Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Bằng Lang đến năm 2017 28

Bảng 3.2: Cơ cấu phát triển kinh tế xã Bằng Lang năm 2015 – 2017 30

Bảng 3.3: Tốc độ phát triển kinh tế xã Bằng Lang năm 2015 – 2017 31

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Bằng Lang năm 2015 – 2017 31

Bảng 3.5: Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã Bằng Lang năm 2015 – 2017 32

Bảng 3.6: Biểu tổng hợp diện tích rừng của xã Bằng Lang năm 2015 - 2017 32

Bảng 3.7: Tình hình dân số và lao động của xã Bằng Lang từ năm 2015-2017 33

Bảng 3.8: Hệ thống các loại đường giao thông xã Bằng Lang năm 2015-2017 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Bảng 3.9: Cơ sở hạ tầng ngành y tế xã Bằng Lang 34

Bảng 3.10: Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục xã Bằng Lang 35

Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 2

Bảng 3.11: Tình hình thực hiện các tiêu chí NTM của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang theo Quyết định số 592/QĐ- UBND ngày 11/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang 37

Bảng 3.12: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ở xã Bằng Lang qua 3 năm (2015- 2017) 41

Bảng 3.13: Một số thông tin cơ bản của 03 thôn điều tra 42

Bảng 3.14: Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2017 44

Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của các hộ Nông dân được điều tra 45

Bảng 3.16: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Bằng Lang và 3 thôn điều tra 46

Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động có việc làm theo ngành nghề tại thôn điều tra 47

Bảng 3.18: Tổng hợp các loại hình hợp tác 49

Bảng 3.19: Đánh giá của hộ nông dân về hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương 51

Bảng 3.20: Người dân đánh giá về chất lượng lãnh đạo của Cán bộ cấp thôn, xã ...54 Bảng 3.21: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ nông dân

được điều tra năm 2017 55

Bảng 3.22: Bảng đánh giá của các hộ dân về các Chương trình, dự án, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư 57

Bảng 3.23: Phân tích ma trận SWOT của xã Bằng Lang 58


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Kết cấu lao động 03 thôn điều tra 48

Hình 3.2: Đánh giá của hộ nông dân về hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương 52


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm trên 70% dân số cả nước. Chính vì vậy nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia, phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa là một yêu cầu cũng như thách thức trong quá trình phát triển. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này, ngày 05 tháng 8 năm 2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn. Mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2020: “…Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn…”

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, với chủ trương của Đảng là đưa nông thôn tiến kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóa nông thôn Việt Nam vào cuối năm 2020. Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ngày 02 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu: đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Đồng thời ngày 21 tháng 8 năm 2009, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành Thông tư số 54/2009/BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới… Như vậy


Chương trình Xây dựng nông thôn mới được tất cả các địa phương trong toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu để nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

Căn cứ các Quyết định của Chính phủ và các văn bản Bộ ngành Trung ương, các địa phương đã tiến hành rà soát và xây dựng chương trình hành động để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí đã ban hành.

Bằng Lang là xã nằm ở phía Nam của huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang, xã có tổng diện tích tự nhiên là 7.202,94 ha, 1.507 hộ với 6.998 khẩu, 11 thôn bản và 8 dân tộc cùng chung sống. Hưởng ứng phong trào Chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương phát động, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã tích cực hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, sôi nổi. Tuy nhiên xét về tổng thể Bằng Lang là xã còn nhiều khó khăn, vì nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách tổng thể, khách quan trên cơ sở đó có những giải pháp và huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào phát triển nông thôn. Trong giai đoạn 2011 – 2016, được sự quan tâm của tỉnh, của huyện, sự nỗ lực cố gắng của Đảng và nhân dân các dân tộc trong xã, tháng 12 năm 2016 xã Bằng Lang đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký quyết định công nhân là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Tuy nhiên xét về thực tế và khách quan, mặc dù xã đạt chuẩn nhưng có một số tiêu chí chưa thực sự bền vững, trong giai đoạn tới nếu không được quan tâm chỉ đạo và có giải pháp phù hợp thì việc giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm tới là rất khó khăn, đặc biệt là nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất.

Để nghiên cứu thực trạng nhóm tiêu chí này, từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp chúng tôi lựa chọn xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang làm điểm nghiên cứu. Trên tinh thần học hỏi và mong muốn thực hiện nghiên cứu điểm nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí, giữ vững cho xã đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới tôi đã chọn đề tài: “Giải


pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thời gian qua. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí nghiên cứu để thực hiện trong thời gian tới, các chỉ tiêu cụ thể:

+ Tiêu chí số 10: Thu nhập;

+ Tiêu chí số 11: Hộ nghèo;

+ Tiêu chí số 12: Lao động và việc làm;

+ Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất.

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay tại tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình và xã Bằng Lang.

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới và nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất xã Bằng Lang.

- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung, nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất nói riêng tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Bằng Lang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang để thực hiện trong thời gian tới.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Hệ thống hóa và làm rò lý luận về tính bền vững của các tiêu chí đã đạt tại xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho huyện Quang Bình nói chung, xã Bằng Lang nói riêng về nâng cao chất lượng các tiêu chí nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất để duy trì và phát triển bền vững.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn làm rò thực trạng và đưa ra các giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Bằng Lang sau đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Nội dung chính của luận văn

Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thực trạng thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017.

Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới

Khái niệm thế nào là nông thôn mới đã có một số diễn giải và phân tích. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí. Ngày 21 tháng 8 năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và tại điều 3 - Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí Quốc gia.

Để đảm bảo phù hợp với từng nội dung tiêu chí, ngày 17 tháng 10 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg, cụ thể gồm các tiêu chí: Quy hoạch; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và tuyên truyền; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất; Giáo dục và đào tạo; Y tế; Văn hóa; Môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và an ninh.


Ngày 09 tháng 01 năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 69/2017/QĐ-BNN - VPĐP, về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg.

1.1.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009 và Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới đối với cấp xã.

Tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải có 100% số xã trong huyện đạt nông thôn mới thì đạt huyện nông thôn mới.

1.1.1.3. Đơn vị nông thôn mới

Tại khoản 3 điều 23 của Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

Như vậy đơn vị nông thôn mới có 3 cấp, đó là: Xã nông thôn mới; Huyện nông thôn mới; Tỉnh nông thôn mới.

1.1.1.4. Chức năng của nông thôn mới

- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại.

- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống.

- Chức năng sinh thái.

1.1.1.5. Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn, không phải là Nhà nước do không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chính trong chủ thể này, mà cho dù

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022