(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa.
(8) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị
bao thanh toán nhập khẩu.
(9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa
thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ người mua.
(11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
(12) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền
còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
(13) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán.
Sơ đồ 2: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán (Điển hình được sử dụng trong bao thanh toán quốc tế)
12. Các hình thức bảo đảm BTT.
12.1 Thế chấp.
Doanh nghiệp sẽ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình thế chấp cho đơn vị BTT để đảm bảo cho nợ phải thu. Nếu đơn vị BTT không thu được tiền từ bên mua thì đơn vị BTT được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi tiền. Trong thời gian thế chấp tài sản, doanh nghiệp vẫn được quyền khai thác công dụng của nó, nhưng phải giao giấy tờ bản gốc về sở hữu tài sản thế chấp cho đơn vị BTT và được nhận lại khi đơn vị BTT thu hồi được nợ phải thu. Còn đơn vị BTT phải bảo quản giấy tờ và chịu trách nhiệm phục chế nếu không còn nguyên vẹn, được yêu cầu cơ quan nhà nước tổ chức đấu giá tài sản thế chấp khi không thu hồi được nợ.
12.2 Cầm cố tài sản
Đối với hình thức cầm cố, doanh nghiệp sẽ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu củ mình cho đơn vị BTT để đảm bảo cho NPT. Nếu đơn vị BTT không thu hồi được tiền từ người mua thì được quyền phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cấm cố để thu hồi tiền đã BTT.
Tài sản cầm cố có thể là:
- Phương tiện vận chuyển (chỉ giao bản gốc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho ĐVBTT).
- Vật tư hàng hóa ( có thể chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố qua kho của đơn vị
trung gian hoặc ngay tại kho của đơn vị được BTT).
- Chứng từ có giá, cổ vật, báu vật (bắt buộc phải chuyển giao).
12.3 Bảo lãnh của bên thứ ba.
Là việc một đơn vị hay cá nhân (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với đơn vị BTT sẽ thực hiện thanh toán tiền thay cho doanh nghiệp (bên được bảo lãnh) nếu đơn vị BTT không thu hồi được nợ phải thu và được truy đòi bên bảo lãnh. Đơn vị BTT thường áp dụng hình thức bảo lãnh khi thực hiện BTT miễn truy đòi bên mua.
Phương pháp bảo lãnh:
- Bảo lãnh bằng tài sản: bên bảo lãnh có thể thế chấp, cầm cố tài hoặc dùng tiền ký
quỹ cho ĐVBTT.
- Bảo lãnh bằng năng lực chi trả.
- Bảo lãnh bằng uy tín.
12.4 Các hình thức bảo đảm khác
13. Các khoản phải thu không được áp dụng BTT.
Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán:
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm
- Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp
- Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp
- Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi.
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180
ngày.
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.
- Các khoản phải thu phát sinh sau quá trình lắp đặt thiết bị sản xuất.
- Các khoản phải thu được tính toán theo tiến độ và giữ lại một phần tiền cho đến khi
hợp đồng kết thúc. Một ví dụ điển hình là ngành xây dựng, doanh nghiệp thi công xong công trình, sau một thời gian chờ thẩm định công trình đã đạt kết quả tốt thì mới được nhận tiếp phần tiền còn lại của hợp đồng xây dựng.
14. Lợi ích của BTT
Trải qua quá trình phát triển bền vững và lâu dài trên thế giới, BTT đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong thanh toán trong nước cũng như trong thanh toán quốc tế. Những lợi ích của BTT không chỉ đối với đơn vị được BTT (người bán), người mua, đơn vị BTT, mà còn đối với quốc gia thực hiện BTT. Những lợi ích này là không thể phủ nhận. Dưới đây là các lợi ích của nghiệp vụ BTT.
14.1 Đối với người bán.
Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt. Đối với bất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh. Không có tiền mặt, người bán không thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng không có tiền để trả lương cho công nhân viên. Mỗi một đơn vị bao thanh toán, với kinh nghiệm dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ là một
cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm ăn của khách hàng ngày càng thuận lợi và phát triển hơn.
Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái về từng lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình. Ở một số tổ chức bao thanh toán chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán (BTT truyền thống). Nói một cách ngắn gọn, các tổ chức bao thanh toán giúp người bán lấp được lỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán. Kết quả là người bán có thể xoay vòng sản xuất, sản xuất không bị ngưng trệ do bị chiếm dụng vốn, tăng năng suất, sản lượng, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp…
Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm mãi lực sản xuất tăng mạnh.
Là một đối tác tài chính, các tổ chức bao thanh toán sẽ đem lại cho người bán nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ chức bao thanh toán luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng, thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ.
Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lại càng thiếu tiền. Khi đó, bao thanh toán sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khó khăn. Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giá thấp nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy người bán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật không may là phần lớn người bán không thể nào xoay sở được với tất cả các khoản bán chịu này. Dù việc buôn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một lúc người bán cũng nhận thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực tiếp của việc
này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận
khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín dụng, thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được chuyển sang cho tổ chức bao thanh toán nên người bán có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa.
Nói tóm lại, người bán càng thêm có nhiều cơ hội làm ăn nhờ:
- Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển tiền
tệ.
- Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm.
- Tăng tồn trữ hàng tồn kho.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ.
- Tận dụng thế mạnh của chiết khấu thương mại để chiết khấu cho người mua.
- Nâng hạng tín nhiệm đối với các TCTD.
- Tìm kiếm nhiều cơ hội làm ăn mới, mở rộng giao thương quốc tế.
Thứ ba, bên bán sẽ giảm được các khoản chi phí quản lý trong việc theo dõi sổ sách,
phân công nhân viên đòi nợ.
Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của người bản sẽ được nâng cao. Khi thực hiện BTT, toàn bộ công việc này được chuyển giao cho đơn vị BTT với các thế mạnh trong quản lý nợ, thu nợ, thế mạnh về cơ sở vật chất, con người được đào tạo,… để thực hiện BTT một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ tư, cải thiện bảng cân đối tài sản cho bên bán hàng.
Bảng cân đối tài sản của một doanh nghiệp là bản tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nào đó, thường là cuối năm, cuối quý. Nội dung bảng cân đối thường thể hiện các nội dung như sau:
Giá trị | Nguồn vốn | Giá trị |
Có thể bạn quan tâm!
- BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 1
- BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - 2
- Btt Thế Giới Qua Các Năm. (Nguồn: Www.factors-Chain.com)
- Đối Tượng Thực Hiện, Sử Dụng Btt
- Kết Quả Thực Hiện Btt Qua Các Năm Của Acb – Đơn Vị: Triệu Đồng
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Tài sản lưu động | 12.500.000 | I. | Nợ ngắn hạn | 5.500.000 | |
1. | Vốn bằng tiền | 3.000.000 | 1 | Các khoản phải trả | 3.500.000 |
2. | Các khoản phải thu | 4.500.000 | 2 | Vay ngắn hạn | 2.000.000 |
3. | Hàng tồn kho | 5.000.000 | II. | Nợ dài hạn | 6.000.000 |
II. | Tài sản cố định | 14.000.000 | III. | Vốn chủ sở hữu | 15.000.000 |
Tổng tài sản | 26.500.000 | Tổng nguồn vốn | 26.500.000 |
I.
Nhìn vào bảng cân đối tài sản chúng ta có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các đối tác kinh doanh, ngân hàng sẽ khó khăn khi nhận thấy nhận thấy trong bảng cân đối tài sản có khoản phải thu khá cao. Các khoản phải thu cao sẽ ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của doanh nghiệp khác, cũng như quyết định tài trợ của ngân hàng. Khoản phải thu cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng nếu cho doanh nghiệp vay.
Trên bảng cân đối tài sản trên ta thấy, hiện tại doanh nghiệp đang có khoản phải thu là 4.500.000 USD. Nếu doanh nghiệp thực hiện BTT, và chuyển nhượng 3.500.000 USD khoản phải thu cho ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý tài trợ cho doanh nghiệp 80% trị giá hóa đơn. Số tiền doanh nghiệp nhận được là 80% * 3.500.000 USD = 2.800.000 USD. Từ đó, lưu lượng tiền mặt của doanh nghiệp gia tăng. Nếu doanh nghiệp dùng 2.800.000 USD để trả 2.000.000 USD các khoản phải trả, và dùng 800.000 USD còn lại trả các khoản vay ngắn hạn thì ta có bảng cân đối tài sản sau:
Giá trị | Nguồn vốn | Giá trị | |
I. Tài sản lưu động | 9.700.000 | IV. Nợ ngắn hạn | 2.700.000 |
1. Vốn bằng tiền | 3.000.000 | 1. Các khoản phải trả | 1.500.000 |
2. Các khoản phải thu | 1.700.000 | 2. Vay ngắn hạn | 1.200.000 |
3. Hàng tồn kho | 5.000.000 | V. Nợ dài hạn | 6.000.000 |
II. Tài sản cố định | 14.000.000 | VI. Vốn chủ sở hữu | 15.000.000 |
Tổng tài sản | 23.700.000 | Tổng nguồn vốn | 23.700.000 |
Từ bảng cân đối tài sản trên ta có thể thấy khoản phải thu của doanh nghiệp dã giảm, bên cạnh đó, các khoản phải trả, vay ngắn hạn cũng giảm đáng kể từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thanh toán, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp cũng được cải thiện.
14.2 Đối với người mua.
Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là biện pháp kiểm soát thương mại quốc tế được
chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng
như quy định trong hợp đồng hay đơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Nhưng nếu hàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C sẽ gây khó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu. Nói tóm lại, sử dụng bao thanh toán quốc tế, người mua (nhà nhập khẩu) có những lợi ích sau đây:
- Được mua chịu hàng dễ dàng.
- Không cần phải mở L/C.
- Tăng sức mua hàng mà vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cho phép.
- Có thể nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn, không tốn phí mở L/C, hay phí thương lượng...
- Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối là ngân
hàng.
14.3 Đối với đơn vị BTT.
Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một
thuận lợi là được hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô. Các lợi ích đó là:
Thứ nhất, doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị BTT sẽ tăng lên nhanh chóng nhờ các khoản tiền thu được khi thực hiện nghiệp vụ này như phí, lãi suất…
Thứ hai, việc thực hiện BTT làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho đơn vị BTT, đem lại tiện ích mới cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng. Nghiệp vụ BTT còn cung cấp một số dịch vụ khác như:
- Bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp,
- Quản lý các khoản phải thu và thu nợ cho khách hàng.
- Tài trợ cốn cho các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của các ngân hang, tổ chức tài chính là rất quan trong vì nó không những giúp ngân hàng, tổ chức tài chính tăng nguồn thu mà còn nâng cao hình ảnh, củng cố thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thương trường…
Thứ ba, các đơn vị BTT có thể loại trừ được các khoản nợ xấu thông qua thực hiện BTT coa quyền truy đòi. Ngoài ra, quy trình thực hiện BTT đều yêu cầu đơn vị BTT xem xét đến khả năng tài chính của bên mua va bên bán, hoạt động mua bán phải thực hiện đúng
những thỏa thuận và không trái pháp luật; đây là cơ sở vững chắc trong việc thu hồi các
khoản phải thu sau khi đơn vị BTT đã mua lại từ bên bán.
Thứ tư, các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách
hàng nên xét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó.
14.4 Đối với nền kinh tế.
BTT có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện quốc gia đó còn nhiều hạn chế về luật thương mại và thực thi luật thương mại, hệ thống luật phá sản va kinh nghiệm quản lý.
Đối với những quốc gia này, sự hạn chế về pháp luật, hành lang pháp luật chưa vững chắc và trình độ quản lý yếu kém là trở ngại lớn cho hoạt động giao thương trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong giao thương quốc tế, các bên bán rất hạn chế giao dịch đối với bên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu kém vì cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia đó có nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút.
Thông qua việc thực hiện BTT, vấn đề này được cải thiện rất nhiều. Với vai trò hoạt động của mình, các đơn vị BTT phải có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra các nghiệp vụ mua bán chung nhằm bảo đảm có thể kiểm soát theo dõi khoản phải thu trong tương lai được chặt chẽ và loại trừ được nợ xấu. Điều này cũng góp phần cải thiện hình ảnh của bên mua tại những quốc gia có luật thương mại yếu kém đối với bên bán, nhờ vào sự đảm bảo về mặt tài chính và uy tín của các đơn vị BTT (thông thường là các ngân hàng hay các công ty tài chính chuyên nghiệp)
15. Rủi ro khi thực hiện BTT.
BTT là hình thức thanh toán không cần sử dụng hối phiếu hay L/C, hai bên mua bán chỉ cần ký hợp đồng với nhau với điều khoản thanh toán thông qua tổ chức BTT hoặc ngân hàng. Khi thực hiện bất cứ một nghiệp vụ nào cũng có rủi ro riêng của nó, khi thực hiện BTT, các rủi ro đối với người bán, đơn vị thực hiện BTT là không thể tránh khỏi. Các rủi ro này có thể nhận thấy từ các bên như:
15.1 Rủi ro từ phía khách hàng:
Rủi
ro từ phía người bán: