lâu dài, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, có hệ thống chi nhánh ở nhiều quốc gia, có nhiều nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm...Vì vậy, những kinh nghiệm mà các ngân hàng lớn ở nước ngoài đúc kết sẽ mang lại nhiều bài học cho các ngân hàng Việt Nam trong công tác phòng ngừa rủi ro trong TTQT
1.3.1.1 Phân loại khách hàng
Các ngân hàng nước ngoài có những tiêu chuẩn để phân loại khách hàng thuộc loại khách hàng có tình hình tài chính tốt, trung bình và xấu. Tùy mỗi ngân hàng mà có hệ thông tiêu chuẩn phân loại khác nhau. Khi tiến hành giao dịch với một khách hàng, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng đó thuộc nhóm khách hàng nào. Đối với khách hàng có tình hình tài chính tốt sẽ được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, bảo lãnh mở thư tín dụng có thể ký quỹ là 0%. Đối với những khách hàng có tình hình tài chính trung bình sẽ được cấp hạn mức chiết khấu có truy đòi, hạn mức bảo lãnh mở thư tín dụng có ký quỹ. Đối với khách hàng có tình hình tài chính xấu sẽ không được cấp hạn mức tín dụng hoặc phải trình lên hội đồng tín dụng. Có được bước chuẩn bị ban đầu tốt sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng sau này.
1.3.1.2 Sử dụng các thỏa thuận cho giao dịch thanh toán quốc tế trong hợp đồng, cam kết và mẫu biểu
Khi các ngân hàng tham gia vào các giao dịch tín dụng nói chung và các giao dịch tín dụng chứng từ nói riêng đều có những hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng được soạn thảo một cách chặt chẽ. Các hợp đồng, thỏa thuận đó có thể là hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu, thỏa thuận về ký quỹ thư tín dụng, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh nhận hàng của khách hàng. Trong các hợp đồng và thỏa thuận này, các ngân hàng thường đưa các điều khoản ràng buộc trách nhiệm của khách hàng khi có rủi ro xảy ra để giảm thiểu trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường có một bộ phận hoặc phòng ban chuyên soạn thảo các hợp đồng và mẫu biểu này để khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có đủ căn cứ để giảm thiểu trách nhiệm cho mình.
1.3.1.3 Chức năng thông tin về các khách hàng của phòng quan hệ quốc tế
Các ngân hàng nước ngoài thường có rất nhiều chi nhánh ở nhiều nước. Phòng quan hệ quốc tế của họ thường có những cẩm nang về nghiệp vụ để bảo đảm các giao dịch hàng ngày luôn chính xác và hiệu quả. Những cẩm nang này luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc trưng mỗi nước, mỗi chi nhánh. Ngoài ra, phòng quan hệ quốc tế luôn thực hiện cảnh báo cho các chi nhánh về các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng khi giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức tài chính (bao gồm chi nhánh của nó) tại một quốc gia. Tùy theo mức độ rủi ro mà các chi nhánh nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở những khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoặc tuyệt đối tránh giao dịch với một nước thường có chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế, hoặc các tổ chức tài chính hay bị phá sản, phong toả tài sản, đình trệ kinh doanh...
Ví dụ về danh sách các nước bị Mỹ cấm vận của các NHTM ở Việt Nam để hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi nhận và thanh toán tiền cho những khách hàng ở các nước này.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - 2
- Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ (Documentary Credit)
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới
- Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Eximbank Từ Năm 2007 Đến Năm
- Rủi Ro Đối Tác Trong Các Phương Thức Thanh Toán
- Các Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
1.3.1.4 Áp dụng công nghệ và đào tạo con người
Các ngân hàng nước ngoài thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật và công nghệ rất hiện đại để giảm bớt những rủi ro liên quan đến công nghệ. Các chi nhánh của ngân hàng ở bất kỳ đâu đều có thể truy cập thông tin của khách hàng, ngân hàng phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm được những rủi ro do thiếu thông tin. Ngoài ra, các ngân hàng này đều có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.
Chẳng hạn, Citibank là ngân hàng hàng đầu có đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp, các nhân viên cao cấp, có chuyên viên tư vấn nghiệp vụ có thể giải đáp các tình huống phức tạp cho các chi nhánh. Do vậy, nhân viên của họ làm việc chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thao tác thuần thục. Họ luôn đặt chất lượng công việc lên vị trí hàng đầu.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trên thế giới
Qua tìm hiểu những kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trên thế giới có thể thấy họ rất coi trọng chất lượng cũng như trình độ kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế, và những hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng được soạn thảo một cách chặt chẽ. Mỗi ngân hàng trên thế giới đều có mô hình chức năng và kinh nghiệm hoạt động khác nhau. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này của các ngân hàng nhưng tuỳ vào mô hình điều kiện riêng có của mình mà có các giải pháp cụ thể trong việc phòng ngừa xử lý rủi ro trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên chúng ta có rút ra những bài học chung nhất cho các ngân hàng trong việc phòng ngừa xử lý rủi ro trong thanh toán quốc tế là phải phân loại khách hàng, phát huy hiệu quả của phòng quan hệ quốc tế, và không ngừng phát triển công nghệ thông tin ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các phương thức thanh toán gắn liền với nó, đều hàm chứa những rủi ro khác nhau và có thể xảy đến với tất cả đối tượng liên quan, nhất là đối tượng trung gian “ngân hàng”. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát được các rủi ro trong từng phương thức thanh toán rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng như đối với đội ngũ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này, và có như vậy các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu mới mong đạt được sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Với tinh thần đó, Chương I đã cho chúng ta tất cả những cơ sở lý luận về rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế. Lý luận là vậy, nhưng thực tế chúng ta đã vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế như thế nào trong thời gian qua và kết quả như thế nào, việc kiểm soát rủi ro ra sao. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu điều này trong chương II sau đây với điểm nghiên cứu là Eximbank Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT VÀ RỦI RO
TRONG TTQT TẠI EXIMBANK
2.1 Tổng quan về Eximbank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank
2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới
Ngân hàng chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi
(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
2.1.1.2 Thành tích và sự ghi nhận
Năm 2009, Eximbank Vietnam tăng vốn điều lệ lên 8,800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, và đạt được thương hiệu Việt 2009 do độc giả Tạp Chí Thương Hiệu Việt bình chọn, thương hiệu Vàng – Golden Brand Awards 2009 do Hiệp Hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) bình chọn.
Năm 2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng; đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại. Trong 4 năm liên tiếp Eximbank đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn và vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước.
Năm 2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động; được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thương Hiệu Vàng” và đạt giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Qui trình đáng giá và lựa chọn được Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức. Năm 2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam
2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và
lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại
tổ chức và vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.
Năm 2005, Eximbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit; là Ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN.
2.1.2 Kết quả họat động kinh doanh của Eximbank từ năm 2007 đến năm
2009
2.1.2.1 Về huy động vốn
35.000
30.000
25.000
20.000
15.000
10.000
5.000
0
32.780
23.590
14.209
8.741
2008
Naêm
2009
Doanh Nghiệp
Cá Nhân
Tỷ Đồng
Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trong toàn hệ thống đạt 46,989 tỷ đồng, tăng 45% (tương đương 14,658 tỷ đồng) so với năm 2008, đạt 104% kế hoạch năm 2009.
Hình 2.1 Huy Động Vốn Từ Tổ Chức Kinh Tế Và Dân Cư Năm 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008-2009 của Eximbank Việt Nam)
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2009 đạt 14,209 tỷ đồng, tăng 62.6
%(tương đương 5,468 tỷ đồng) so với đầu năm 2008, đạt 101,3% so với kế hoạch. Số
dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm 30% trong tổng huy động vốn. Huy động vốn từ dân cư đạt32,780 tỷ đồng, tăng 39%(tương đương 9,190 tỷ đồng) so với đầu năm 2009, chiếm 70% trong tổng huy động.
Cá nhân Doanh nghiệp
30%
70%
Đơn vị (%)
Hình 2.2 Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Eximbank Việt Nam)
2.1.2.2 Về sử dụng vốn
Cùng với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, doanh số cho vay của Eximbank đạt hơn 140,000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 38,580 tỷ đồng, tăng 82%(mức tăng trưởng của ngành là 38%) so với đầu năm, đạt 113% kế hoạch. Trong đó, cơ cấu tín dụng bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng đạt 198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0.5%, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 26,827 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69.5%, tăng 90.8%(tương đương 12,765 tỷ đồng) so với đầu năm; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 11,555 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%, tăng 61%(tương đương 4,385 tỷ đồng) so với đầu năm 2009.
Cá nhân Doanh nghiệp
Tổ chức tín dụng
0,5%
30,0%
69,5%
Đơn vị (%)
Hình 2.3 Cơ Cấu Dư Nợ Theo Đối Tượng Khách Hàng
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam)