Các Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank


ứng trước 20 % trị giá hợp đồng (EUR 40,000), L/C at sight có xác nhận 80 %trị giá

hợp đồng (EUR 160,000)

Eximbank đã phát hành L/C xác nhận cho người hưởng lợi “Mega Bike SRL” qua ngân hàng thông báo và xác nhận là “Banca Monte Dei Paschi Di Siena Roma Italia” với điều khoản “Ngân hàng xác nhận được phép đòi tiền bằng điện từ ngân hàng hoàn trả “Deutsche Bank Frankfurt Germany” với điều kiện bộ chứng từ phải phù hợp với L/C”. Ngày 12/09/07, ngân hàng xác nhận L/C đã điện thông báo cho Eximbank về việc “Chiết khấu bộ chứng từ phù hợp với L/C và điện đòi tiền ngân hàng hoàn trả với ngày giá trị 16/09/07” theo như chỉ định trong L/C. Tuy nhiên, ngày 14/09/07, Eximbank đã nhận được bộ chứng từ, kiểm tra nó và tìm thấy quá nhiều điểm sai biệt quan trọng, đồng thời thông báo ngay cho người yêu cầu mở L/C về tình trạng bộ chứng từ và được xác nhận “Từ chối chứng từ, không thanh toán do hàng hóa chưa về”.Nhằm ngăn chặn tổn thất, ngay lập tức Eximbank, một mặt, đã điện báo cho ngân hàng hoàn trả về việc không thanh toán và mặt khác, gửi thông báo từ chối chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng xác nhận. Khi đó, phản ứng của ngân hàng này là yêu cầu Eximbank phải thanh toán ngay hoặc gởi trả lại ngay bộ chứng từ cho họ (Ghi chú: họ sẵn lòng thanh toán các khoản bưu phí và điện phí liên quan). Tuy nhiên,vấn đề đáng nói là người yêu cầu mở L/C không muốn gửi trả lại bộ chứng từ vì họ e ngại rằng nếu gửi trả lại chứng từ, một mặt, họ sẽ không lấy được hàng khi hàng về đến, mặt khác, mất luôn cả khoản tiền đặt cọc 40.000EUR mà họ đã chuyển TTR trước đó. Do đó, không còn cách nào khác, vào ngày 26/09/07, người yêu cầu mở L/C buộc phải chấp nhận chứng từ và chỉ thị thanh toán.

Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:

Kết quả là mặc dù Cty Minh Long chưa xảy ra thiệt hại (không bị mất 40,000EUR), nhờ có sự ứng phó kịp thời của Eximbank. Tuy nhiên đây là bài học lớn cho Eximbank về cách hành xử của các ngân hàng có liên quan trong giao dịch, ngân hàng xác nhận cố tình xác nhận sai tình trạng chứng từ để đòi tiền bằng điện theo “L/C confirmed cho phép đòi tiền bằng điện từ ngân hàng hoàn trả”.


Tình huống 10:

Ngày 25 tháng 06 năm 2008, Eximbank có nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An xuất khẩu gạo trị giá USD150,000. Khi Eximbank kiểm tra chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện “freight collect”. Do đó, Eximbank đã đề nghị Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An thông báo người nhập khẩu sửa đổi thư tín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, 4 ngày sau Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An thông báo người nhập khẩu từ chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gởi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng và Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An phải bồi thường việc vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An đã yêu cầu Eximbank gởi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gởi Eximbank với điều khoản “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị Eximbank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng xuất trình bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”.

Nguyên nhân: Khi ký kết hợp đồng, người mua soạn sẵn hợp đồng với điều khoản chứng từ vận tải ghi cước phí trả trước “freight prepaid” còn điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi Thu Hoạch ký kết hợp đồng đã không kiểm tra điều khoản này bất lợi cho mình vì không thể lập được bộ chứng từ hợp lệ để thanh toán theo phương thức thư tín dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:

Mặc dù người nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng ngân hàng phát hành

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - 8

khấu trừ phí bất hợp lệ USD80

Eximbank hoàn toàn ở thế bị động khi không thể xuất trình được bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Đối với trường hợp như vậy, quyền chủ động thanh toán nằm trong tay của ngân hàng phát hành chứ không phải Eximbank. Nếu


ngân hàng phát hành có thiện chí thanh toán thì Eximbank cũng bị khấu trừ phí bất

hợp lệ.

Ngược lại khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán, rủi ro phát sinh cho là Eximbank không thu được tiền hàng, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ của Eximbank. Tuy nhiên, rủi ro như vậy có thể loại trừ nếu trước khi thư tín dụng được phát hành, Eximbank tư vấn cho khách hàng những điều khoản này gây bất lợi khi xuất trình bộ chứng từ.

Ngoài ra, Eximbank nói riêng và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung luôn phải đối đầu với rất nhiều rủi ro khác trong các phương thức TTQT như rủi ro tác nghiệp, rủi ro chiến lược, rủi ro từ hệ thống hỗ trợ (công nghệ thông tin, đường truyền…) Trong nhập khẩu, các nhà nhập khẩu Việt Nam thường bị ép thanh toán ứng trước trị giá hợp đồng, hoặc trong việc mở L/C bất lợi cho mình, khiến việc nhận hàng chậm trễ, chứng từ xuất trình sơ sài…; chấp nhận thanh toán bộ chứng từ không có chứng từ gốc dễ dẫn đến việc đòi tiền trên bộ chứng từ khác có chứng từ gốc; nhà nhập khẩu nhận hàng dưới bảo lãnh nhận hàng do Eximbank phát hành. Trong xuất khẩu, thời hạn xuất trình quá ngắn, không đảm bảo việc xuất trình dễ bị viện cớ để trả chứng từ không thanh toán; chọn phương thức thanh toán không phù hợp gây nhiều rủi ro; không có đầy đủ phương tiện và thông tin để điều tra kỹ về đối tác; kỹ năng đàm phán yếu kém, kiến thức mập mờ nên ký những hợp đồng không rõ ràng và bất lợi…

Bên cạnh đó, một trong những rủi ro được quan tâm hiện nay liên quan đến thanh toán quốc tế là rủi ro trong kiện tụng thực hiện vi phạm hợp đồng: Biện pháp khởi kiện bên vi phạm hợp đồng thực hiện rất khó khăn và tốn kém vì những vấn đề nan giải như: Khi khởi kiện bên mua hàng (takes a legal action against the buyer) để thu hồi nợ chưa được thanh toán thì sẽ áp dụng luật pháp của nước người mua, luật của nước người bán hay luật của một nước thứ ba? Vụ kiện (legal proceedings) sẽ được xử ở đâu. Ngay cả khi vụ kiện được xử ở một nước khác không phải tại nước người mua và người mua bị xử thua kiện thì cũng có khả năng bản án (Judgement) cũng không được người mua thi hành. Ngoài ra, việc khởi kiện tại một tòa án ở nước


ngoài là một vấn đề tốn thời gian (time consuming) và tốn kém (costly) cho bên bán. Vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong kiện tụng thực hiện vi phạm hợp đồng.

2.3.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong TTQT tại Eximbank

2.3.2.1Các nguyên nhân khách quan

a.Nguyên nhân từ phía khách hàng của Eximbank

Nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu Việt Nam thường có vị thế không cao trong quan hệ mua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán hay đòi tiền. Khi nhập khẩu thì bị các nhà xuất khẩu nước ép thanh toán ứng trước, còn khi xuất khẩu thì ngược lại là bị đối tác nước ngoài trì hoãn việc thanh toán.

Khách hàng trong nước khó khăn, không có khả năng thực hiện cam kết với Eximbank hoặc lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng để ràng buộc ngân hàng vào những hoạt động sai mục đích, trái pháp luật.

Nhà xuất khẩu là khách hàng của Eximbank cũng có một số hạn chế về hiểu biết nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn khi: đề nghị chuyển sang hình thức nhờ thu khi thấy bộ chứng từ có sai sót; chấp nhận L/C với những điều khoản khó thực hiện như thời hạn xuất trình quá ngắn (không đảm bảo việc xuất trình dễ bị viện cớ để trả chứng từ không thanh toán)…

Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình hoặc với các lý do chính trị, kinh tế,… mà không thực hiện được, gây tổn thất cho khách hàng và Eximbank.

b.Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Môi trường pháp lý: hiện nay chưa có văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, các bên tham gia vận dụng UCP làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn, nhưng đây chỉ là thông lệ quốc tế.


Trong khi đó các nước trên thế giới đều có những luật và văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù quốc gia

Chính sách thương mại: Quy định hoạt động xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan chưa ổn định, chính sách tỷ giá biến động mạnh ảnh hưởng đến nhà xuất nhập khẩu, làm tăng rủi ro hối đoái. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển lắm (chủ yếu là mua bán giao ngay (spot); forward, swap còn rất hạn chế). Điều này gây khó khăn cho việc tính toán hiệu quả và tránh rủi ro do biến động tỷ giá. Đặc biệt là sự biến động bất thường của giá USD như hiện nay là điều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của họ. Ngân hàng Nhà nước đã không quản lý và không điều khiển được sự ổn định giá mua bán USD cho các doanh nghiệp, điều này đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu không mua được nguồn USD theo giá niêm yết để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, ngược lại đó lại là nguồn thu thêm cho các nhà đầu cơ USD.

Công tác cung cấp thông tin tín dụng: chủ yếu lấy thông tin từ CIC. Tuy nhiên, công tác xây dựng và cung cấp thông tin cho các Ngân hàng đôi khi chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thông tin không được cập nhật, số liệu thiếu chính xác. Ngược lại, các Ngân hàng không chủ động cung cấp thông tin thường xuyên, dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro.

Mức độ hội nhập thế giới ngày càng tăng cao kéo theo môi trường kinh doanh phức hợp, hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi so với trước, tốc độ thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng cao, các hành vi trái phép từ bên ngoài chưa có kinh nghiệm nhận biết và khó phòng ngừa.

2.3.2.2Các nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại ở cả trụ sở chính và các chi nhánh đều trong tình trạng thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, chưa thực sự chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ; thiếu cán bộ đã qua thực tế, có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Tại nhiều chi nhánh, do thiếu cán bộ, một người phải làm kiêm nhiệm nhiều phần việc, có khi cán bộ thanh toán quốc tế làm cả


phần việc kế toán, dịch vụ khách hàng. Nhiều trường hợp sau khi được đào tạo làm TTQT lại bị chuyển đi làm nghiệp vụ khác; thiếu kiến thức về các luật pháp, thông lệ quốc tế (UCP, URR),…; khả năng ngoại ngữ hạn chế, chưa có khả năng tư vấn cho khách hàng trong các khâu xây dựng dự án, lựa chọn điều kiện thanh toán, đề xuất các công cụ bảo hiểm tỷ giá, lãi suất,… Cho đến nay, Eximbank vẫn thiếu một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ mạnh làm nồng cốt cho phát triển nghiệp vụ cũng như triển khai công tác đào tạo lại. Đặc biệt là cho đến nay Eximbank vẫn chưa mở những lớp đào tạo những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cơ bản về TTQT cho những nhân viên TTQT mới, cũng như chưa có tổ chức tập huấn phổ biến những kiến thức TTQT nâng cao và những tình huống rủi ro thường gặp cho những cán bộ chủ chốt.

Eximbank với hoạt động thanh toán XNK khá lớn, việc xử lý chứng từ mỗi ngày khá nhiều, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi nhân viên xử lý giao dịch phải có kinh nghiệm và chuyên môn khá vững, nắm rõ quy trình nghiệp vụ cũng như các biện pháp phối hợp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu. Nếu sơ suất sẽ không thể phòng ngừa và ngăn chặn một số thanh toán khống hay xuất trình chứng từ giả mạo hay không có chứng từ gốc mà L/C yêu cầu.

Quy chế tài trợ thương mại có định nghĩa các dịch vụ “Bao thanh toán (Factoring)”, “Biên lai tín thác (Trust Receipt)”, “phương thức giao chứng từ trả tiền”(Cash Against Document) … nhưng Eximbank chưa ban hành quy trình nghiệp vụ cho các sản phẩm trên cũng như chưa cho cài đặt chương trình quản lý các sản phẩm dịch vụ kể trên trên Module Trade Finance. Cho nên các nghiệp vụ này nếu có phát sinh sẽ gây lúng túng trong việc thực hiện, kéo theo sẽ có một số rủi ro nhất định.

Trình độ công nghệ Ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, có thể gây ra rủi ro cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cụ thể là trong hệ thống phần mềm Korebank chưa có phần theo dõi tự động các món L/C, D/A đến hạn phải trả cho nước ngoài, mà nhân viên TTQT phải theo dõi bằng sổ tay, đây là việc làm rất mất thời gian và không đảm bảo an toàn thanh toán đúng hạn cho nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín của Eximbank.

2.4 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Eximbank


Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, Eximbank

đã và đang thực hiện một số giải pháp quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế như sau:

Khi Eximbank tiếp nhận hồ sơ thanh toán ứng trước lần đầu của khách hàng nhập khẩu thì Eximbank sẽ kiểm tra uy tín của khách hàng, hỏi xem khách hàng nhập khẩu này đã từng nhập hàng với người xuất khẩu này hay chưa, người nhập khẩu này có được hợp đồng nhập khẩu này thông qua môi giới hay đã biết nhau từ trước. Nếu cần thiết thì bộ phận TTQT nhờ bộ phận tín dụng thẩm định thêm thông tin cũng như uy tín của khách hàng nhằm tránh trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”. Ngoài ra, nhân viên TTQT cũng phải kiểm tra mặt hàng nhập khẩu có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập hay không, quốc gia của nhà nhập khẩu có thuộc diện Mỹ cấm vận hay không. Theo quy định của Eximbank là 45 ngày sau khi chuyển tiền thanh toán ứng trước cho đối tác nước ngoài, nhà nhập khẩu phải bổ sung các chứng liên quan (tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, vận tải đơn,…) cho Eximbank. Tuy nhiên, chương trình phần mềm để theo dõi việc bổ sung chứng từ cũng như để nhắc nhở khách hàng chưa thật sự chặt chẽ để tránh trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”, hàng hoá thật không được giao cho nhà nhập khẩu.

Kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu xem có phải do người bán trực tiếp gửi hay không. Nếu không có thỏa thuận trước thì Eximbank không nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp đến. Đồng thời kiểm tra ngay số lượng chúng từ được liệt kê trên thư ngân hàng với chứng từ thực nhận và có đủ bản gốc chứng từ vận tải không để thông báo ngay cho nhà nhập khẩu chọn phương án xử lý là trả ngay hay tra soát ngân hàng chuyển chứng từ. Khi giao bộ chứng từ nhờ thu cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng, Exmbank yêu cầu nhân viên ngân hàng xem xét kỹ chữ ký và mẫu dấu đã đăng ký tại Eximbank, đồng thời có những biện pháp đảm bảo đủ tài sản để thanh toán cho nước ngoài nếu là thanh toán D/P (hoặc thực hiện ngay việc ký quỹ hay đảm bảo thanh toán bằng tiền vay dựa trên Giấy nhận nợ của khách hàng). Nếu là thanh toán D/A thì tại thời điểm nhà nhập khẩu chấpnhận hối phiếu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ mẫu dấu và chữ ký và xuất trình hợp đồng ngoại


thương (bản sao y) cho Eximbank. Ngày đáo hạn thanh toán, nếu bộ chứng từ nhờ thu nhận được thiếu chứng từ vận tải gốc thì nhà NK phải xuất trình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông quan liên quan tới các thông tin của bộ chứng từ nhờ thu mà Eximbank đã nhận.

Khi Eximbank tiếp nhận đơn xin mở L/C lần đầu tiên của khách hàng, Eximbank sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình các chứng từ sau:

Giấy đề nghị bán ngoại tệ (dùng để mua ngoại tệ ký quỹ)

Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng

Hợp đồng mua bán

Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu

Tài sản đảm bảo (đối với thư tín dụng trả chậm)

Đề nghị vay trả nợ nước ngoài nếu thư tín dụng có thời hạn hiệu lực trên 1

năm(thư tín dụng trả chậm)

Hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu

hoặc cầm cố lô hàng nhập khẩu để thanh toán)

Khi nhận được các chứng từ trên, Eximbank sẽ tiến hành thẩm định khách

hàng:

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: dựa trên báo cáo tài chính để xác

định lãi lỗ, cơ cấu vốn nhất là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, lưu chuyển dòng tiền…

Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng yêu cầu có giấy phép), lợi nhuận, giá cả so với giá thị trường, ảnh hưởng đối với môi trường, thị trường tiêu thụ, mục đích sử dụng…

Tài sản đảm bảo (tối đa 70% trị giá thư tín dụng): đảm bảo vốn gốc và lãi cùng những chi phí phát sinh nếu phải xử l. tài sản để thu hồi nợ.

Thông tin nợ của khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC).Đây là cơ sở để phát hành thư tín dụng. Mặt khác, việc thẩm định những doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí