Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Trung -Dài Hạn Đối Với Doanh Nghiệp Tại Vietcombank Thành Công


toàn cho khách hàng, doanh nghiệp. Nên số tài khoản được mở hàng năm không ngừng tăng cao. Thu phí dịch vụ qua hoạt động tiền gửi, chuyển tiền không ngừng tăng lên cùng với tốc độ tăng của các tài khoản tiền gửi và khối lượng tiền lưu chuyển trong chi nhánh Thành Công.

Đến năm 2013, chi nhánh quản lý 10 ATM trên địa bàn, tổng số lượng thẻ phát hành toàn chi nhánh đạt 56.168 thẻ, tăng 15,1% so với năm 2012. Trong đó:

Thẻ Vietcombank Connect 24: 45.979 thẻ

Thẻ Vietcombank Connect 24 Visa: 6.892 thẻ

Thẻ Vietcombank Mastercard: 2.545 thẻ

Thẻ Vietcombank Cashback Plus American Express: 752 thẻ

Số lượng khách hàng, doanh nghiệp đến quan hệ giao dịch với Vietcombank Thành Công không ngừng gia tăng với số lượng trên 85.000 khách hàng, doanh nghiệp.

-Về hoạt động tiền tệ kho quỹ: Công tác tiền tệ, kho quỹ luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp, thu chi kịp thời, không để xảy ra mất an toàn kho quỹ. Chủ động khai thác mọi nguồn thu tiền mặt nộp cho ngân hàng, tổ chức thu tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ quy định. Hoạt động ngân quỹ của Vietcombank Thành Công hoạt động tốt đảm bảo trong quỹ luôn đủ tiền giải ngân các khoản cho vay, thanh toán trên thẻ ATM được liên tục. Ngoài ra các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh cũng đạt những kết quả hết sức khả quan.

2.3. Thực trạng hoạt động cho vay trung -dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công

Trong giai đoạn 2011 -2013, nền kinh tế đất nước đang chịu ảnh hưởng của suy thoái, lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, lãi suất cho vay cao,... nhiều ngân hàng đã giảm thiểu cho vay trung và dài hạn nhằm giảm thiểu những rủi ro. Mặc dù thực trạng hoạt động cho vay trung- dài hạn gặp nhiều rủi ro và có nhiều khó khăn nhưng với một định chế tài chính lớn, Vietcombank vẫn cho vay trung- dài hạn đối với các doanh nghiệp nhằm ổn định hơn và vực dậy nền kinh tế, giữ vững những hình ảnh của mình. Vì thế mà các chi nhánh của Vietcombank trong đó có Vietcombank Thành Công đã thực hiện hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với các doanh nghiệp một cách khá đầy đủ để giữ vững được uy tín của mình trong hệ thống các ngân hàng hiện nay.

Sau đây là thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp của Vietcombank Thành Công trong giai đoạn 2011-2013:

2.3.1. Quy trình cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp của Vietcombank- Thành Công được thực hiện như sau:

Thiết lập hồ sơ cho vay

Phân tích cho vay

Quyết định cho vay


Giải ngân

Quản lý cho vay

(Nguồn: Phòng tín dụng- Vietcombank Thành Công)

-Bước 1: Thiết lập hồ sơ cho vay:

- Tiếp nhận hướng dẫn về điều kiện cho vay và lập hồ sơ vay vốn:

Đối với những doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng lần đầu: Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn đăng ký những thông tin về doanh nghiệp, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

Đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng: CBTD kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, hồ sơ vay, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Doanh nghiệp đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay đề được CBTD báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho doanh nghiệp (nếu không đủ điều kiện) trong vòng 1-2 ngày làm việc.

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:

Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý; CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn; đối với các báo cáo kết quả kinh doanh dự toán cho ba năm tới và phương án SXKD/DAĐT, khả năng vay trả, nguồn trả. Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp vay và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh; kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ); đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hồi hiện hành.


- Hồ sơ vay bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn;

Hồ sơ pháp lý: Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm,...

Hồ sơ kinh tế: Kế hoạch SXKD trong kì, bảng cân đối kế toán, bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước liền kề kỳ vay vốn,...

Hồ sơ khoản vay: Phương án, dự án SXKD khả thi,...

Hồ sơ đảm bảo khoản vay: Bảng kê khai đảm bảo tài sản tiền vay, cầm cố...

-Bước 2: Phân tích cho vay:

Phân tích cho vay là phân tích khả năng hiện tại và tương lai của doanh nghiệp về sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả vốn vay, tìm kiếm những tình huống dẫn đến rủi ro. Khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

- Tìm hiểu về doanh nghiệp vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại doanh nghiệp để kiểm tra mục đích vay vốn, tình hình SXKD, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp.

- Kiểm tra, xác minh thông tin: Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về doanh nghiệp được thực hiện qua các nguồn sau: Hồ sơ vay vốn trước đây của doanh nghiệp, trung tâm thông tin tín dụng (CIC), các bạn hàng/ đối tác làm ăn, các cơ quan quản lý trực tiếp (như địa phương, cơ quan thuế,...)

- Phân tích đánh giá năng lực tài chính: Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, cơ cấu tài chính,...

- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay: CBTD phải xuống tận nơi xem xét, đánh giá, thẩm định giá trị của TSĐB, giấy tờ hợp lệ không có tranh chấp, sau đó CBTD làm thủ tục để đảm bảo tài sản thẩm định có thể bảo đảm cho khoản vay.

- Lập báo cáo thẩm định cho vay thông qua chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, tổng hợp nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định.

Với những dự án lớn có giá trị trên 20 tỷ đồng thì phải do phòng thẩm định của hội sở thẩm định, để đảm bảo tính an toàn trong cho vay đối với dự án lớn.

-Bước 3: Quyết định cho vay

Ra quyết định cho vay là một bước khó khăn vì đây là bước then chốt trong hoạt động ngân hàng. Việc ra quyết định cho vay, ngoài dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của CBTD còn phụ thuộc vào thông tin cập nhật từ thị trường, chính sách cho vay của ngân hàng, quy định cho vay của nhà nước và nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định cho vay. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm

định/tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được ban lãnh ngân hàng chi nhánh ra quyết định (trong vòng 1-2 ngày)

-Với các khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi kiểm tra hồ sơ lần cuối, ban lãnh đạo sẽ quyết định: Duyệt đồng ý hoặc không đồng ý cho vay, duyệt cho vay có điều kiện, triệu tập họp hội đồng tư vấn để quyết định đối với khoản vay lớn hoặc phức tạp.

-Với các khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt và có thông váo, ngân hàng chi nhánh mới được phép giải ngân.

-Bước 4: Giải ngân

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã cam kết theo hợp đồng. Việc giải ngân phải phù hợp với mục đích vay của hợp đồng cho vay. Giải ngân có thể 1 lần hoặc chi làm nhiều lần.

-Bước 5: Giám sát và quản lý cho vay:

-Kiểm tra giám sát: Nhằm hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết trong hợp đồng. Vietcombank quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy thuộc vào độ an toàn khoản vay.

-Thu nợ gốc, lãi, phí: CBTD theo dõi việc thu nợ theo mỗi hợp đồng cho vay đã ký của từng dự án. CBTD thông báo cho doanh nghiệp khi một khoản vay đến hạn bao gồm nợ gốc, lãi phí trước 7 ngày làm việc. Khi đến hạn, căn cứ trong hợp đồng cho vay, bộ phận kế toán ngân hàng thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí theo quy trình và phương pháp hạch toán.

-Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: Là hình thức xử phạt doanh nghiệp vay vốn khi họ vi phạm những cam kết trong hợp đồng cho vay và những quy định khác trong điều lệ của ngân hàng. Tùy theo mức độ mà có những biện pháp xử lý khác nhau: Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn, hạn chế và đình chỉ cho vay, khởi kiện trước pháp luật.

-Thanh lý hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm: Khi doanh nghiệp trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán ngân hàng đối chiếu, kiểm tra về tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay. Sau khi kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. CBTD lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình trưởng phòng kiểm soát và lãnh đạo ký duyệt.


2.3.2. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng



Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ trung –dài hạn đối với doanh

nghiệp


1106,85


100


1342,65


100


1941,65


100

1.Dư nợ theo đối tượng

doanh nghiệp







Doanh nghiệp nhà nước

697,09

62,98

857,15

63,84

1165,57

60,03

Công ty cổ phần

334,49

30,22

398,23

29,66

636,28

32,77

Doanh nghiệp FDI

75,27

6,8

87,27

6,5

139,8

7,2

2.Dư nợ theo loại hình

cho vay doanh nghiệp







Theo DAĐT

721,00

65,14

836,74

62,32

1168,48

60,18

Theo kế hoạch tài chính

190,60

17,22

225,30

16,78

371,05

19,11

Cho vay hợp vốn

95,74

8,65

145,41

10,83

205,04

10,56

Cho vay tuần hoàn

99,50

8,99

135,20

10,07

197,08

10,15

3.Dư nợ theo tiền tệ







Dư nợ VNĐ

773,13

69,85

959,19

71,44

1431,77

73,74

Dư nợ ngoại tệ quy đổi

333,72

30,15

383,46

28,56

509,88

26,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công - 4

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

2.3.2.1. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo đối tượng doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu cho vay trung-dài hạn theo đối tượng doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công năm 2013


7.20%

14.77%

18.00%

60.03%

Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần

Công ty TNHH Doanh nghiệp FDI


Qua biểu đồ cơ cấu ta có thể thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn cuối năm 2013 của chi nhánh là không đồng đều.Tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm đến 60,03% tương ứng 1165,57 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng TMCP Vietcombank vốn có quan hệ hợp tác với nhiều Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước. Đây cũng là các khách hàng thường xuyên và được khuyến khích của ngân hàng. Chi nhánh Thành Công thực hiện trách nhiệm của một chi nhánh cấp 1 cũng hướng tới các doanh nghiệp là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như một thị trường an toàn, có thể kể đến là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên; Tổng công ty Dầu khí PEVP; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT; Tập đoàn Điện lực EVN; Tổng công ty xây dựng Vinaconex và các đơn vị thành viên… Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy ra đối với thành phần kinh tế quốc doanh (điển hình là vụ việc của Tập đoàn Vinashin thời gian qua). Bên cạnh đó, chi nhánh còn phải đảm nhận vai trò thực thi các chính sách, chỉ đạo từ NHNN và chính phủ cho mục tiêu ổn định nền kinh tế. Đôi khi những chỉ thị này không gắn liền với lợi ích của chi nhánh.

Tỷ trọng với công ty cổ phần và công ty TNHH lần lượt là 18% và 14,77%. Thực tế cho thấy đầu tư trung và dài hạn vào khu vực ngoài quốc doanh, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp có tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Giá của tài sản thế chấp luôn biến động, có thể lúc đánh giá là cao nhưng khi phát mại thì giá của tài sản lại ở


mức thấp. Hơn nữa, công ty ngoài quốc doanh (trừ một số công ty liên doanh nước ngoài) thường có quy mô nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức, trình độ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, rủi ro xảy ra đối với thành phần kinh tế này rất cao.

Thấp nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn là doanh nghiệp FDI, chỉ chiếm 7,2% dư nợ, tương ứng 139,8 tỷ đồng. Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện phụ tùng. Có thể thấy rằng chi nhánh vẫn chưa chú trọng đến khu vực doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn 2011-2013, nhiều doanh nghiệp FDI liên tục kêu lỗ, hiện tượng chuyển giá xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-cola, Adidas, Metro,… khiến nhiều ngân hàng dè chừng và e ngại. Từ những thực trạng trên, chi nhánh thường ngại cho vay nhóm doanh nghiệp này và thường đưa ra các điều kiện khắt khe khi cho vay vì khó đảm bảo khoản vay dù có TSĐB. Hơn nữa, khi đứng trước những dự án lớn, đặc biệt là các dự án áp dụng công nghệ hiện đại thì việc thẩm định của chi nhánh gặp không ít khó khăn bởi hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên biệt. Do vậy, hầu hết các dự án lớn của khu vực doanh nghiệp FDI đều được đưa lên hội sở quyết định và quản lý.

2.3.2.2. Cơ cấu các loại hình cho vay trong cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu các loại hình cho vay trung-dài hạn của Vietcombank Thành Công năm 2013


10.15%

10.56%

19.11%

60.18%

Cho vay theo DAĐT Theo kế hoạch tài chính Cho vay hợp vốn

Cho vay tuần hoàn


Qua biểu đồ có thể thấy các loại hình cho vay trong cho vay trung - dài hạn năm 2013 đối với doanh nghiệp của chi nhánh Vietcombank Thành Công rất đa dạng và phong phú. Nhưng tỷ trọng các loại hình cho vay là không đồng đều, tập trung chủ yếu và lớn nhất là cho vay doanh nghiệp theo DAĐT. Loại hình cho vay này chiếm tới 60,18% cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tương ứng với 1168,48 tỷ

đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi mục tiêu phát triển theo hướng CNH- HĐH trong giai đoạn hiện nay. Các doanh nghiệp luôn phải đi vay nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thay đổi dây chuyền, máy móc trang thiết bị để phát triển và cạnh tranh, tránh bị lạc hậu. Ngoài ra, việc cho vay theo DAĐT đối với các doanh nghiệp cũng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho chi nhánh so với các loại hình cho vay khác. Ngoài việc cho vay theo DAĐT, chi nhánh còn có nhiều hình thức cho vay theo các loại hình khác nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ là không cao. Cụ thể năm 2013: Cho vay theo kế hoạch tài chính chiếm 19,11%. Thấp nhất trong cơ cấu các loại hình cho vay trong cho vay trung-dài hạn là cho vay hợp vốn và cho vay tuần hoàn, chiếm tỷ trọng lần lượt là 10,56% và 10,15%. Điều đó cho thấy chi nhánh không chỉ chú trọng vào cho vay theo DAĐT mà còn quan tâm tới các loại hình cho vay khác. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng việc đa dạng hóa trong cho vay đã đáp ứng được tối đa nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và giúp chi nhánh phát triển một cách toàn diện hơn, hạn chế được rủi ro.

2.3.2.3. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp theo loại tiền

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu cho vay trung- dài hạn theo loại tiền

100%


80%


60%


Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp bằng ngoại tệ



40%


20%

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp bằng nội tệ


30.15%

28.56%

26.26%

69.85%

71.44%

73.74%

0%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nhìn vào số liệu trên ta thấy được cơ cấu dư nợ cho vay trung –dài hạn đối với doanh nghiệp bằng đồng nội tệ rất cao, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ cho vay và ngày càng có xu hướng tăng dần. Năm 2011 cho vay trung-dài hạn bằng nội tệ VNĐ là 773,13 tỷ đồng, chiếm 69,85% còn cho vay trung- dài hạn bằng ngoại tệ là 333,72 tỷ đồng. Năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn bằng nội tệ tiếp tục tăng, đạt 959,19 tỷ đồng, tăng 1,59% so với năm 2011. Tương ứng tăng cho vay trung- dài hạn bằng nội tệ là việc giảm tỷ trọng cho vay trung- dài hạn bằng ngoại tệ. Nguyên nhân là do giai đoạn này lãi suất tiền đồng liên tục giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp muốn


vay đồng nội tệ hơn. Ngoài ra, trong năm 2012 với Thông tư 37/2012/TT-NHNN quy định chặt chẽ về việc cho vay trung- dài hạn bằng ngoại tệ, khiến các doanh tiếp cận vốn ngoại tệ đặc biệt khó khăn. Theo đó, các doanh nghiệp có nguồn thu từ hoạt động SXKD bằng ngoại tệ thì mới được vay ngoại tệ tại chi nhánh. Một lý do có thể kể đến nữa là việc huy động vốn bằng ngoại tệ tại các ngân hàng nói chung và tại chi nhánh nói riêng cũng đang rất khó khăn, bởi lãi suất huy động ngoại tệ đã xuống thấp, không còn hấp dẫn, người nắm giữ ngoại tệ đã chuyển sang tiền đồng hay các tài sản khác. Vì vậy, chi nhánh đã phải rất khó khăn khi quyết định cho vay trung- dài hạn bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp. Đến năm 2013, nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như EU, Mỹ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp này không tốt thì nhu cầu vay ngoại tệ cũng sẽ giảm theo. Vì thế tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn bằng ngoại tệ chỉ còn 26,26% và dư nợ cho vay trung- dài hạn bằng nội tệ tương ứng là 73,74%. Diễn biến dư nợ cho vay trung- dài hạn theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2011-2013 đã cho thấy sự phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ và NHNN.

2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay trung -dài hạn đối với doanh nghiệp

2.4.1. Đánh giá chất lượng theo chỉ tiêu định lượng

-Chỉ tiêu dư nợ đối với doanh nghiệp:

Bảng 2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng dư nợ

4314

5442,83

6470,33

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh

nghiệp


1106,85


1342,65


1941,65

Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với doanh

nghiệp/ Tổng dư nợ


25,66 %


24,66 %


30,00 %

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với doanh nghiệp qua các năm từ 2011-2013. Có thể thấy rằng tỷ trọng có sự biến động tăng giảm nhưng có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Năm 2011, tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn đối với doanh nghiệp chiếm 25,66% so với tổng dư nợ. Năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ là 24,66%, giảm 1% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khó khăn của các hệ thống NHTM trong nền kinh tế, sự đi xuống của thị trường chứng khoán, bất động sản,... vì vậy để an toàn hơn trong năm 2012 Vietcombank Thành Công đã thắt chặt tín dụng, giảm thiểu cho vay những dự án không khả thi. Đến năm 2013, đã có sự gia tăng mạnh mẽ, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với doanh nghiệp chiếm 30,00% trong

tổng dư nợ, tăng 5,34% so với năm 2012. Có thể thấy năm 2013, chi nhánh đang chuyển dịch cơ cấu cho vay từ ngắn hạn sang trung và dài hạn bằng cách nới rộng cho vay. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế phát triển, chi nhánh đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc cấp vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp do khoản vay cho các DAĐT hay sản xuất thường có thời gian dài. Tuy nhiên, việc tăng mạnh mẽ tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với doanh nghiệp/ tổng dư nợ cũng một phần là bởi các doanh nghiệp vay ngắn hạn đến giãn nợ, đảo nợ, xin chuyển nợ ngắn sang dài hạn nhằm kéo dài thời hạn thanh toán do doanh nghiệp chưa thể trả đúng hạn. Vì vậy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh cũng tăng cao.

Tuy nhiên, đây cũng là một xu hướng phát triển đúng đắn mà chi nhánh đang hướng tới để phát triển một cách bền vững, ổn định. Bên cạnh việc chú trọng cho vay trung và dài hạn thu được nhiều lợi nhuận thì việc cho vay loại hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp luôn phải được chi nhánh kiểm soát và duy trì ở mức độ hợp lý.

-Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.5 Tỷ lệ sử dụng vốn trung-dài hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng nguồn vốn trung

và dài hạn

1562,65

1961,96

2568,64

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh

nghiệp


1106,85


1342,65


1941,65

Tỷ lệ sử dụng vốn trung

và dài hạn

70,83%

68,43%

75,6%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 của Vietcombank Thành Công luôn đạt hiệu quả cao. Có thể thấy nhu cầu đi vay vốn trung- dài hạn của các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển là rất lớn, trung bình ở mức 71,62%. Cụ thể:

Năm 2011 tổng nguồn vốn trung-dài hạn chi nhánh huy động được là 1562,65 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp đạt 1106,85 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 70,83%. Tiếp đến năm 2012, nguốn vốn và dư nợ trong cho vay trung-dài hạn tiếp tục tăng, nhưng tỷ lệ giữa nguồn vốn và dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp lại giảm xuống 2,4% chỉ còn 68,43%. Nguyên nhân giai đoạn năm 2011-2013 lạm phát tăng mạnh, sự bất ổn của tỷ giá ngoại tệ và vàng khiến người dân đua nhau vay ngân hàng để đầu tư kiếm lời, lãi suất cho vay trung-dài hạn lại tăng cao khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Vì vậy tỷ lệ sử dụng trung-dài hạn


bị giảm đi. Đến năm 2013, khi nền kinh tế dần hồi phục, lượng vốn huy động trung-dài hạn của chi nhánh đạt 2568,64 tỷ đồng và dư nợ cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp đạt 1941,65 tỷ đồng, chiếm tới 75,6%. Có được điều này là do NHNN đã đưa ra nhiều chính sách để giảm lãi suất, đưa ra lãi suất trần cho vay nhằm giảm lạm phát, tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, giúp mở rộng hoạt động SXKD, vực dậy nền kinh tế. Về phía chi nhánh, lãi suất cho vay trung-dài hạn đã giảm xuống, có các gói cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu chi nhánh quá chú trọng đến các khoản nợ trung- dài hạn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi trong khi tiền huy động từ dân cư lại chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Vì vậy trong các năm tiếp theo chi nhánh cần phải tích cực đẩy mạnh trong việc huy động vốn trung – dài hạn hơn. Tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung- dài hạn như một số ngân hàng khác, dẫn đến rủi ro cũng như khả năng thanh toán của chi nhánh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản cho vay trung – dài hạn của chi nhánh để tránh các rủi ro có thể xảy ra như: Sử dụng không đúng mục đích vay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả,...

-Chỉ tiêu lợi nhuận trong cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp Bảng 2.6 Tỷ lệ lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay trung-dài hạn đối

với doanh nghiệp của chi nhánh Vietcombank Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay trung và

dài hạn đối với doanh nghiệp


1106,85


1342,65


1941,65

Tổng lợi nhuận

64,60

82,64

116,89

Lợi nhuận trong cho vay trung và dài hạn đối với

doanh nghiệp


15,60


19,47


28,93

Tỷ lệ lợi nhuận (%)

1,41%

1,45%

1,49%

Tỷ trọng lợi nhuận (%)

24,15%

23,56%

24,75%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công) Chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khoản cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng. Chất lượng hoạt động cho vay trung-dài hạn của chi nhánh là tốt nếu lợi nhuận mang lại từ hoạt động này là cao. Tỷ lệ lợi nhuận: Lợi nhuận trong cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp/ Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh Vietcombank Thành Công trong giai đoạn 2011-2013 trung bình đạt 1,45%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp thì sẽ mang lại 1,45 đồng lợi nhuận cho chi

nhánh. Đây là một con số chưa cao nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng tổng lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp/ Tổng lợi nhuận giai đoạn 2011-2013 được đánh giá là khá ổn định, tỷ trọng lợi nhuận trung bình chiếm xấp xỉ 24,15%, cho biết trong 100 đồng lợi nhuận của chi nhánh thì có 24,15 đồng là lợi nhuận trong cho vay trung -dài hạn đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, tỷ trọng lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận của chi nhánh trong hoạt động này đang tăng dần qua các năm. Vì vậy chi nhánh cần phải tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng này, chú trọng hơn nữa công tác thẩm định, nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp để phát triển được bền vững và ổn định.

-Chỉ tiêu cho vay trung- dài hạn có TSĐB đối với doanh nghiệp

Bảng 2.7 Tỷ lệ cho vay trung-dài hạn có TSĐB đối với doanh nghiệp của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay trung và dài

hạn đối với doanh nghiệp

1106,85

1342,65

1941,65

Dư nợ cho vay trung và dài

hạn có TSĐB

814,20

1030,08

1367,31

Tỷ lệ (%)

73,56 %

76,72 %

70,42%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ cho vay trung- dài hạn có TSĐB đối với doanh nghiệp của chi nhánh có sự biến động qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ cho vay trung-dài hạn có TSĐB chiếm 73,56% trong tổng dư nợ trung-dài hạn. Tăng 3,12% trong năm 2012. Có thể thấy tỷ lệ cho vay trung và dài hạn có TSĐB năm 2012 có tỷ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng đặc biệt khó khăn tới các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên nó giúp chi nhánh đảm bảo giữ an toàn trong năm 2012 khi mà kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và có nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản. Trong năm 2013, theo chỉ đạo của Vietcombank và nhà nước, chi nhánh đã nới lỏng cho vay trung và dài hạn, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng đầu tư SXKD. Vì vậy tỷ lệ cho vay trung- dài hạn có TSĐB đã giảm xuống rõ rệt, chỉ còn chiếm 70,42% so với dư nợ cho vay trung-dài hạn. Sự tăng giảm tỷ lệ này cho thấy chính sách qua từng năm, từng giai đoạn của chi nhánh. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ tài sản có đảm bảo của chi nhánh vẫn trên 70%. Đây là tỷ lệ tương đối cao, vẫn đảm bảo hoạt động an toàn trong cho vay trung và dài hạn của chi nhánh.


-Hệ số vòng quay vốn trung-dài hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.8 Hệ số vòng quay vốn trung-dài hạn đối với doanh nghiệp của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay trung và dài

hạn đối với doanh nghiệp

1106,85

1342,65

1941,65

Doanh số thu nợ trung và dài

hạn đối với doanh nghiệp

697,32

778,74

1262,07

Hệ số vòng quay vốn (lần)

0,63 lần

0,58 lần

0,65 lần

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Hệ số vòng quay vốn phản ánh mối tương quan giữa dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp và doanh số thu nợ trung-dài hạn. Thông thường vòng quay vốn càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hoạt động, công tác thu nợ của chi nhánh đối với các khoản vay trung-dài hạn là tương đối thấp. Năm 2011, doanh số thu nợ trung-dài hạn đối với doanh nghiệp là 697,32 tỷ đồng, hệ số vòng quay vốn đạt 0,63 lần. Đến năm 2012, hệ số này giảm xuống còn 0,58 lần. Cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng. Hoạt động SXKD của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn và xin được gian hạn qua năm sau. Ngoài ra, CBTD của chi nhánh trong năm 2012 còn chưa chủ động thu nợ đối với khoản cho vay trung-dài hạn dẫn đến tình trạng trên. Trước tình hình này, ban lãnh đạo chi nhánh cũng như CBTD đã có những biện pháp, thúc đẩy công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp quá hạn. Nhờ vậy, trong năm 2013 hệ số vòng quay vốn đã được cải thiện, đạt 0,65 lần. Đây là chiến lược đúng đắn, nỗ lực của chi nhánh trong việc giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống chi nhánh cũng như của ngân hàng. Trong những năm tiếp theo, công tác thu hồi nợ vẫn phải được chi nhánh chú trọng, tiếp tục phát huy công tác thẩm định cho vay trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp. Thường xuyên cử các CBTD đi kiểm tra, giám sát các khoản vay, cần đảm bảo được việc tăng doanh số cho vay trung-dài hạn đi liền với tăng hệ số vòng quay vốn.

-Chỉ tiêu nợ xấu trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu trung- dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay trung-dài

hạn đối với doanh nghiệp

1106,85

1342,65

1941,65

Nợ xấu trung và dài hạn

đối với doanh nghiệp

23,90

35,58

63,30


Tỷ lệ nợ xấu trung và dài

hạn (%)

2,16 %

2,65 %

3,26 %

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung - dài hạn của Vietcombank Thành Công tăng qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm 2,65% tổng dư nợ, tăng 0,49% so với năm 2011. Trong năm 2013 tốc độ nợ xấu tiếp tục tăng thêm 0,61% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 đã vượt ngưỡng tỷ lệ an toàn 3% chiếm 3,26% tổng dư nợ. Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn khiến Vietcombank Thành Công có tỷ lệ xấu ngày càng cao, vượt quá ngưỡng an toàn là bởi:

- Nguyên nhân khách quan:

Bắt đầu từ năm 2012, Vietcombank Thành Công thay đổi phương pháp phân loại nợ xấu đối với các khoản cho vay doanh nghiệp. Được biết, khi áp dụng theo quy chuẩn này, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh sẽ tăng gấp hai lần so với quy chuẩn trước đây. Điều đó thể hiện quan điểm thận trọng hơn đối với các khoản cho vay của chi nhánh.

Nhiều khoản vay trong hạn, nhưng nếu ngân hàng đánh giá doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ thì vẫn bị xếp vào khoản nợ xấu.

Giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang bị suy thoái, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Sức cầu trong nền kinh tế sụt giảm, khả năng thanh toán thấp.

Lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

- Nguyên nhân chủ quan:

Phần lớn các khoản cho vay của chi nhánh được cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước, nhóm doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động kém hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho, chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu.

Công tác thẩm định cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.

Thẩm định, quản lý, giám sát tài sản đảm bảo tiền vay có nhiều hạn chế

Hoạt động thu vốn gốc và lãi chưa có nhiều cố gắng,

Hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế.

Nhìn chung, vấn đề của chi nhánh Thành Công giai đoạn hiện nay không phải là làm sao để kích cho vay trung và dài hạn mà là phải giải quyết tốt nợ xấu. Nợ xấu được giải quyết càng nhanh thì càng sớm lấy lại niềm tin cho thị trường và sẽ khơi thông được dòng vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó, sẽ nâng cao chất lượng khoản cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp.


-Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013

Đơn vị:Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ cho vay trung và dài hạn

đối với doanh nghiệp

1106,85

1342,65

1941,65

Nợ quá hạn cho vay trung- dài

hạn đối với doanh nghiệp

31,99

47,80

82,13

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay trung- dài hạn đối với

doanh nghiệp


2,89%


3,56%


4,23%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp- Vietcombank Thành Công)

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng qua các năm từ 2011 đến 2013. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh được giữ ở mức thấp nhất là 2,89% tương ứng 31,99 tỷ đồng. Có được kết quả này là do dư nợ cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh còn chưa cao, giải ngân ít nên giữ được ở mức tương đối thấp và an toàn. Tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên chiếm 3,56% trong tổng dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân là do chi nhánh đã cấp vốn trung-dài hạn cho một số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Sự đóng băng của thị trường nhà đất cuối năm 2011 và trong năm 2012 đã khiến cho các doanh nghiệp này suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Bên cạnh đó là việc lãi suất tăng cao, lạm phát tăng làm các doanh nghiệp gặp khó khăn khi hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ khiến các doanh nghiệp không còn đảm bảo được thời gian trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng đã kí kết. Ngoài nguyên nhân đó còn xuất phát từ nội tại bên trong chi nhánh, đó là việc chưa theo dõi thực SXKD của doanh nghiệp, việc kiểm soát mục đích vay, sử dụng vốn vay còn lỏng lẻo dẫn tới doanh nghiệp vay vốn kém hiệu quả, ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay, gia tăng nợ quá hạn. Điển hình là trường hợp cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp xây dựng như Vinaconex, Licogi khu vực Thanh Xuân, Linh Đàm. Doanh nghiệp lập phương án đề xuất kinh doanh xây dựng khả thi, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp này lại sử dụng vốn vay của chi nhánh để trả nợ cho ngân hàng khác. Kết quả hiện nay các doanh nghiệp này đã trả được một phần gốc và lãi, số còn lại nằm trong nhóm nợ xấu.

Đến năm 2013, sự gia tăng của nợ quá hạn đã đạt mức 4,23% tương ứng 82,13 tỷ đồng. Việc nới lỏng cho vay trung-dài hạn, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vực dậy nền kinh tế của chi nhánh là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng khoản nợ quá hạn. Việc cho nhiều doanh nghiệp vay vốn trung-dài hạn nhưng đội ngũ CBTD của chi nhánh còn thiếu về mặt con người cũng như chuyên môn khiến cho việc kiểm soát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022