Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam (Nguồn: [31])


Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (nguồn: [31])


65

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn từ nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 của VCB tăng trưởng khá so với trước đó. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng, do VCB đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động. Năm 2014 huy động vốn đạt 422.204 tỷ đồng, tăng 27,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (15,8%). Nếu tính nguồn vốn vay BHXH, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế năm 2013 đạt 340.259 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2012. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tương đối ổn định so với năm 2012, tỷ trọng vốn huy động bằng VNÐ duy trì ở mức 75%. Trong khi, huy động vốn từ dân cư tăng 6,8%, từ tổ chức kinh tế tăng 28,6% và huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng 29,3% so với năm 2012.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu huy động vốn của VCB giai đoạn 2010-2014


Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Thực hiện

2010

2011

2012

2013

2014

Theo thị trường

-Liên ngân hàng

69.613

86.829

34.066

44.044

43.238

-Nền kinh tế

204.756

227.017

285.382

332.246

422.204

Theo đối tượng

-Tổ chức kinh tế

104.590

105.430

123.302

159.104

195.981

-Dân cư, đối tượng khác

100.166

121.587

162.080

173.142

226.222

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 7

Nguồn: [31]

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Tính đến năm 2014, doanh số giải ngân cho các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng. Tập trung gần 42% nguồn vốn tín dụng

để giải ngân cho vay các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và ngành công nghệ cao. Thời kỳ này, VCB đã cam kết giải ngân cho vay đối với 487 khách hàng cá nhân có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với tổng cam kết giải ngân là 190 tỷ đồng, dư nợ tại 31/12/2014 tương ứng là 128 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng (bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 323.332 tỷ đồng, tăng 17,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Tín dụng tăng khá ở khâu bán buôn (13,32%) và SME (19,5%), tăng cao ở thể nhân (38,88%). Theo đó, tỷ trọng dư nợ thể nhân ở mức 16%, dư nợ SME ở mức 15,02% và dư nợ bán buôn ở mức 68,98% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn giữ ổn định như năm 2013.

Bảng: 2.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của VCB giai

đoạn 2010-2014


Đơn vị tính: Tỷ VND


Đối tượng

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh nghiệp NN

61.249

55.775

58.558

77.642

90.003

Công ty TNHH

32.852

38.453

48.660

60.459

69.454

DN có vốn đầu tư nước ngoài

9.744

12.893

13.290

13.890

17.883

HTX và C.Ty tư nhân

6.511

4.412

5.357

5.478

6.056

Cá nhân

18.709

20.873

28.784

37.259

51.744

Khác

47.749

77.012

86.518

79.586

88.193

Tổng dư nợ

176.814

209.418

241.167

274.314

323.332

Nguồn: [31]

2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng

a. Hoạt động đầu tư

Với mục đích đầu tư rõ ràng, VCB luôn thực hiện đầy đủ theo quy trình, tuân thủ các quy định về hoạt động đầu tư của NHNN và nội bộ ngân hàng đã đề ra, đa dạng hóa công cụ đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng lớn và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Đến cuối giai đoạn 2010 - 2014, tổng vốn đầu tư, góp vốn liên doanh, cổ phần đạt 3.546 tỷ đồng.

b. Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn 2010 - 2014 của VCB đạt được là khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2014 đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2013, chiếm 16,32% thị phần xuất nhập khẩu cả nuớc, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số và thị phần thanh toán XNK lớn nhất cả nuớc.

VCB luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao tính phối hợp trong toàn hệ thống để tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng luới khách hàng và tăng cường doanh số giao dịch. Đến cuối giai đoạn 2010 - 2014, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 28,9 tỷ USD.

c. Kinh doanh thẻ

Trong giai đoạn 2010 - 2014, hoạt động kinh doanh thẻ tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của VCB trên thị trường, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thẻ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm sau so với năm trước tăng trưởng cao hơn từ 14% đến 74%. Riêng năm 2014, VCB đã phát hành được 1 242 750 thẻ các loại. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2013, đạt 110% kế hoạch năm và dẫn đầu thị trường với 44% thị phần tại thị trường thẻ vào cuối giai đoạn 2010 - 2014.

Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch năm 2014. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ tăng 39,9%.

Mạng lưới máy ATM và POS tiếp tục được tăng cường với tổng số máy tương ứng đến cuối giai đoạn 2010 -2014 là 1.917 và 42.238 được phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành lớn toàn quốc.

2.1.3. Tổ chức công tác tín dụng và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức công tác tín dụng và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thứ nhất, Tín dụng là một trong những công tác chính yếu nhất của VCB, vì vậy tại tất cả các tầng bậc tổ chức của VCB đều có bộ phận chuyên trách công tác tín dụng.

Thứ hai, Tín dụng là một trong các loại hoạt động có độ rủi ro cao, vì vậy cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng phải bảo đảm tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểm soát lẫn nhau, thông tin được tập trung đầy đủ, chính xác và kịp thời. Ngoài các bộ phận chuyên trách cung ứng tín dụng tới khách hàng, tại Hội sở chính VCB, công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải do các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm.

Thứ ba, Đảm bảo nguyên tắc linh hoạt, không cản trở hoặc làm xấu đi quan

hệ với khách hàng.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức công tác tín dụng và cho vay dự án đầu tư tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tổ chức công tác tín dụng và cho vay DAĐT tại VCB được phân làm ba cấp: Hội sở chính; Chi nhánh cấp I; và Chi nhánh cấp II.

a. Tại Hội sở chính

Ủy ban Quản lý rủi ro: Thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro. Nhiệm vụ chính của ủy ban là ban hành các chính sách chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả các loại hình rủi ro khác nhau trong hoạt động ngân hàng.

Hội đồng tín dụng Trung ương: Thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và quyết định các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc các chi nhánh.

Phòng Chính sách tín dụng thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng; Hướng dẫn và ban hành các chính sách chế độ liên quan đến hoạt động tín dụng; Xây dựng kế hoạch và các định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản: (1)Quản lý quan hệ với một số khách hàng lớn trong hệ thống VCB, (2)Tái thẩm định các dự án đầu tư vượt hạn mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh; (3)Trực tiếp xem xét thẩm định cho vay các dự án lớn tại Hà nội và các tỉnh phía Bắc (trừ các tỉnh đã có chi nhánh VCB)

Phòng Công nợ chịu trách nhiệm theo dõi quản lý toàn bộ các khoản vay khó đòi (trên 180 ngày); Theo dõi tính toán trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro; Xem xét thẩm định các khoản miễn giảm lãi vượt mức phán quyết của các Giám đốc chi nhánh.

Phòng Thông tin tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập thông tin liên quan đến phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong các hoạt động khác có liên quan.

Phòng Pháp chế chịu tránh nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến mọi hoạt động của VCB, trực tiếp tham gia soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng liên quan đến hoạt động tín dụng trong hệ thống.

b. Tại Chi nhánh cấp I

Hội đồng tín dụng cơ sở được thành lập nhằm hỗ trợ Ban giám đốc chi nhánh trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Nhiệm vụ chính của Hội đồng tín dụng cơ sở là xét duyệt Giới hạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh hoặc các khoản vay tuy

không vượt mức phấn quyết của Giám đốc chi nhánh song do phức tạp nên cần đưa ra Hội đồng tín dụng thẩm định đánh giá lại.

Tuỳ theo quy mô hoạt động, Sở giao dịch và các chi nhánh có thể thành lập riêng các phòng Tài trợ dự án, cho vay trả góp ..vv.. Trường hợp chi nhánh chỉ có một phòng quan hệ khách hàng, thì phòng đó chịu trách nhiệm xem xét cho vay tất cả các khoản vay của khách hàng.

Tại chi nhánh cấp II

Tại chi nhánh cấp II thường chỉ có một phòng Quan hệ khách hàng vì vậy phòng đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình cho vay đến khách hàng, bao gồm cả cho vay dự án đầu tư, nếu có.

Như vậy, công tác cho vay dự án tại VCB có thể được thực hiện trong toàn hệ thống của ngân hàng nhưng chủ yếu tập trung ở Hội sở chính và các chi nhánh cấp I, do Phòng Tài trợ dự án hoặc bộ phận tài trợ dự án thuộc Phòng Quan hệ khách hàng tại Hội sở chính và các chi nhánh thực hiện. Trình tự và tổ chức cho vay dự án đầu tư hoàn toàn tuân thủ các quy định về tổ chức và cơ cấu hoạt động tín dụng tại VCB.

2.2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG

2.2.1. Kết quả thực hiện cho vay dự án đầu tư

Kết quả thực hiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định lượng mà tác giả đã tổng hợp và tính toán. Một số chỉ tiêu có thể tổng hợp được từ nguồn thông tin thứ cấp là các báo cáo thường niên, báo cáo hoạt động cho vay DAĐT như: Dư nợ cho vay DAĐT doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Một số chỉ tiêu tác giả phải xây dựng dựa trên ước tính và phỏng vấn các cán bộ quản lý của VCB do ngân hàng chưa có hệ thống theo dõi, đó là các chỉ tiêu: số dự án đã thẩm định số dự án đã từ chối cho vay và số dự án đã giải ngân.

Bảng 2.3. Cơ cấu và số dự án đã thẩm định cho vay tại VCB giai đoạn

2010 - 2014



Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014

Dư nợ TDH

Tỷ VND

82.098

86.106

91.630

99.058

116.569

Tỷ lệ dư nợ

TDH/Tổng dư nợ

%

46

41

38

36

36

Doanh số cho vay

tín dụng TDH

Tỷ VND

185.259

194.304

213.207

209.020

293.199

Doanh số thu nợ tín

dụng trung dài hạn

Tỷ VND

171.076

190.296

207.683

201.592

275.688

Số dự án đã giải

ngân

dự án

842

777

1.122

995

1.248

Số dự án đã từ chối

cấp tín dụng

dự án

143

101

123

119

162

Số dự án đã thẩm

định

dự án

985

878

1.245

1.114

1.410

Nguồn: [31] và ước tính của NCS Căn cứ vào số liệu bảng 2.3, ta có thể thấy dư nợ cho vay DAĐT (dư nợ trung dài hạn), doanh số cho vay và doanh số thu nợ giai đoạn 2010 - 2014 tăng trưởng đều qua các năm về số tuyệt đối. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho vay DAĐT trong tổng dư nợ lại giảm đều qua các năm. Điều này chứng tỏ dư nợ và doanh số cho vay DAĐT tăng trưởng chậm hơn tương đối so với các hoạt động cho

vay khác, có thể giải thích bởi 02 nguyên nhân sau:


-Các NHTM Việt Nam hiện nay nhìn chung đều có xu hướng tập trung vào các dịch vụ bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Các chiến lược marketing tập trung nhiều nhóm dịch vụ và đối tượng khách hàng cá nhân. Do đó hoạt động cho vay tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ.

-Nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn kể từ giai đoạn khủng hoảng năm 2007- 2008. Tăng trưởng GDP hồi phục rất chậm, đó là nguyên nhân có ít DAĐT quy mô lớn được triển khai trong giai đoạn 2010 - 2014.

Các chỉ tiêu “Số dự án đã giải ngân”, “Số dự án đã từ chối cấp tín dụng” và “Số dự án đã thẩm định” được xây dựng hoàn toàn dựa trên ước tính của NCS vì

VCB chưa theo dõi các chỉ tiêu này. Đó cũng là hạn chế về mặt quản lý trong

công tác cho vay dự án tại VCB. Số liệu này được ước tính dựa trên cơ sở:


- Giá trị trung bình của một dự án đã giải ngân từ 190-250 tỷ

- Tỷ lệ dự án đã thẩm định và từ chối cấp tín dụng từ 11% - 17%

- Số dự án đã thẩm định = Số dự án đã giải ngân + Số dự án đã từ chối cấp

tín dụng


2.2.2. Chất lượng cho vay dự án đầu tư

Thực trạng về chất lượng cho vay DAĐT tại VCB được đánh giá dựa trên chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.4. Chất lượng cho vay DAĐT tại VCB giai đoạn 2010 - 2014



2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu (%)

2,41

1,52

2,16

1,91

1,85

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

1,12

1,14

1,57

1,27

0,66

Nguồn: [33]


Nhìn chung, VCB đã duy trì được tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tương đối thấp trong giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 2.03% - 2.83%. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay DAĐT ở mức 1.62% - 2.26%, tỷ lệ nợ quá hạn từ 1.12% - 3.51%. Đây là các tỷ lệ khá thấp so với các NHTM Việt Nam trong cùng thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn thấp luôn là điểm mạnh của VCB so với các NHTM khác. Ưu điểm này có được do các nguyên nhân sau:

-Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của VCB thường thấp hơn các NHTM khác, do đó VCB có khả năng lựa chọn được những khách hàng, dự án tốt hơn tương đối so với các NHTM khác vào cùng thời điểm.

-Đội ngũ cán bộ thẩm định của VCB luôn có mặt bằng chất lượng tốt nhất. Điều này chủ yếu do mặt bằng thu nhập của cán bộ nhân viên hệ thống VCB luôn ở mức cao nhất trong các NHTM Việt Nam. Tại VCB, cán bộ thẩm định cho vay dự án là một vị trí quan trọng, luôn được xếp lương bậc cao nhất trong hệ thống. Do đó, VCB dễ dàng tuyển dụng và duy trì đội ngũ cán bộ thẩm

định có chất lượng tốt. Ngoài ra, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại VCB

khá hiệu quả cũng góp phần duy trì chất lượng nguồn nhân lực.


2.2.3. Thời gian thẩm định cho vay Dự án đầu tư

Thời gian thẩm định một DAĐT tại VCB phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

quan trọng nhất là:


-Tính đầy đủ của bộ hồ sơ dự án. Thời gian thẩm định sẽ được rút ngắn nếu khách hàng chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn, trong trường hợp cần bổ sung thì khách hàng cần hợp tác và bổ sung hồ sơ nhanh chóng để rút ngắn thời gian thẩm định.

-Thời gian kiểm chứng các nguồn thông tin dự án, bao gồm các thông số đầu ra, đầu vào thông số kỹ thuật của dự án. Thông thường, với những dự án "phổ biến" ở Việt Nam hoặc đã từng được thực hiện thì thời gian kiểm chứng thông tin sẽ ngắn hơn các dự án chưa từng được thực hiện hoặc có nguồn thông tin dự án khó tiếp cận.

-Tính phức tạp và quy mô của dự án cũng ảnh hưởng đến thời gian thẩm định. Dự án càng phức tạp, càng có quy mô lớn thì thời gian thẩm định càng dài do cán bộ thẩm định phải thực hiện tác nghiệp nhiều hơn.

Để tổng hợp và nghiên cứu chỉ tiêu này, NCS dựa trên nguồn thông tin từ các báo cáo thẩm định cho vay DAĐT từ năm 2010 – 2014 [32] và phỏng vấn các cán bộ thẩm định, cán bộ quản lý công tác cho vay DAĐT. Các dự án lựa chọn nghiên cứu có đặc điểm sau:

- Có hồ sơ dự án đầy đủ hoặc thiếu sót không đáng kể

- Có tính phổ biến, cán bộ thẩm định không gặp nhiều khó khăn để tiếp cận các nguồn thông tin để đánh giá, phân tích, so sánh các thông số đầu vào và đầu ra của dự án.

- Quy mô của các DAĐT được phân loại theo tổng mức đầu tư. Đây cũng là cơ sở để tính phí thẩm định của VCB với DAĐT của khách hàng xin vay vốn.

Kết quả thống kê thời gian thẩm định cho vay DAĐT tính trung bình cho 1 dự án như sau:

Bảng 2.5. Thời gian thẩm định cho vay DAĐT tại VCB


Đơn vị: Ngày


Tổng mức đầu tư

Ngành kinh doanh

Công trình giao thông

Bất động

sản

Dây chuyền sản xuất

Hàng không

Thủy điện

Nông nghiệp

Dưới 50 tỷ

12

13

11

9

14

8

Từ 50 - 200 tỷ

24

26

22

18

28

16

Từ 200 - 500 tỷ

36

39

33

27

42

24

Trên 500 tỷ

48

52

44

36

56

32

Nguồn: Nghiên cứu của NCS


Qua bảng thống kê trên, ta thấy thời gian thẩm định kéo dài nhất đối với nhóm ngành thủy điện do tính phức tạp của dự án: Thẩm định dự án thủy điện không chỉ tính toán hiệu quả tài chính mà còn phải đánh giá các tác động về mặt xã hội, môi trường .v.v. Trong khi đó, nhóm ngành nông nghiệp có thời gian thẩm định ngắn nhất do nguồn thông tin để xác định các thông số đầu ra, đầu vào của ngành này khá dễ tiếp cận. Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý và một số khách hàng có DAĐT đã được cấp vốn, thời gian thẩm định DAĐT tại VCB đáp ứng tốt yêu cầu từ phía khách hàng, chưa có khách hàng tìm sang ngân hàng khác vay vốn do gặp vấn đề về thời gian thẩm định DAĐT tại VCB.

2.3. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO CÁC NỘI DUNG ĐỊNH TÍNH

Tại phần này, NCS tập trung đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay DAĐT tại VCB theo định tính. Các nội dung định tính được đánh giá là: Phương pháp thẩm định và Nội dung thẩm định.

Nội dung thẩm định được đánh giá qua các cấu phần:


- Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn

- Nội dung thẩm định năng lực chủ đầu tư

- Nội dung thẩm định dự án đầu tư do chủ đầu tư đề xuất

Để đánh giá nội dung thẩm định cho vay dự án tại VCB, NCS đã lựa chọn và nghiên cứu 05 dự án đã thẩm định thuộc các lĩnh vực khác nhau, thực hiện trên các địa bàn khác nhau. Để tuân thủ quy định về bảo mật thông tin khách hàng của VCB, một số thông tin chi tiết về tên CĐT, địa điểm thực hiện dự án, thông tin về tài sản đảm bảo .v.v. sẽ không được đề cập trong luận án này. Các dự án được lựa chọn nghiên cứu bao gồm:

- DAĐT Bệnh viện

- DAĐT Khu căn hộ & TTTM

- DAĐT Nhà máy SX bột đá

- DAĐT Hạ tầng lấn biển

- DAĐT Khu Resort bờ biển

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí