/ Thực Trạng Giải Quyết Các Vấn Đề Tranh Chấp Phát Sinh Trong Quá Trình Thanh Toán Quốc Tế:


Ở phương thức tín dụng chứng từ, nếu người bán không kiểm tra kỹ L/C, không phát hiện ra những điều khác biệt so với hợp đồng gây bất lợi cho mình để yêu cầu người mua tu chỉnh L/C và vẫn tiến hành giao hàng thì phải chấp nhận những sai biệt đó và lập bộ chứng từ theo quy định của L/C. Đây chính là một rủi ro vì nó mang lại sự bất lợi cho người XK. Ngoài ra, trong quá trình lập bộ chứng từ, người bán có thể có những sai sót chẳng hạn như đáng lẽ phải ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C thì lại ký phát đòi tiền người NK. Kết cục là khi xuất trình, bộ chứng từ không được ngân hàng thanh toán.

Đứng từ phía người NK, rủi ro có thể gặp phải trong thanh toán là đã trả tiền nhưng không nhận được hàng. Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trước khi nhận hàng thì có thể người bán sau khi nhận tiền lại không giao hàng. Nếu thanh toán bằng L/C, trong trường hợp người bán không thực hiện hợp đồng - không giao hàng thì người mua dù không phải trả tiền hàng song cũng phải trả chi phí mở L/C, ngoài ra còn có thể chịu chi phí gián đoạn kinh doanh, lợi nhuận mất hưởng... Trong trường hợp người bán lập bộ chứng từ khống, giả mạo, thì ngân hàng chỉ căn cứ vào sự hợp lệ trên bề mặt chứng từ để trả tiền nên người mua có thể gặp phải rủi ro là phải trả tiền hàng mà không nhận được hàng. Ngoài ra, người bán còn vi phạm nghĩa vụ giao chứng từ: không giao chứng từ cho người mua (do người bán không giao hàng), hoặc người bán giao chứng từ không phù hợp, người mua không thể nhận được hàng. Người bán lập bộ chứng từ giả để lấy tiền mà không phải giao hàng.

Một biểu hiện nữa của rủi ro trong thanh toán quốc tế là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ đặc trưng đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên trong hợp đồng, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng giảm hiệu quả của thương vụ. Nếu đồng tiền thanh toán giảm giá


trị so với nội tệ người XK sẽ bị thiệt hại còn người NK sẽ được lợi và ngược lại. Rủi ro xảy ra đối với người này có thể trở thành may mắn với người khác. Do đó, các bên khi ký kết hợp đồng thường lựa chọn một đồng tiền ổn định làm đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro do biến động của tỷ giá khi thực hiện hợp đồng..

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro điển hình trong thanh toán bằng L/C


Nguyên nhân

Số vụ rủi ro điển hình

trong TT bằng L/C

Tỷ lệ rủi ro

1. Giả mạo chứng từ, thông tin không chính xác

2. Các bên không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ quy định trong L/C

3. Sai sót trong nội dung của BCT

4. Sai sót trong nội dung của L/C xuất trình trễ so với hiệu lực

5. Không thống nhất trong chuyển nhượng chứng từ thanh toán

6. Các nguyên nhân khác

3


12


8

4


3


3

9,09%


36,37%


35,35%

12,12%


9,09%


9,09%

Tổng số

33

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 10

(Nguồn: Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế của doanh nghiệp)

Biểu trên cho thấy không thực hiện nghĩa vụ, sai sót trong nội dung của BCT, xuất trình chậm trễ là các nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro trong thanh toán bằng L/C (chiếm 72,73%).

Một thực tế nữa là cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, phương thức thanh toán bằng các chứng từ điện tử đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Do đó, công ty khi làm ăn với đối tác ở các nước công nghiệp phát triển sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro


phát sinh từ phương thức này do nguy cơ giả mạo, sai lệch, tiết lộ thông tin rất cao, đặc biệt khi khung pháp lý cho giao dịch điện tử ở Việt Nam được xây dựng chưa thực sự chặt chẽ, kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của các cán bộ thanh toán trong lĩnh vực này còn khiêm tốn.

Nhìn lại những chặng đường đã qua, rủi ro trong thanh toán quốc tế nhiều khi đã đẩy công ty vào tình trạng khó khăn về tài chính, thêm vào đó, các hình thức bảo hiểm rủi ro trong thanh toán chưa phổ biến ở nước ta nên rủi ro trong thanh toán vẫn thường xuyên xảy ra gây hậu quả tương đối nặng nề.


2.4/ Thực trạng giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế:

Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình TTQT, công ty thường sử dụng hình thức giải quyết đầu tiên là thương lượng thông qua thư từ, điện tín... và thương lượng bằng gặp gỡ trực tiếp. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của vụ tranh chấp, công ty và bạn hàng có thể lựa chọn những phương thức giải quyết thoả đáng nhất cho cả hai bên.

Ngày nay, các phương tiện thư từ và điện tín vẫn là một phương tiện chủ yếu trong quá trình giao dịch giữa công ty và đối tác trong quan hệ hợp đồng. Khi tranh chấp xảy ra, nếu hai bên không có điều kiện để gặp gỡ nhau trực tiếp thì có thể duy trì cuộc thương lượng thông qua thư, điện tín. Tất cả thư từ, điện tín, telex đều phải được trả lời một cách nhanh chóng cho dù nguyên nhân tranh chấp là do phía mình gây ra cũng cần có sự khẩn trương phúc đáp để giải quyết thoả đáng, nếu trì hoãn hoặc cố tình quên không trả lời chắc chắn sẽ gây ấn tượng xấu. Sự khẩn trương càng có ý nghĩa lớn hơn đối với bên lợi ích bị vi phạm do tranh chấp vì lâu ngày nào thiệt hại thêm ngày đó. Trong thương lượng bằng thư tín, điện tín, telex, sự kiên nhẫn là cần thiết để nhằm hiểu thấu đáo quan điểm của nhau và cùng phân tích kỹ lưỡng vấn

đề bất đồng. Tuy nhiên, kiên nhẫn không có nghĩa là chậm trễ. Trong quá


trình thương lượng qua thư từ, công ty thường chủ động gợi ý cách giải quyết hợp lý và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp thoả đáng giải quyết đối với cả hai bên.

Tuy nhiên, nếu như thông qua thương lượng bằng thư từ, điện tín mà tranh chấp vẫn không giải quyết được thì việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi khía cạnh của vấn đề tranh chấp là rất quan trọng, đặc biệt khi phạm vi tranh chấp phát sinh không phải chỉ ở một khâu nào đó trong hợp đồng mà có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình thực hiện hợp đồng. Cách thức thương lượng này đẩy nhanh tốc độ giải quyết tranh chấp giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho các cách thức thương lượng bằng thư tín hay điện thoại đã kéo dài qua lâu mà không có kết quả.

Thương lượng bằng cách thức này thường được áp dụng cho các vụ tranh chấp có giá trị tranh chấp lớn đòi hỏi các bên cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp để nhanh chóng giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp mức độ tranh chấp của công ty và đối tác ở mức nghiêm trọng hơn, không thể giải quyết được bằng hình thức thương lượng thì công ty và đối tác thường sử dụng hình thức hoà giải. Hoà giải là một phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hoà giải viên. Hoà giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp thống nhất để giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình. Trong tất cả các vụ tranh chấp xảy ra liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế thì có tới 60% được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Cho thấy, việc áp dụng cách thức giải quyết này là rất phổ biến. Khi một vụ tranh chấp đã được công ty và bạn hàng giải quyết


thì quyền lợi của các bên được phục hồi một cách đầy đủ hơn cả về kinh tế lẫn uy tín kinh doanh. Dưới đây là một số tình huống cụ thể:


Xuất khẩu cà phê và thanh toán bằng phương thức T/T:

Đầu năm 2000, do có sự giới thiệu của Thường vụ Việt Nam tại Inđônêsia, công ty có ký hợp đồng xuất khẩu 162 tấn cà phê trị giá 157.950 USD với công ty Federal Investment Group L.L.C (Mỹ). Do tập quán mua bán cà phê, người mua không mở L/C mà thực hiện việc thanh toán bằng cách mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam để thanh toán ngay cho người bán khi xếp hàng vào container tại cảng Việt Nam xong.

Cũng do tính chất của giá cà phê lên xuống hàng ngày nên đồng thời với việc giao dịch bán hàng cho khách nước ngoài, công ty cũng phải tiến hành giao dịch, ký hợp đồng thu mua hàng ở trong nước và phải ứng tiền mua để giữ hàng và tránh lên giá.

Mọi việc diễn ra thuận lợi, khách hàng đã tiến hành làm các thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng và thông báo các yêu cầu chi tiết về bao bì và lịch tàu.

Do nắm được tin thị trường suy yếu, công ty phía Mỹ đã không chuyển tiền đến ngân hàng như quy định trong hợp đồng đã ký kết. Vì lí do này, công ty đã không thể tiến hành giao 162 tấn hàng cà phê cho khách hàng như dự kiến. Đàm phán với khách hàng ngoại không thành công, công ty đã phải giải phóng lô hàng bằng việc bán cho một số khách hàng trong nước với giá thấp.

Xuất khẩu hoa hồi đi Ấn Độ, thanh toán bằng phương thức D/P:

Ngày 19/10/2004, công ty có ký hợp đồng xuất khẩu một lô hàng hoa hồi trị giá 17,132.50.USD cho khách hàng PSG ENTERPRISE Ấn Độ.

Do tình hình trên thị trường hoa hồi biến động giảm giá mạnh tại Ấn Độ, khách hàng đã không ra nhận hàng, trong khi đó người môi giới là công ty DILIP PUJARA là người đã giúp công ty giao dịch bán hàng thành công


những năm trước đó, lúc này không có khả năng tài chính nhận lô hàng, số tiền mà DILIP PUJARA đặt cọc để mua lô hàng đã trừ vào lô hàng hoa hồi giao trước đó một tháng nên khách mua hàng không còn ràng buộc gì với công ty để nhận lô hàng hoa hồi nói trên. Trong khi đó, tiền lưu container tại cảng đến tăng lên từng ngày.

Trước tình hình đó, công ty đã chủ động đề nghị giảm giá bán tạo điều kiện cho người mua giảm được chi phí lưu container bằng cách cho hàng vào kho ngoại quan để chờ làm thủ tục nhập khẩu trong lúc người mua chưa thanh toán nhận chứng từ giao hàng (thanh toán bằng phương thức D/P).

Mặc dù vậy, người mua vẫn không có trả lời chính thức rằng có nhận lô hàng này hay không. Do đó, công ty đã phải tìm hướng giải quyết bằng cách bán lại lô hàng này cho một bạn hàng mới và bạn hàng mới đã chấp nhận mua lô hàng này.

Mọi việc tưởng chừng kết thúc khi công ty tiến hành chuyển lô hàng cho người mua mới, nhưng đến khâu cuối cùng người nhập khẩu đầu tiên lại từ chối mặc dù trước đó họ đã chấp nhận trả lại lô hàng cho công ty. Sự việc bị bế tắc và có nguy cơ mất trắng lô hàng do tiền lưu kho lưu bãi tại cảng CALCUTTA Ấn Độ đã hơn một năm.

Trước tình hình đó, công ty đã phải quay lại đàm phán với người mua ban đầu và đề nghị họ nhận lô hàng với điều kiện đặt cọc 3000 USD để lấy chứng từ giao hàng. Trên thực tế, từ khi nhận hàng cho đến nay, khách hàng cũng không hồi âm lại và cũng không trả nốt số tiền 14,132.50.USD còn lại.

Như vậy, qua hai sự việc trên, chúng ta thấy rằng ngoài rủi ro vốn có của phương thức thanh toán nhờ thu thì lý do chính phát sinh những rủi ro không đáng có đối với công ty đó là trong khâu đàm phán và ký kết hợp đồng. Hợp đồng được công ty soạn thảo không đủ chặt chẽ để ràng buộc hai bên. Vì vậy, đến khi có tranh chấp phát sinh, cách giải quyết chính mà công ty có thể


thực hiện được đó là: cố gắng đàm phán lại với phía đối tác để họ thanh toán và nhận hàng, một mặt công ty cũng tiến hành tìm một số giải pháp khác nhằm giải phóng lô hàng sớm. Nếu người mua không có thiện chí hoặc cố tình không nhận hàng thì công ty cũng không thể làm gì hơn.


3/ Đánh giá hoạt động thanh toán hàng hóa XNK tại công ty:

3.1/ Những kết quả đạt được:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta tăng nhanh làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Do đó nhu cầu về thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Trong xu hướng đó, UNIMEX Hà Nội đã có những thành công đáng kể trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên. Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty diễn ra tương đối thuận lợi, tốc độ thanh toán tương đối ổn định. Đạt được điều này là do kết quả nỗ lực của nhân viên và ban lãnh đạo toàn công ty. Cán bộ ở đây đã không ngừng học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và tìm tòi sáng tạo, phát huy những khả năng của công ty nhằm giao dịch với khách hàng và tìm đối tác mới có triển vọng. Hoạt động thanh toán thực sự là một trong những đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

Trong những năm qua, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu được chú trọng triển khai mạnh và phát triển nhanh trong công ty. Các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu được áp dụng tại công ty ngày càng phong phú và đa dạng. Thanh toán bằng chuyển tiền, thanh toán bằng nhờ thu, thanh toán séc và thanh toán bằng thư tín dụng. Riêng về tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong những năm gần đây, Unimex Hà Nội đã đạt được kết quả tốt.


Cùng với sự cố gắng phát huy tiềm năng của mình, Unimex Hà Nội còn được sự giúp đỡ của các ngân hàng thương mại về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghiệp vụ, công ty không ngừng đầu tư phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại trong đó có cả thanh toán xuất nhập khẩu. Vì vậy, các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu ở Unimex Hà Nội đã có những bước tiến bộ về quy mô và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn.

Unimex Hà Nội đã và đang tích cực thực hiện chính sách đa dạng hoá các hình thức thanh toán, tăng cường tìm kiếm những bạn hàng có tình hình tài chính tốt. Công tác này đem lại những kết quả đáng khích lệ. Đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu, nhìn chung công ty đều thu hồi được đầy đủ tổng số tiền hàng. Đối với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thì phần lớn các thao tác nghiệp vụ thanh toán đều thông qua ngân hàng Vietcombank và ngân hàng NNo & phát triển nông thôn. Do công ty đóng vai trò là người mua nên việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu thường ít rủi ro hơn so với thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Với những hợp đồng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền hoặc phương thức D/P, là người nhập khẩu nên công ty thường có lợi hơn trong các phương thức thanh toán này và ít tốn kém chi phí hơn đối với phương thức L/C. Trên thực tế, công ty thường nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị có giá trị lớn, vì vậy phương thức thanh toán mà công ty và đối tác thường sử dụng là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bởi nó là phương thức thanh toán an toàn nhất cho cả người mua và người bán.


3.2/ Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại công ty UNIMEX Hà Nội:

3.2.1/ Những tồn tại:

Thời gian qua kết quả mà UNIMEX Hà Nội đã đạt được trong hoạt đông xuất nhập khẩu đã chứng tỏ sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống là không

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí