2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ
Đối với dịch vụ hỗ trợ du học sinh, Eximbank tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị dịch vụ du học đến khách hàng thông qua hợp tác với các công ty tư vấn du học lớn tại Việt Nam, tổ chức nhiều chương trình hội thảo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói đến khách hàng như Hội chợ giáo dục phát triển Thành phố.Hồ Chí Minh tại nhà thi đấu Phú Thọ, Hội thảo du học Úc,…Kết quả đạt được trong năm 2009 hết sức khả quan: doanh số chuyển tiền du học, định cư, chuyển thu nhập về nước,…đạt trên 77 triệu USD, tăng 55% so với năm 2008.
Về hoạt động kiều hối, trong năm, do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến công ăn, việc làm, chi tiêu của kiều bào Việt Nam trên thế giới, kéo theo lượng kiều hối chảy về Việt Nam giảm 20% so với năm 2008. Kết thúc năm 2009, doanh số chuyển tiền kiều hối, thanh toán, vãng lai,…tại Eximbank đạt gần 197 triệu USD.
Về dịch vụ thẻ, năm 2009 Eximbank đạt được 288,587 thẻ, tăng 42% so với năm 2008. Doanh số sử dụng thẻ đạt 4,173 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2008. Doanh số thanh toán thẻ đạt 3,200 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2008. Tổng số máy ATM đã lắp đặt là 2,600 máy.
2.1.2.4 Phát triển mạng lưới hoạt động
Năm 2009, Eximbank đã đưa vào hoạt động 4 chi nhánh và 25 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch đang hoạt động của Eximbank lên 140 (gồm 1 Sở Giao Dịch, 37 Chi nhánh và 102 Phòng giao dịch), tăng 29 điểm giao dịch so với năm 2008. So với năm 2007 tổng số điểm giao dịch của năm 2009 tăng lên hơn gấp đôi. Mạng lưới giao dịch của Eximbank trải khắp 17 tỉnh thành trên toàn quốc.
Mạng lưới hoạt động
150
140
111
100
66
50
Ñieåm giao dòch
0
2007
2008
2009
Hình 2.4 Mạng lưới hoạt động
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam)
2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản của Eximbank tăng qua các năm, năm 2007 tổng tài sản của Eximbank là 33.710 tỷ đồng, năm 2008 là 48.248 tỷ đồng, tăng 14.538 tỷ đồng so với năm 2007, đến năm 2009 tổng tài sản của Eximbank đạt 65.448 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 17.200 tỷ đồng.
1.670 tỷ đồng, tăng 30 % so với năm 200
1.289 tỷ đồng tăng 94% và năm 2009 đạ
8.
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0
65.448 t
48.248
33.710
2007
2008
Năm
2009
2.000
1.670
1.500
1.289
1.000
663
500
0
2007
2008
Năm
2009
Tỷ Đồng
Tỉ Đồng
Lợi nhuận trước thuế của Eximbank năm 2007 đạt 663 tỷ đồng, năm 2008 là
Hình 2.5 Tổng Tài Sản Hình 2.6 Lợi Nhuận Trước Thuế
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam)
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank từ năm 2007 đến năm
2009
2.2.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank
Hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của Eximbank từ trước đến nay. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình và có trình độ, chuyên môn sâu luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng về chuyên môn, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là công tác tư vấn hiệu quả cho khách hàng.
Với mạng lưới giao dịch đối ngoại rộng lớn với hơn 700 Ngân hàng ở 65 nước trên thế giới, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được Eximbank được thực hiện theo tập quán quốc tế UCP 600, URR 525, URC 522,… của Phòng thương mại quốc tế (ICC) và các quy định, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Hệ thống thanh toán của Eximbank bảo đảm các giao dịch thanh toán quốc
tế của khách hàng luôn chính xác, an toàn, nhanh chóng và tiết kiện chi phí nhất.
Eximbank đã tham gia vào hệ thống Swift (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995.
Năm 2006 và năm 2007 Eximbank vinh dự nhận được bằng khen của Ngân hàng Standard Chartered Bank, Ngân hàng HSBC trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế.
Năm 2008 Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về thanh toán quốc tế xuất sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế
2.2.2 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank
2.2.2.1 Doanh số thanh toán quốc tế
Chất lượng dịch vụ thanh toán là thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này được kiểm chứng trong suốt 20 năm hoạt động và được nhiều tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận như Standard Charterd Bank, HSBC, Wachovia Bank New York,…
Doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank năm 2008 đạt 2,900 triệu USD, tăng 47% (tương đương 1,000 triệu USD) so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thanh toán quốc tế đạt 3,098.19 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2008 là 153.2 triệu USD
tương đương 5,2%. Nguyên nhân doanh số thanh toán quốc tế của Eximbank năm 2009 tăng ít là do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn phải đương đầu với nhiều áp lực từ thị trong và ngoài nước.
Đơn vị tính : triệu USD
Doanh số thanh toán quốc tế
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2944,99
3098,19
2002,6
Doanh số TTQT
2007
2008
2009
Hình 2.7 Doanh số thanh toán quốc tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam)
2.2.2.2 Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế tại Eximbank
Trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank qua các năm gần đây thì tỷ lệ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền (TTR) chiếm hơn 50%, kế tiếp là phương thức tín dụng chứng từ , chiếm khoảng 40%, và phương thức nhờ thu chiếm khoảng 8%.
Bảng 2.1 - Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế Đơn vị: %
L/C | TTR | Nhờ thu | |
2007 | 41,39 | 52,06 | 6,55 |
2008 | 41,39 | 52,06 | 6,55 |
2009 | 40,33 | 51,05 | 8,62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ (Documentary Credit)
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới
- Sử Dụng Các Thỏa Thuận Cho Giao Dịch Thanh Toán Quốc Tế Trong Hợp Đồng, Cam Kết Và Mẫu Biểu
- Rủi Ro Đối Tác Trong Các Phương Thức Thanh Toán
- Các Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank
- Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Eximbank Việt Nam)
2000
1500
1000
2007
2008
2009
500
0
L/C
Nhờ thu
TTR
828,93
1219
1249,4
1042,5
1533
1581,6
Đơn vị tính: Triệu USD
131,21
192,94
267,13
Hình 2.8 Trị Giá Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam)
Năm 2008 thanh toán L/C đạt 1,219 triệu USD tăng 390.07 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009 thanh toán L/C đạt 1,249.43 triệu USD, tăng 30.41 triệu USD tương đương 2.5% so với năm 2008.
Thanh toán nhờ thu năm 2008 đạt 192.94 triệu USD tăng 61.73 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009 thanh toán nhờ thu đạt 267.13 triệu USD, tăng 74.09 triệu USD tương đương tăng 38.45% so với năm 2008.
Thanh toán TTR năm 2008 đạt 1,533 triệu USD tăng 490.5 triệu USD tương đương 47% so với năm 2007. Năm 2009 thanh toán TTR đạt 1,518.63 triệu USD, tăng
48.6 triệu USD, tương đương 3.17% so với năm 2008.
Về xuất khẩu đạt doanh số 1,093.95 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1.93 kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 29.3% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản (143.65 triệu USD), hàng dệt may (20.13 triệu USD), giày dép (12.89 triệu USD), hàng thủ công mỹ nghệ (28.3 triệu USD),…
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2008 và năm 2009
Năm 2009 | Năm 2008 | (+/-) 2009 so với 2008 | ||
Trị giá | Tỷ lệ (%) | |||
L/C (triệu USD) | 356,46 | 322,75 | 33,71 | 10,44 |
Nhờ thu (triệu USD) | 128,26 | 78,71 | 49,55 | 62,95 |
TTR (triệu USD) | 609,23 | 444,51 | 164,72 | 37,06 |
Tổng (triệu USD) | 1.093,95 | 845,97 | 247,98 | 29,31 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008-2009 của Eximbank Việt Nam)
Về nhập khẩu, doanh số thanh toán đạt 2,004.24 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2.92% kim ngạch nhập khẩu cả nước, giảm 4.52% so với cùng kỳ. Các mặt hàng có doanh số nhập khẩu cao như máy móc thiết bị (194.76 triệu USD), sắt thép (103.05 triệu USD), xăng dầu (146.34 triệu USD), ô tô và phụ tùng ô tô (49.26 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (58.35 triệu USD)
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2008 và năm 2009
Năm 2009 | Năm 2008 | (+/-) 2009 so với 2008 | ||
Trị giá | Tỷ lệ (%) | |||
L/C (triệu USD) | 892,97 | 896,27 | -3,30 | -0,37 |
Nhờ thu (triệu USD) | 138,87 | 114,33 | 24,54 | 21,46 |
TTR (triệu USD) | 972,40 | 1.088,52 | -116,12 | -10,67 |
Tổng (triệu USD) | 2.004,24 | 2.099,12 | -94,88 | -4,52 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008-2009 của Eximbank Việt Nam)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm nay của Eximbank chịu ảnh hưởng do suy thoái kinh tế, chủ yếu giảm ở doanh số nhập khẩu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: do biến động giá của thị trường thế giới ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường trong nước của một số mặt hàng nhập khẩu nên Eximbank đã chủ động hạn chế việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro; do tình trạng khan hiếm ngoại tệ kéo dài dẫn đến việc đã hạn chế mở L/C có trị giá lớn; các nguyên nhân trên cũng phần nào làm chuyển dịch một lượng khách hàng của Eximbank sang giao dịch ở các ngân hàng khác. Tình hình xuất khẩu khả quan hơn
nhờ vào những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các sản phẩm tài trợ XNK của Eximbank đã phát huy hiệu quả đẩy mạnh doanh số xuất khẩu.
Tỷ Đồng
Tổng thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 86 tỷ, tăng 35 tỷ tương đương 68.25%, năm 2009 đạt 137 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương đương tăng 60.15% so với năm 2008.
160
140
120
100
80
60
40
20
0
137
86
51
2007
2008
Năm
2009
Hình 2.9 Phí Thanh Toán Quốc Tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam
2.3 Tình hình rủi ro trong TTQT tại Eximbank
2.3.1 Rủi ro trong TTQT tại Eximbank
2.3.1.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý
Trong TTQT, bất cứ một thay đổi nào về chính trị, pháp lý của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia giao dịch. Không chỉ mâu thuẫn giữa luật pháp các nước, mà ngay cả sự thay đổi về chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch cũng gây khó khăn cho các Ngân hàng trong hoạt động TTQT.
Như chúng ta đã biết, thanh toán quốc tế là một hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh
hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế. Ngoài ra còn có những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng gây nên như: chiến tranh, đình công, động đất, núi lửa, cấm vận… gây tổn thất cho các bên liên quan
Tình huống 1:
Năm 2005, Eximbank có mở một L/C cho Doanh nghiệp tư nhân Hải Thông nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Iraq. Khi chứng từ về đến Eximbank cũng là lúc hàng vế đến cảng của TP. Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp tư nhân Hải Thông đưa công văn chấp nhận mọi bất hợp lệ của bộ chứng từ và cam kết thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng là 55,000USD. Theo đúng quy trình thanh toán hàng nhập khẩu theo TDCT, Eximbank đã tiến hành thanh toán trị giá lô hàng trên cho ngân hàng xuất trình bộ chứng từ ở Iraq. Nhưng không may, thời điểm mà Eximbank thanh toán cho ngân hàng ở Iraq thì nước Iraq đang bị lệnh cấm vận của Mỹ nên toàn bộ số tiền 55,000USD khi qua hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã không được chuyển trả cho ngân hàng ở Iraq. Cuối cùng Eximbank phải nhờ đến ngân hàng nostro là JPMorgan Chase can thiệp để chuyển trả lại số tiền trên cho Eximbank, nhưng không đầy đủ sau khi bị trừ đi các khoản chi phí chỉ còn lại USD54,900
2.3.1.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối
Như chúng ta đã biết khi tỷ giá biến động sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặt biệt là trong tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu. Đầu tháng 6/2008, tỷ giá đột ngột tăng mạnh lên gần 17.000 đồng/đôla (ngoài thị trường tự do có lúc lên đến 19.000 đồng/đôla), các Ngân hàng bán với giá trần. Các nhà nhập khẩu muốn mua thì phải chịu thêm phí mua đôla hoặc bán cho các doanh nghiệp theo tỷ giá chuyển đổi (thay vì bán đôla theo đúng giá niêm yết thì Ngân hàng không có đôla để bán, Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp mua EUR theo tỷ giá ngân hàng ấn định rồi mới chuyển đổi qua đôla). Các doanh nghiệp nhập khẩu lúc này đã lở ký hợp đồng phải thanh toán tiền hàng cho kịp nên đành chấp nhận những khoản phí phát sinh thêm này. Điều này khiến cho lợi nhuận của các nhà nhập khẩu bị thiệt hại nặng thậm chí có nhiều doanh nghiệp bị lỗ nặng nề. Tuy nhiên đối với các nhà xuất khẩu, khi thu được