Kết Hợp Mô Hình Tmđt B2C Thành Công Tại Việt Nam

kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp, chính vì yếu này được loại bỏ trong nhóm yếu tố người tiêu dùng.

Tuy nhiên qua sự chia sẻ của Đáp viên QV2, ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn có yếu tố sự ảnh hưởng người xung quanh khách hàng trong hoạt động mua hàng của người tiêu dùng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT. Chính vì vậy yếu tố này được bổ sung vào nhóm yếu tố người tiêu dùng.

Nhóm yếu tố bên ngoài


Nhóm yếu tố bên ngoài tác động đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT từ lý thuyết bao gồm 4 yếu tố:

- Chính sách nhà nước


- Áp lực cạnh tranh


- Chi phí sử dụng Internet

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.


- Phương tiện thanh toán


Các yếu tố trên được các Đáp viên QL2, QH1 và QL1 nhận định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, nhưng riêng yếu tố về chi phí sử dụng Internet đều được các Đáp viên QL2 và Đáp viên QH1 và nguồn dữ liệu khác chia sẻ ảnh hưởng không nhiều hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam, chính vì vậy yếu tố này được loại bỏ trong nhóm yếu tố bên ngoài tác động đến sự thành công doanh nghiệp TMĐT.

Nhóm yếu tố Hệ thống thông tin TMĐT


Nhóm yếu tố hệ thống thông tin TMĐT bao gồm 25 yếu tố nhỏ theo mô hình nghiên cứu lý thuyết được chia làm bốn nhóm:

- Chất lượng hệ thống


- Chất lượng thông tin

- Sự tin cậy


- Hỗ trợ về dịch vụ


Các nhóm yếu tố này được lần lượt tìm thấy qua sự chia sẻ của Đáp viên bốn doanh nghiệp, tuy nhiên để làm rõ hơn tiến hành đi vào nghiên cứu từng nhóm yếu tố.

Chất lượng hệ thống được cấu thành bao gồm 5 yếu tố:


- Tốc độ website


- Thời gian hoạt động 24/7


- Dễ sử dụng


- Khả năng điều hướng của website


- Dễ dàng tiếp cận


Các yếu tố này đều được Đáp viên QL1, NH2, KH1, QL1, KV3 và dữ liệu từ các nguồn khác chứng minh là có ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh cũng như thành công của doanh nghiệp TMĐT.

Chất lượng thông tin cấu thành bởi 7 yếu tố mang lại sự chất lượng thông tin cung cấp cho người tiêu dùng:

- Thông tin đầy đủ, chính xác


- Thường xuyên cập nhật


- Sản phẩm đa dạng


- Thông tin ngắn gọn, dễ hiểu


- Tin tức, sự kiện khuyến mãi đặt nơi dễ nhận thấy


- Cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc


- Đa phương tiện về sản phẩm


- Đa Ngôn ngữ

Các yếu tố đều được tìm thấy qua sự chia sẻ của các Đáp viên KL1, QH1, QS2, QL2, QV1, QH2, QV2, QS1, QL1, NL1 chia sẻ và được chứng minh bởi sự hài lòng của khách hàng khi các yếu tố được khách hàng đánh giá trên mức 3, nhưng riêng yếu tố Đa ngôn ngữ được Đáp viên QL1 chia sẻ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp khi đối tượng khách hàng là người Việt Nam, chính vì vậy yếu tố này được loại bỏ khỏi nhóm Chất lượng thông tin doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu xuất hiện yếu tới mới tác động đến chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp theo sự chia sẻ Đáp viên QS2 là yếu tố về ngôn ngữ, ngôn từ sử dụng, cho nên yếu tố này được bổ sung vào nhóm Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến trong hệ thống thông tin doanh nghiệp.

Sự tin cậy của hệ thống thông tin doanh nghiệp được bao gồm 4 yếu tố cấu thành nên sự tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp trên lý thuyết:

- An toàn thông tin


- Chính sách doanh nghiệp


- Chất lượng sản phẩm đáng tin cậy


- Dịch vụ bảo lãnh bên thứ ba


Nhóm này điều được tìm thấy qua sự chia sẻ của Đáp viên QL2, ITL, QH1, QS1, QL1, mặt khác qua sự hài lòng của khách hàng qua số liệu khảo sát có mức Mean > 3, đồng thời qua các nhận định các chuyên gia từ nguồn dữ liệu cấp hai chứng minh ảnh hưởng của 4 yếu tố trên đến sự tin cậy của khách hàng đối với hệ thống thông tin doanh nghiệp TMĐT và sự thành công của doanh nghiệp.

Sự hỗ trợ về dịch vụ của doanh nghiệp:


- Hỏi đáp, câu hỏi thường gặp


- Công cụ tìm kiếm hữu dụng


- Dịch vụ chăm sóc khách hàng


- Dịch vụ 24/24

- Dịch vụ giao hàng


- Dịch vụ sau bán hàng


- Thông tin phản hồi


- Trang cộng đồng


Nhóm sự hỗ trợ về dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm 8 yếu tố cấu thành đều được tìm thấy qua sự chia sẻ của Đáp viên QV2, QH1, QH2, QS2, NL2, QS1, QL2, NL3, QV1, hơn thế nữa các yếu tố này được khách hàng đánh giá cao về sự hỗ trợ của bốn doanh nghiệp qua cuộc khảo sát với Mean > 3, đồng thời nhận định của các chuyên gia qua các nguồn dữ liệu cấp hai, một lần nữa cho thấy sự hỗ trợ về dịch vụ của doanh nghiệp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến sự hài lòng và sự thành công của doanh nghiệp TMĐT.

4.5 KẾT HỢP MÔ HÌNH TMĐT B2C THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM


Từ các dữ liệu nghiên cứu qua phỏng vấn các chuyên gia tại bốn doanh nghiệp TMĐT lớn hàng đầu tại Việt Nam về TMĐT B2C, từ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, bao gồm những khó khăn, rào cản mà doanh nghiệp gặp phải. Muốn để thành công trong hoạt động kinh doanh TMĐT thì mỗi doanh nghiệp đều phải vượt qua những rào cản, những khó khăn đó, chính vì các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố tác động đến thành công doanh nghiệp TMĐT cũng là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp vượt qua được. .



Hình 4 6 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 115 Tóm tắt Thông qua quá trình nghiên 1


Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

115

Tóm tắt, Thông qua quá trình nghiên cứu các dữ liệu phỏng vấn từ các chuyên gia của bốn doanh nghiệp thông qua 16 cuộc phỏng vấn sâu và bản câu hỏi từ khách hàng, chương 4 đã tìm ra 55 yếu tố thuộc 9 nhóm yếu tố chính tác động đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C: Các yếu tố tổ chức, Các yếu tố về quản lý, Nguồn nhân lực TMĐT, Hệ thống giao nhận hàng logistic, Chiến lược TMĐT, Yếu tố văn hóa, Các yếu tố người tiêu dùng, Yếu tố bên ngoài và Hệ thống thông tin TMĐT của doanh nghiệp. Qua đó so sánh với các nhóm yếu tố từ lý thuyết (Bảng 4.2) để làm cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đồng thời kết hợp đưa ra mô hình nghiên cứu thực tế như trình bày ở Hình 4.6. Phần Thảo luận và đề xuất cũng như hạn chế của nghiên cứu này được trình bày ở Chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Mục tiêu của chương này là tóm tắt quá trình nghiên cứu và thảo luận các vấn đề nghiên cứu từ lý thuyết ở chương 2 với thực tế nghiên cứu chương 4 từ đó đưa ra đề xuất.

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố liên quan tác động đến hoạt động kinh doanh TMĐT và các yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, chính vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện qua câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

- Câu hỏi 1: Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động TMĐT B2C?

- Câu hỏi 2: Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C tại Việt Nam?

- Câu hỏi 3: Các giải pháp phù hợp nào để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C?

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 1, chương 2 đã tiến hành thực hiện thu thập các dữ liệu từ các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước để trình bày cơ sở lý thuyết đầy đủ về các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như sự thành công của doanh nghiệp TMĐT từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm 46 yếu tố từ lý thuyết như được trình bày ở Bảng 2.2. Mặt khác để mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình tại TPHCM tác giả đã đề xuất 5 yếu tố mới, chính vì vậy mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 51 yếu tố như được trình bày ở Hình 2.1.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2, tác giả thực hiện nghiên cứu thực tế với doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C lớn tại Việt Nam. Để có thể thực hiện nghiên cứu này

thì phương pháp nghiên cứu đã được chọn đã được trình bày tại Chương 3 cũng như đối tượng nghiên cứu và chọn số lượng mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu tình huống (Case study) đã được chọn cho nghiên cứu là phù hợp với nghiên cứu này được trình bày ở Mục 3.2 (Chương 3), số lượng tình huống nghiên cứu cũng được trình bày ở Mục

3.3.1 và 3.3.2 (Chương 3). Quá trình nghiên cứu xoay quanh bốn tình huống nghiên cứu tức bốn doanh nghiệp lớn kinh doanh theo mô hình TMĐT B2C tại Việt Nam. Ngoài ra phương pháp thu thập dữ liệu đã được chọn từ nguồn chính sơ cấp là thực hiện phỏng vấn với 36 Đáp viên từ khách hàng của doanh nghiệp đến nhân viên, chuyên viên IT và cấp quản lý đang công tác tại bốn doanh nghiệp trên xoay quanh các yếu tố trong mô hình đề xuất và thực hiện gửi bảng câu hỏi đến khách hàng của bốn doanh nghiệp về nhóm yếu tố người tiêu dùng và nhóm yếu tố hệ thống thông tin TMĐT của doanh nghiệp. Mặt khác nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ các nguồn thứ cấp như các nhận định của các chuyên gia được đăng trên báo chí, phóng sự, được trình bày ở Mục 3.4 (Chương 3). Phương pháp phân tích số liệu được chọn cho nghiên cứu này là thông qua nghiên cứu các dữ liệu của quá trình phỏng vấn với các Đáp viên từ đó nhận định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TMĐT thực tế. Riêng nhóm yếu tố Hệ thống thông tin TMĐT được sử dụng thang đo Liker với khoảng cách 5 cấp bậc tương đương với sự đồng ý hài lòng của khách hàng nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng về Hệ thống thông tin TMĐT của bốn doanh nghiệp từ đó kết hợp với dữ liệu phỏng vấn xác định yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh TMĐT, sau đó tiến hành so sánh với mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu 2.

Chương 4 thực hiện phân tích các dữ liệu phỏng vấn và dữ liệu bảng câu hỏi từ mô hình đề xuất, kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm 51 yếu tố của mô hình đề xuất được loại bỏ 4 yếu tố không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như sự thành công của doanh nghiệp TMĐT. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu xuất hiện thêm 8 yếu tố mới không tìm thấy từ lý thuyết, như vậy mô hình nghiên cứu thực tế tại bốn doanh nghiệp TMĐT sẽ bao gồm 55 yếu tố như được trình bày ở Bảng 4.1 và Hình 4.6, các yếu tố này giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 của đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022