạng xã hội; nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các đài phát thanh, truyền hình địa phương; tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin du lịch như Tổng đài thông tin du lịch 1087, cổng thông tin điện tử du lịch và trạm thông tin du lịch Thành phố.

Về hoạt động xúc tiến du lịch, TP. HCM tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa, trong đó chú trọng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch Thành phố, đặc biệt là đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các sự kiện du lịch nổi bật mang tính định kỳ tại Thành phố; phối hợp với Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động quảng bá, phát động thị trường tại các khu vực trọng điểm và tiềm năng; tham gia các hoạt động của Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO),.... (Nguồn: Phạm Phương, 2015).


36.1%

Internet

Báo, tạp chí du lịch

50,7

Bạn bè giới thiệu

13.2%

Hình 2.6. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách nội địa

(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát vào tháng 7/2017)


25.6%

5.8%

68.6%

Internet

Tạp chí du lịch Bạn bè giới thiệu

Hình 2.7. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách quốc tế

(Nguồn: Tác giả luận văn khảo sát 86 khách vào tháng 7/2017)


Trong 302 phiếu khảo sát thu về có 153 phiếu cho biết du khách biết thông tin du lịch đường sông qua internet chiếm 50.7%, qua báo, tạp chí có 40 phiếu chiếm 13.2% và qua bạn bè giới thiệu có 109 phiếu chiếm 36.1%. Đối với khách quốc tế, internet lại là phương tiện thông tin thiết yếu chiếm 68.6% tỏng 86 phiếu điểu tra. Kết quả cho thấy quảng cáo trực tuyến đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Là kênh thông tin tốc độ và dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hiệu quả nhất hiện nay.

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Những thành công và nguyên nhân

2.3.1.1. Những thành công

Du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh từ khi đưa vào khai thác đã được sự quan tâm nhất định của du khách, góp phần phong phú thêm cho sản phẩm du lịch Thành phố. Một số tuyến vẫn đang được duy trì khai thác như tuyến Sài Gòn

- Củ Chi, tuyến Thị Nghè - Kênh Nhiêu Lộc, nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn,...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia khai thác, đầu tư tàu thuyền, các đơn vị lữ hành đã đẩy mạnh quảng bá, truyền thông sản phẩm du lịch đường sông đến du khách.


2.3.1.2. Nguyên nhân

Là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, TP. HCM có sân bay quốc tế, cảng biển lớn rất thuận lợi để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt là du khách kết hợp công tác, có nhu cầu tham quan ngắn ngày.

Thành phố Hồ Chí Minh vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu ôn hòa, hiếm khi có những trận thiên tai và hệ thống sông ngồi kênh rạch chằn chịt chảy qua các quận trung tâm của thành phố thuận lợi để phát triển du lịch đường sông.

Trong bối cảnh ngành Du lịch thành phố đang cần có một bức phá về sản phẩm du lịch, du lịch đường sông TP. HCM được cả Thành phố, doanh nghiệp du lịch và người dân địa phương quan tâm cùng chung tay kiến tạo, đầu tư và chỉnh trang nhằm đưa du lịch đường sông sớm trở thành sản phẩm chủ lực của ngành Du lịch thành phố.

Dự kiến tháng 9/2017 bến cảng Bạch Đằng quận 1 sẽ được khai thác lại, thuận tiện hơn trong việc đón, trả khách tại trung tâm. Đây cũng là cơ hội để du lịch đường sông thu hút khách vãng lai và quảng bá cho du lịch đường sông TP. HCM. Bên cạnh đó, xe buýt đường sông ra đời hy vọng góp phần giảm thiểu giá tour, tạo hình ảnh mới cho giao thông đường thủy và cải thiện phần nào cho hiện trạng du lịch đường sông TP. HCM hiện nay.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Thành phố và các đơn vị tham gia khai thác tuyến du lịch đường sông vốn đã đặt nhiều kỳ vọng cho sản phẩm mới này, tuy nhiên khi vận hành kết quả chưa được như mong đợi và sản phẩm chưa được như mong đợi của du khách trong và ngoài nước.

Đối với du khách, qua khảo sát của tác giả, đa số du khách trước khi tham gia du lịch đường sông đều nghĩ đến hình ảnh mĩ miều, lãng mạn khi du ngoạn trên thuyền giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp. Nhưng điều ấy vội tắt khi nguồn nước bốc mùi, rác trôi bồng bềnh trên sông. Suốt hành trình du khách chỉ ngồi chịu nắng quan


sát cảnh quan hai bên bờ gần như giống nhau trên suốt tuyến mà không có có một công trình hay hoạt động nào có vai trò tạo điểm nhấn đặc biệt thu hút. Các bến tàu không có bãi gửi xe, không có nhà chờ, không có nhà vệ sinh dành cho du khách. Có thể nói, sản phẩm du lịch đường sông hiện tại còn khá thô sơ, đơn điệu rất khó khiến du khách đã tham gia quay lại lần nữa.

Chưa có chính sách khuyến khích và thu hút người dân địa phương cùng tham gia hoạt động du lịch đường sông nên sản phẩm còn nghèo nàn, chưa có cửa hàng lưu niệm, chưa có những hoạt động cộng hưởng. Du khách chỉ đơn thuần chi trả chi phí tàu thuyền mà không có cơ hội chi tiêu cho những hoạt động khác khiến cho doanh thu hạn chế.

Các đơn vị tham gia khai thác tuyến đường sông cũng gặp không ít khó khăn khi vận hành như các đơn vị chưa được phép đầu tư đồng bộ gây ra tình trạng cơ sở vật chất tại các bến còn nghèo nàn. Bắt buộc phải sử dụng tàu thuyền nhỏ số lượng khách hạn chế trên mỗi thuyền để vận chuyển cho phù hợp với độ tĩnh không thấp của các cây cầu nên chi phí cao, giá thành chưa cạnh tranh khó thu hút du khách, đặc biệt là du khách trong nước. Tại các bến tàu cũng chưa có bãi xe cho du khách, các xe chỉ được dừng khoảng 5 phút gây khó khăn trong việc đưa đón khách, nhất là đối với các đoàn có số lượng khách lớn.

Vì những lý do trên, dù mới đưa vào vận hành nhưng các tuyến du lịch đường sông hiện rất vắng khách. Theo khảo sát của tác giả luận văn, có những ngày đơn vị khai thác tuyến nội đô Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không đón được khách nào, những ngày khác chỉ có lác đác vài khách. Đối với tuyến Sài Gòn - Củ Chi vẫn còn có khách quan tâm nhưng chưa nhiều như kỳ vọng. Do độ tĩnh không của cầu Bình Lợi thấp nên chỉ có ca nô nhỏ lưu thông, vì thế giá thành khá cao, chưa thu hút được khách trong nước tham gia.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, quảng bá còn hạn chế. Đa số khách biết đến du lịch đường sông đều nhờ các đơn vị lữ hành thông tin, ngay cả người dân địa phương đến khi khai trương đưa vào hoạt động họ mới biết. Điều này làm mất đi lượng lớn khách quốc tế, những người có thói quen tìm hiểu và lên lịch tham quan

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí