tiền hàng sẽ đem bán cho Ngân hàng để lấy nội tệ hoạt động kinh doanh, lúc này khi thu mua lượng ngoại tệ trên, Ngân hàng sẽ trả thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu một khoản phí. Chính điều này sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu.
Hơn thế nữa chính những sự biến động về tỷ giá như trên đã làm cho trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng không ổn định, tạo ra những rủi ro về tỷ giá cho các ngân hàng thương mại trong đó có Eximbank.
Năm 2008, do tình hình ngoại tệ biến động như trên nên Eximbank đã hạn chế mở L/C cho nhiều công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nên một số khách hàng của Eximbank đã chuyển sang giao dịch với các ngân hàng khác làm cho Eximbank mất đi một lượng khách hàng đáng kể. Ngoài ra, có những bộ chứng từ trả chậm đến hạn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài nhưng Eximbank không đủ ngoại tệ để bán cho khách hàng, nên phải vay hoặc mua của các ngân hàng khác với lãi suất cao hoặc tỷ giá cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này.
Tình huống 2:
Eximbank phải chấp nhận thanh toán L/C số 2000ILSEIB09XXX đã mở trị giá 1,500,200 EUR cho ngân hàng Mizuho Corporation Bank mặc dù khách hàng nhập khẩu là Công XNK H.K có đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ. Lý do: đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ không được khách hàng thụ hưởng L/C và ngân hàng Mizuho Corporation Bank chấp nhận do đồng Đôla Mỹ đang bị giảm giá so với đồng Euro và thời hạn sửa đổi để sửa đổi điều khoản loại ngoại tệ thanh toán là 3 tháng trước khi hàng được giao đã trôi qua. Đây là một ví dụ mà khách hàng cũng như Eximbank là ngân hàng tài trợ thanh toán cũng bị rủi ro về biến động tỷ giá.
Tình huống 3:
Eximbank thường xuyên mở L/C cho các công ty trong nước để nhập khẩu vải, sợi. Các bộ chứng từ xuất trình cho mặt hàng này đa số rất nhiều và món tiền nhỏ, khó kiểm tra. Thường hay xảy ra các lỗi như: thư đòi tiền của ngân hàng nước ngoài nhiều hơn số tiền tổng các hóa đơn, các chứng nhận đóng gói (packing list) lên đến hàng chục trang nhưng kiểm tra số kiện thì nhiều hơn số kiện thể hiện trên chứng từ
vận tải mà vẫn đòi tiền trên số kiện của chứng từ đóng gói, xuất trình chứng từ vận tải không phải là bản gốc, hóa đơn đòi tiền hàng mẫu hay phí bưu điện không được đề cập trong L/C v.v…). Eximbank nhận định rõ, đây là những lỗi không nhỏ, gây một số rủi ro nhất định cho Eximbank khi tài trợ thanh toán những L/C này. Đó là khi thanh toán số tiền lớn hơn số tiền tổng các hóa đơn, số kiện trên các chứng từ đóng gói không như chứng từ vận tải thể hiện, thanh toán hàng mẫu hay phí bưu điện không đề cập trong L/C mà không biết hay thanh toán một chứng từ vận tải không phải chứng từ gốc (có thể giả mạo), tức là đã thanh toán khống tiền ra nước ngoài mà không có hàng hóa đối ứng, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, đây có thể không phải là sai sót của ngân hàng đòi tiền mà có thể là một sự cố ý khi mà lượng chứng từ dày đặc khó kiểm tra; hay người mua nợ tiền người bán nên cấu kết lừa ngân hàng để chuyển tiền khống.
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới
- Sử Dụng Các Thỏa Thuận Cho Giao Dịch Thanh Toán Quốc Tế Trong Hợp Đồng, Cam Kết Và Mẫu Biểu
- Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Eximbank Từ Năm 2007 Đến Năm
- Các Nguyên Nhân Gây Ra Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank
- Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Trong Ttqt Tại Eximbank
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Ttqt Của Eximbank Trong Thời Gian
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
2.3.1.3 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán
Tình huống 4:
Nhà nhập khẩu là Doanh nghiệp tư nhân Đồng Tâm, nhập khẩu thép từ công ty ở Đức. Công ty này mở L/C trả ngay tại Eximbank trị giá USD 245,000. Sau đó, bộ chứng từ xuất trình tại Eximbank và kiểm tra với các bất hợp lệ: giao hàng từng phần không được phép, giao hàng thiếu, ngày phát hàng của chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng. Eximbank theo chỉ thị người mua về nên tạm thời từ chối thanh toán bộ chứng từ trên cơ sở bộ chứng từ có bất hợp lệ vì lý do chính là hàng chưa về đến thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, người bán sau khi giao hàng xong, muốn nhận tiền hàng lập tức yêu cầu chuyển sang hình thức nhờ thu trả ngay (D/P at sight). Khi đó Eximbank trở thành ngân hàng trung gian phục vụ khách hàng và tuân thủ quốc tế về quy tắc thống nhất nhờ thu chứng từ bằng cách thông báo chi tiết về bộ chứng từ nhận được. Người mua biết hàng hóa vẫn chưa cập cảng nên cương quyết không nhận bộ chứng từ và thương lượng với người bán chỉ nhận bộ chứng từ và thanh toán khi hàng về cảng. Người bán do đã gửi hàng và bộ chứng từ khá lâu mà chưa nhận được tiền hàng lại không có bất kỳ thông tin nào từ phía ngân hàng thu hộ là Eximbank, do đã chuyển sang hình thức nhờ thu nên ngân hàng thu hộ (Eximbank)không có sự ràng
buộc về việc thông báo tình trạng bộ chứng từ cho người bán trong vòng 5 ngày làm việc theo quy định của UCP600. Người bán lại không tin tưởng người mua nên không thể tin và chờ người mua nhận hàng rồi mới thanh toán. Do đó, người bán thông qua ngân hàng xuất trình yêu cầu hoàn trả chứng từ không được trì hoãn vì có thể người bán đã tìm được đối tác khác để bán với giá cao hơn hoặc có có sự lừa đảo là thật sự người bán chưa giao hàng như đã tuyên bố với người mua.
Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:
Như vậy, giao dịch này đã không thành, gây ra một số rủi ro: người mua đang cần hàng mà không có hàng, tiềm ẩn rủi ro bị lừa đảo nếu trả tiền mà không nhận được hàng; người bán tốn chi phí để chở hàng bán cho đối tác khác…
Trong tình huống này, khi người mua và người bán chưa thật sự tin tưởng lẫn nhau thì phương thức tín dụng chứng từ vẫn đảm bảo việc thanh toán của người mua cho người bán hơn là phương thức nhờ thu.
Tình huống 5:
Ngày 01/05/2008 Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát xuất trình bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (D/A ) 90 ngày sau ngày B/L, trị giá USD 585,000, xuất khẩu cá ba sa cho Công ty Hoogland Foods BV của Hà Lan với ngân hàng thu hộ là Fortis Bank, ngày giao hàng là 26/04/2008, ngày đến hạn thanh toán là 25/07/2008.Nhưng việc thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, đến ngày đáo hạn 25/07/2008 Cty Minh Phát vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ đối tác.
Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands)
để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan.
Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Công ty Hoogland Foods BV thì... không có người nghe máy, lý do là Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands)để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan.
Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài ( Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho
ngân hàng nhờ thu). Tuy nhiên sau khi giao hàng “đối tác” này cứ...lần lữa không
thanh toán.
Người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là Công ty Star Procurement Inc.
Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:
Trước tình huống trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải thuê luật sư để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được tiền hàng.Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, như Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt…
Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý, đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Công ty nước ngoài cũng như công ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên không phải đối tác có tư cách pháp nhân là yên tâm ký hợp đồng, mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khỏan hợp đồng mà khách hàng đưa ra…
Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người, công ty giao dịch và người/công ty đứng ra ký kết hợp đồng (trong trường hợp nêu trên, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là đại lý và không chịu trách nhiệm, lúc ký hợp đồng đã lấy danh nghĩa một công ty khác mà doanh nghiệp ta lại không chú ý đến vấn đề này).
Như vâỵ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn để đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Tình huống 6:
Ngày 15/03/2007 nhận được một L/C từ ngân hàng Hana Bank, Korea với ngày giao hàng chậm nhất là 20/04/2007, chứng từ phải được xuất trình sau 15 ngày sau ngày B/L và L/C hết hạn hiệu lực là ngày 04/05/2007 với cty xuất khẩu là công ty TNHH Tân Minh Long. Eximbank đã tiến hành thông báo L/C này cho nhà xuất khẩu là Công ty xuất nhập khẩu Tân Minh Long biết mà không có bất kỳ sự lưu ý đặc biệt nào về các điều khoản trên của L/C. Công ty TNHH Tân Minh Long tiếp nhận L/C, chuẩn bị hàng để giao và chuẩn bị các chứng từ xuất trình cho Eximbank kiểm tra theo quy định của L/C đòi tiền. Eximbank do nghe công ty TNHH Tân Minh Long nói sẽ giao hàng khoảng 15/04/2007 và trễ lắm cũng trước ngày 20/04/2007 nên Eximbank cho rằng sẽ chuẩn bị kịp chứng từ để gửi đòi tiền và sợ tốn phí mà không có sự cảnh báo hay cẩn trọng cần thiết là yêu cầu công ty TNHH Tân Minh Long liên lạc yêu cầu cty nhập khẩu tu chỉnh L/C dời ngày hết hạn hiệu lực của L/C đến 15/05/2007 thay vì 05/05/2007 nhằm tránh bất hợp lệ và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác Eximbank cho rằng đây là việc nhập khẩu rất quen thuộc và thường xuyên, ngân hàng Hana bank lại là một ngân hàng có uy tín. công ty TNHH Tân Minh Long xuất trình bộ chứng từ và hợp đồng ngoại chưa được người mua ký nhưng Eximbank không hỏi mà vẫn tiếp nhận bộ chứng từ.
Mãi đến ngày 20/04/2007, công ty TNHH Tân Minh Long mới tiến hành giao hàng. Bắt buộc sau ngày 04/05/2007, Eximbank mới được xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng Hana bank (vì chứng từ phải được xuất trình sau 15 ngày sau ngày
B/L) để đòi tiền nhưng L/C đã hết hiệu lực. Và sau đó, Eximbank đã nhận được điện từ chối thanh toán của Korea Exchange với lý do: “xuất trình không đúng yêu cầu của L/C” và trả bộ chứng từ. Công ty TNHH Tân Minh Long đã chở hàng đi nên việc trả lại bộ chứng từ đưa công ty xuất khẩu vào một tình thế hết sức khó khăn, công ty xuất khẩu kiện người mua nhưng người mua trả lời hợp đồng chưa được ký kết rõ ràng.
Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:
Đối với ngân hàng xuất trình là Eximbank: Eximbank đã không có sự quyết đoán và cẩn trọng cần thiết khi quá tin vào nhà xuất khẩu và ngân hàng nước ngoài. Trong tình huống này Eximbank tuy được miễn trách nhưng đã sai lầm khi không kiên quyết yêu cầu nhà xuất khẩu tu chỉnh L/C và tư vấn nhà xuất khẩu ký kết đầy đủ hợp đồng trước khi mở L/C để có cơ sở pháp lý khiếu kiện khi có tranh chấp xảy ra. Nhân viên TTQT của Eximbank không có nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống tốt làm cũng mất đi phần nào uy tín của Eximbank. Mặc dù, Eximbank có thể kiện Hana bank về lý do từ chối bộ chứng từ là không xác đáng. Eximbank đã gặp rủi ro về tác nghiệp và rủi ro về quan hệ đại lý.
Đối với công ty xuất khẩu trong nước: Tốn kém vì chuẩn bị chứng từ và vận chuyển hàng hóa đi và vận chuyển về nước. Thua kiện trong việc tranh chấp với nhà nhập khẩu nước ngoài.
Đối với ngân hàng phát hành là ngân hàng Hana bank: Vì lợi ích của khách hàng đã mở một L/C với điều kiện vô lý, làm mất uy tín của ngân hàng và mối quan hệ giữa các ngân hàng.
Tình huống 7:
Công ty Tân Phúc Lộc yêu cầu Eximbank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD450,000 mặt hàng gỗ tròn, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Theo đề nghị của Eximbank trước khi phát hành thư tín dụng, công ty Tân Phúc Lộc đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện ICC clause C 1982. Khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng Citi Bank, Singapore, người bán tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cơn bão Durian làm tàu chở hàng chìm trên đường đi từ Indonesia về Việt Nam. Khi nhận được tin này, Công ty Tân Phúc Lộc đã liên hệ với
công ty bảo hiểm Nhà Rồng để xúc tiến việc bồi thường thiệt hại của lô hàng. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm Nhà Rồng thông báo Công ty Tân Phúc Lộc khi người bán giao hàng đã không đóng gói hàng trong kiện do đó tổn thất này thuộc điều khoản loại trừ nên không được bồi thường. Công ty Tân Phúc Lộc đã thông báo với Eximbank về việc này và đề nghị Eximbank tìm cách từ chối thanh toán bộ chứng từ. Vì vậy, sau khi nhận được bộ chứng từ, Eximbank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định thư tín dụng. Theo điều 5, 15 UCP600, Eximbank có trách nhiệm thanh toán USD 450,000 cho Citi Bank Singapore, ngay cả khi Công ty Tân Phúc Lộc không nhận được hàng. Trước tình hình đó, Eximbank đề nghị Công ty Tân Phúc Lộc nộp tiền để thanh toán thư tín dụng này.
Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:
Trong kinh doanh có những rủi ro mà cả người mua và người bán đều không thể dự đoán được. Mặc dù Công ty Tân Phúc Lộc không nhận được hàng nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng cam kết. Khi rủi ro này xảy ra, Eximbank là người phải có trách nhiệm thanh toán cho Citi Bank, Singapore ngay khi hàng hóa không về được Việt Nam. Bởi vì theo UCP600, ngân hàng giao dịch dựa trên chứng từ chứ không phải hàng hóa. Do đó, đối với các công ty xuất nhập khẩu để tránh những rủi ro do thiên tai bất khả khán thì nên nghiên cứu kỹ các điều khoản bảo hiểm của hợp đồng ngoại thương.
Tình huống 8:
Ngày 10/05/2008 Eximbank có mở L/C trả ngay trị giá EUR 50,000 cho công ty Hoa Mai Sơn để nhập mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, Eximbank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Hoa Mai Sơn nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Hoa Mai Sơn làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối không cho công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Hoa Mai Sơn đã đề nghị Eximbank giải thích “Eximbank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. Eximbank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không
có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công ty Hoa Mai Sơn có thể nhận hàng, Eximbank đã gởi điện cho ngân hàng người bán ở Trung Quốc đề nghị gởi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và Eximbank sẽ gởi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau Eximbank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Hoa Mai Sơn đi nhận hàng.
Nhận định một số rủi ro các bên tham gia:
UCP 600 vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấpnhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. Eximbank không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay.
Khi phát hành thư tín dụng, Eximbank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, Eximbank đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, Eximbank hoàn toàn ở thế bị động vì Eximbank không thể nào biết được Tổng cục Hải Quan ban hành văn bản như vậy. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ của Eximbank. Do đó, nếu ngay từ khi phát hành thư tín dụng Eximbank thể hiện điều khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx phát hành” thì rủi ro này đã không xảy ra.
Công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản xuất. Eximbank tốn chi phí gởi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước.
Tình huống 9:
Trong hợp đồng nhập khẩu “Xe gắn máy nhãn hiệu Honda SH 150cc” từ Italy của Cty Minh Long với cty “Mega Bike SRL” có điều khoản thanh toán như sau: