Đặc Điểm Của Nhóm Lao Động Chức Năng Sự Nghiệp Ngành Du Lịch


Bộ phận lao động này thường chiếm tỉ lệ không lớn trong toàn bộ đội ngũ nhân lực du lịch. Yêu cầu về trình độ của bộ phân này cao, kiến thức rộng, đặc biệt là kiến thức, khả năng về quản lý nhà nước và chuyên môn về du lịch. [9, tr.134]

1.2.3. Đặc điểm của nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch

Bộ phận này bao gồm những người làm việc ở các cơ sở liên quan đến giáo dục - đào tạo như: cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về du lịch, cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch, giữ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học về du lịch, có vai trò to lớn trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện tại và tương lai có đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành hay không là do đóng góp của những người làm công tác đào tạo.

Đây là đội ngũ lao động đòi hỏi phải có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực du lịch, phải được đào tạo cơ bản và lâu dài, có năng khiếu và đạo đức sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập. [9, tr.135]

1.2.4. Đặc điểm của nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch

1.2.4.1. Đặc điểm của nhóm lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch

Nhóm lao động này là những người đứng đầu (người lãnh đạo) các cơ sở kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận tải… (như: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc…). Lao động của những người lãnh đạo là loại lao động trí óc đặc biệt, là người ra và tổ chức thực hiện các quyết định trong doanh nghiệp, đồng thời lao động này mang tính tổng hợp với rất nhiều mối quan hệ khác nhau, vừa là lao động quản lý, vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, vừa là lao động của các hoạt động xã hội


khác. Với tư cách là người quản lý, người lãnh đạo là người điều hoà các mối quan hệ, là tấm gương cho mọi người về nhiều mặt. Với tư cách là một nhà chuyên môn, người lãnh đạo là người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy đạt hiệu quả kinh doanh. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo còn tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, văn hoá, thể thao…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.2.4.2. Đặc điểm của nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch

Nhóm lao động này bao gồm: lao động thuộc phòng kế hoạch - đầu tư và phát triển, lao động thuộc phòng tài chính - kế toán (phòng kinh tế), lao động thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp, lao động thuộc phòng quản lý nhân sự… Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp. Điểm nổi bật của lao động thuộc nhóm này là phải có khả năng phân tích các vấn đề đã, đang và sắp xảy ra trong doanh nghiệp, đồng thời biết tổng hợp các vấn đề, giúp cho lãnh đạo trong việc ra các quyết định quản lý. Để có cơ sở và khả năng phân tích - tổng hợp vấn đề, đòi hỏi người lao động quản lý theo các nghiệp vụ phải được đào tạo theo đúng chuyên ngành, có kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh du lịch, phải năng động, khả năng thích nghi tốt, cùng với các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp khác (khách quan, thẳng thắn, lành mạnh).

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 3

1.2.4.3. Đặc điểm của nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp


Lao động thuộc nhóm này là những người không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách, gồm nhân viên thường trực bảo vệ, nhân viên làm vệ sinh môi trường, nhân viên sửa chữa điện nước, nhân viên cung ứng hàng hoá, nhân viên tạp vụ. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Những yêu cầu đối với bộ phận này là luôn trong tình trạng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, có những quyết định kịp thời giải quyết tốt mọi công việc hàng ngày cũng như đột xuất, năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

1.2.4.4. Đặc điểm của nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách

Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp và tùy theo từng lĩnh vực nghiệp vụ có những yêu cầu cụ thể. Trong khách sạn có: lao động thuộc nghề lễ tân, nghề phục vụ buồng, nghề chế biến nấu ăn, nghề phục vụ bàn và pha chế đồ uống. Trong kinh doanh lữ hành có: lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch, lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch… Trong ngành vận chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển…

Đối với lao động thuộc nghề chế biến món ăn: Việc nấu ăn để phục vụ hoạt động du lịch khác rất nhiều với việc nấu ăn trong gia đình, bởi vậy yêu cầu đối với lao động làm nghề này đòi hỏi những điều kiện nhất định. Người đầu bếp phải có kiến thức về thẩm mỹ, về sử dụng gia vị, cân bằng âm dương trong ăn uống, phải có kỹ năng về cắt tỉa, thái, gọt rau củ quả để trình bày trong món ăn, các kỹ thuật chế biến món ăn: tẩm ướp, các phương pháp làm chín: luộc, hầm, chưng, xào, nấu, nướng…

Đối với lao động thuộc nghề phục vụ bàn: Sản phẩm của người nhân viên phục vụ bàn là các dịch vụ được thể hiện bằng cường độ lao động, nghệ


thuật và thái độ ứng xử với khách hàng. Về mặt nghề nghiệp đòi hỏi người phục vụ phải có những kiến thức cơ bản về trình bày bàn ăn, biết cách phục vụ các món ăn đồ uống với những thao tác cơ bản như: bưng, bê, gắp, rót…, biết cách phục vụ các loại tiệc khác nhau…

Đối với lao động thuộc nghề pha chế và phục vụ đồ uống: Những người làm nghề này phải có kiến thức về đồ uống tự nhiên và đồ uống pha chế, đồ uống có cồn và đồ uống không cồn, các loại rượu khác nhau, các loại cocktail, cách thức pha chế, các loại ly cốc phù hợp, cách phục vụ, …‌

Đối với lao động thuộc nghề lễ tân: Nhân viên lễ tân được xem là bộ mặt của khách sạn, bởi vậy yêu cầu cần có không chỉ là ngoại ngữ, hình thức mà đòi hỏi phải có kiến thức về nghề lễ tân, về thị trường, về thanh toán quốc tế, về cách đón tiếp và phục vụ khách…, phải có thái độ nhã nhặn, phong cách lịch sự, nói năng mềm mỏng…

Yêu cầu đối với lao động thuộc nghề phục vụ buồng là phải có kiến thức về nghiệp vụ phục vụ buồng, các loại trang thiết bị trong buồng ngủ, cách giữ gìn và bảo quản, cách sử dụng các loại nguyên vật liệu và hoá chất…

1.3. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch

Yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực du lịch thường liên quan đến số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động cần bổ sung, tuyển dụng theo các ngành nghề, vị trí công việc và mục tiêu phát triển của ngành. Trên cơ sở các đặc điểm của hoạt động du lịch kết hợp với tình hình mới, nhiệm vụ mới và xu thế mới của nền kinh tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực du lịch cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

1.3.1. Yêu cầu về số lượng

Số lượng nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần bổ sung cho nguồn nhân lực toàn ngành du lịch nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển về số lượng


nguồn nhân lực du lịch không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi ngành mà còn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội sâu rộng như việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, thu hút lao động từ các ngành khác chuyển sang nhất là ngành nông nghiệp, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

Có thể coi tổng số học sinh, sinh viên được đào tạo từ các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học về du lịch là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho du lịch. Tuy nhiên cũng cần loại trừ một số trường hợp lao động được đào tạo đúng ngành nghề nhưng lại làm trong lĩnh vực khác và ngược lại, cũng có những người lao động được sử dụng mà không được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn. Việc cung cấp đủ lao động cho các nghiệp vụ cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động du lịch.

1.3.2. Yêu cầu về chất lượng

Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người, bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực cao góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được biểu hiện trực tiếp thông qua các kỹ năng cần thiết của người lao động về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp để hoàn thành các nhiệm vụ tương ứng với từng vị trí công việc. Yêu cầu này quyết định tới việc lực lượng lao động sử dụng có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết một cách tốt nhất và đạt được các mục tiêu xác định hay không? Tất cả lao động trong ngành du lịch phải có trình độ học vấn phổ thông và phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí, ngành


nghề công tác để có khả năng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng nhận thức và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Ngoài yếu tố hạt nhân là kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, phẩm chất chính trị, khả năng tiếp thu, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến và ý thức tự giác đối với cộng đồng xã hội và môi trường. Chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi phải luôn luôn được cải thiện và nâng cao không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ du lịch của khách hàng mà còn đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và thế giới. Đồng thời yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn góp phần vào sự phát triển nền kinh tế tri thức và cải thiện trình độ dân trí.

Về trình độ học vấn: Tuỳ thuộc vào tính chất cụ thể của từng công việc mà yêu cầu về trình độ học vấn là khác nhau song nhìn chung toàn bộ lao động trong ngành phải có trình độ phổ thông.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Những yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cần thiết với tất cả các nhóm lao động chức năng trong hoạt động du lịch, đặc biệt là với lao động quản lý, sự nghiệp, kinh doanh, trực tiếp phục vụ khách.

Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu mang tính chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực du lịch. Trình độ ngoại ngữ được thể hiện bằng khả năng của người lao động có thể giao dịch với khách bằng ngôn ngữ nước ngoài ở những mức độ khác nhau. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng khác nhau đối với từng công việc trong du lịch.

Yêu cầu chung về chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt sau

đây:

- Đảm bảo qua đào tạo được trang bị đúng và đủ kiến thức, kỹ năng,

quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp : thể


hiện cụ thể ở việc người lao động đó hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất (đối với cán bộ quản lý), thực hiện đúng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật theo từng nghiệp vụ cụ thể.

- Tinh thần thái độ phục vụ chu đáo tận tuỵ: thể hiện ở việc tạo dựng cho đội ngũ trực tiếp trong ngành du lịch một tinh thần tận tuỵ với công việc không ngại khó không ngại khổ, chu đáo góp phần thoả mãn nhu cầu của khách một cách tốt nhất, tạo được ấn tượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Có năng lực ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ cụ thể: thể hiện ở việc theo từng chuyên môn nghiệp vụ trong Ngành, đòi hỏi lao động phải có năng lực ngoại ngữ phù hợp, đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất và là điều kiện để thực hiện được các điều kiện ở trên.

- Đảm bảo lực lượng lao động giữa các vùng miền trên toàn quốc và các khu vực: thể hiện ở việc tránh tình trạng tranh giành lao động gây xáo trộn thị trường lao động du lịch, bởi vì sự phân bố không đồng đều về nhân lực du lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực.

Về chất lượng đào tạo phải đảm bảo học sinh tốt nghiệp các cơ sở đào tạo du lịch hay thông qua các đào tạo hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác tìm được việc làm trong ngành du lịch đúng với chuyên ngành đào tạo, được cơ sở sử dụng lao động thừa nhận và cuối cùng là phải đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của vị trí công việc.

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch có thể dựa vào việc phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của hệ thống các trường có liên quan đến đào tạo du lịch, tập trung vào một số vấn đề cơ bản như: chương trình, nội dung đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác hỗ trợ cho công tác đào tạo… Như vậy, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo du lịch.


1.3.3. Yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo du lịch

Để đảm bảo đáp ứng những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch về lâu dài, chất lượng các cơ sở đào tạo về du lịch giữ vị trí quan trọng. Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là phải đảm bảo thực thi được các công việc ở vị trí làm việc của mình và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bởi vậy vấn đề đặt ra là phải tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo trên nhiều mặt khác nhau, song nhìn chung có thể đưa ra một số yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo du lịch là:

- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, bao gồm hệ thống phòng học, phòng thực hành, phòng học ngoại ngữ, phòng học tin học, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy đủ tiêu chuẩn. Tập trung hoàn thiện và đa dạng hoá hệ thống các giáo trình, tài liệu tham khảo.

Đây là những điều kiện quan trọng cho công tác đào tạo, nếu các cơ sở đào tạo đảm bảo đầy đủ các điều kiện này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh viên trong quá trình nghiên cứu, thực hành. Do đặc trưng của việc đào tạo ngành nghề du lịch mang tính ứng dụng thực tiễn, thực hành cao, các điều kiện hỗ trợ này có tác động rất lớn tới trình độ, kỹ năng thực hành, tay nghề của người học.

- Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cơ hữu cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Đội ngũ giáo viên là những người truyền tải các nội dung đào tạo đến người học, kiến thức, kinh nghiệm, trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên tác động không nhỏ tới chất lượng của học sinh sinh viên, chất lượng của cơ sở đào tạo. Đây là điều kiện mang tính quyết định cho công tác đào tạo của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống cơ sở đào tạo du lịch.

- Chương trình và nội dung đào tạo cần sát với yêu cầu thực tiễn, nhờ đó sẽ đánh giá được chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo.

- Tăng cường giao lưu, hợp tác liên kết với cơ sở đào tạo du lịch nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023