yêu cầu/thắc mắc/tra soát của chi nhánh liên quan đến các nghiệp vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, thanh toán và tài trợ thương mại XNK.
Phòng chuyển tiền trong nước miền Nam (11 nhân viên): l đầu mối chuyển tiếp/ phân kênh thanh toán cho các giao dịch tại địa bàn Hồ Chí Minh của các Chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn hệ thống: Thanh toán bù trừ, thanh toán CITAD, thanh toán qua các NH trong nước, thanh toán liên chi nhánh
Phòng thanh toán và tài trợ thương mại XNK miền Nam (13 nhân viên): phụ trách việc tiếp nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ XNK theo LC/nhờ thu cho các chi nhánh tại địa bàn khu vực miền Nam; nhận chiết khấu bộ chứng từ và xử lý các điện liên quan đến bộ chứng từ XK cho các chi nhánh thuộc khu vực miền Nam.
2.2. Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
2.2.1. Nguyên tắc giao dịch thanh toán quốc tế tại Techcombank
Nguyên tắc quản lý tập trung : Tất cả các điện giao dịch TTQT phải được đệ trình cho Phòng TTQT Hội sở. Phụ trách phòng TTQT Hội sở hoặc người được ủy truyền chịu trách nhiệm cân đối, hạch toán tài khoản Nostro trước khi đẩy điện cho Phó Tổng giám đốc phụ trách hoặc người được ủy quyền đẩy điện đi nước ngoài.
Để phục vụ cho việc kiểm tra bức điện, các Chi nhánh phải gửi hồ sơ cho Phòng TTQT Hội sở bằng fax, scan hoặc các phương tiện khác. Bộ hồ sơ ao gồm:
Chuyển tiền đi: lệnh chuyển tiền của khách h ng đ được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt, Giấy phép chuyển ngoại tệ do NH Nh nước cấp, Phiếu chuyển khoản, Bản Draft bức điện chuyển tiền đ được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác có liên quan.
Phát hành L/C: Yêu cầu mở L/C, Hợp đồng ngoại, Trình duyệt mở L/C đ được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C, Bản
Draft L/C đ được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách Phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung.
Tu chỉnh L/C: Yêu cầu sửa đổi L/C của khách h ng đ được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ thêm trong trường hợp sửa đổi tăng giá trị, Bản Draft sửa đổi L/C đ được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt.
2.2.2. Chế độ báo cáo
Các chi nhánh phải lập báo cáo về doanh thu phí, doanh thu ngoại tệ, các L/C đ mở trong tuần v o trước 15 giờ ngày thứ sáu Đồng thời ngày 30 của tháng cuối mỗi quý lập “Báo cáo t nh h nh nhận và chi trả kiều hối” v gửi về Phòng TTQT Hội sở.
2.2.3. Kết quả chung về hoạt động TTQT tại Techcombank
Từ bảng 2.5 có thể thấy, doanh số của hoạt động TTQT của NH tăng lên từng năm Trong 2 năm 2007 v 2008, doanh số đ tăng lên đến 23,8%, sang năm 2009 th tốc độ tăng dường như chậm lại, vào khoảng 13,9% tương đương với 3,84 tỷ USD Năm 2010, TCB có tổng doanh số tăng lên tương đương 5,52 tỷ USD, thể hiện một mức tăng mạnh mẽ 43,8% so với năm 2009 Sự gia tăng về doanh số TTQT chủ yếu là do NH đ tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ thu phí.
Bảng 2.5 : Doanh số của hoạt động TTQT tại Techcombank, 2007 - 2010
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Số tiền (tỷ USD) | 2,722 | 3,37 | 3,84 | 5,52 |
Tốc độ tăng (%) | - | 23,8 | 13,9 | 43,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Nhờ Thu (Collection Of Payment) Định Nghĩa
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Theo Chiều Rộng Doanh Thu Từ Hoạt Động Ttqt Của Nhtm
- Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Techcombank
- Quy Trình Thanh Toán Của Phương Thức L/c Hàng Nhập Phát Hành L/c Nhập Khẩu:
- Doanh Số Và Doanh Thu Giao Dịch Ttqt Của Techcombank, 2007 - 2010
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Techcombank
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên của techcombank năm 2007 - 2010
2.3. Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Techcombank
2.3.1. Quy trình thanh toán của các phương thức thanh toán XK tại TCB
2.3.1.1. Quy trình xử lý lệnh chuyển tiền Quốc tế đến
Bước 1: Nhận điện đến
Thanh toán viên nhận hồ sơ điện đến từ mạng SWIFT sau đó chuyển điện thanh toán từ SWIFT vào T24.
Bước 2: Hạch toán giao dịch
Thanh toán viên kiểm tra thông tin người hưởng. Nếu thông tin không hợp lệ, thông báo cho NH đại lý. Nếu thông tin hợp lệ thực hiện các ước tiếp sau Sau đó thanh toán viên hạch toán thu phí và chuyển số tiền còn lại vào tài khoản người hưởng.
Bước 3: Duyệt giao dịch
Kiểm soát viên kiểm tra các út toán đợi duyệt v thông tin điện chuyển tiền, sau đó thực hiện duyệt giao dịch.
Bước 4: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên lưu lại trung tâm thanh toán: điện chuyển tiền gốc và phiếu hạch toán. Giao dịch viên tại chi nhánh tiến h nh in áo có v in điện chuyển tiền, sau đó chuyển cho khách hàng.
2.3.1.2. Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu hàng xuất
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ nhờ thu
Thanh toán viên tiếp nhận từ khách hàng các loại chứng từ, kiểm tra lại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi trả lại cho khách hàng 01 liên.
Bước 2: Thực hiện đòi tiền
Duyệt giao dịch: Kiểm soát viên kiểm tra sự trùng khớp giữa thư yêu cầu nhờ thu của khách h ng v thư nhờ thu do thanh toán viên lập. Nếu thư nhờ thu chưa hợp lệ, kiểm soát viên gửi lại cho thanh toán viên sửa, nếu thư nhờ thu hợp lệ, kiểm soát viên ký duyệt chuyển sang ước tiếp theo, sau đó duyệt bản ghi trên hệ thống.
Gửi chứng từ: Thanh toán viên gửi thu nhờ thu kèm bộ chứng từ đến NH nhờ thu, theo dõi đường đi của chứng từ (lấy thông tin từ công ty chuyển phát nhanh/ ưu điện), lập hồ sơ theo dõi ộ chứng từ nhờ thu xuất với đầy đủ thông tin cần thiết.
Bước 3: Chuyển tiền về
Trung tâm thanh toán thực hiện ghi có tài khoản treo chờ thanh toán của chi nhánh theo quy trình chuyển tiền đến từ nước ngoài.
Bước 4: Thanh toán
Trung tâm thanh toán nhận được báo Có từ NH nước ngoài thì thực hiện ghi có tiền về vào tài khoản treo chờ thanh toán tương ứng của chi nhánh. Thanh toán viên nhập liệu thanh toán nhờ thu tại chi nhánh, kiểm soát viên duyệt thanh toán nhờ thu.
Bước 5: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên gửi khách h ng, lưu tại chi nhánh và trung tâm thanh toán.
2.3.1.3. Quy trình thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Thông báo L/C và sửa đổi L/C xuất khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận L/C, sửa đổi L/C
Thanh toán viên nhận L/C gốc hoặc sửa đổi L/C từ NH đại lý, đồng thời xác thực và kiểm tra tính hợp lệ. Tiếp theo, kiểm soát viên ký duyệt xác thực L/C hoặc sửa đổi.
Bước 2: Thông báo L/C
Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: Thanh toán viên nhập thông tin của L/C gốc, sửa đổi L/C vào hệ thống, thu phí và hạch toán ngoại bảng, in thông báo L/C cho khách hàng. Tiếp theo kiểm soát viên duyệt giao dịch trên hệ thống, ký nháy lên thông báo L/C, sau đó Giám đốc ký duyệt thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C.
Bước 3: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên gửi cho khách hàng (có thể trực tiếp hoặc qua ưu điện), lưu tại chi nhánh, lưu lại trung tâm thanh toán.
Thanh toán L/C xuất khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ
Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ như quy định trong L/C, kiểm tra loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi trả lại cho khách hàng 01 liên.
Bước 2: Thực hiện đòi tiền
Thanh toán viên nhập thông tin chứng từ L/C xuất, nhập ngày tra soát tự động, hạch toán ngoại bảng và thu phí, in chỉ thị thanh toán theo mẫu, in hối phiếu đòi tiền Sau đó trình giám đốc ký duyệt thư chỉ thị thanh toán, ký hậu hối phiếu, thanh toán viên đóng thành bộ gồm thư chỉ thị thanh toán cùng bộ chứng từ và hối phiếu để gửi NH phát hành.
Bước 3: Chuyển tiền về
Trung tâm thanh toán nhận được báo Có của NH nước ngoài thì tiến hành ghi Có vào tài khoản treo TTQT của chi nhánh liên quan.
Bước 4: Thanh toán hoặc tất toán
Thanh toán: Thanh toán viên tại chi nhánh tiến hành ghi có vào tài khoản của khách hàng, hoặc tài khoản vay, hoặc tất toán tài khoản chiết khấu, thu lãi, phí và hạch toán ngoại bảng tất toán L/C, in báo có, báo nợ gửi cho khách hàng.
Tất toán (nếu chứng từ không được thanh toán): thanh toán viên xử lý chứng từ không được thanh toán, hạch toán ngoại bảng.
Bước 5: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên gửi cho khách hàng, lưu tại chi nhánh và trung tâm thanh toán.
2.3.2. Kết quả đạt được của hoạt động thanh toán XK tại TCB
Với thời gian hoạt động TTQT chưa lâu (kể từ tháng 05 năm 2004), nhưng thông qua các kết quả kinh doanh hoạt động TTQT, TCB đang dần khẳng định được mình trong cộng đồng các NH, với uy tín và thương hiệu được nâng cao.
Bảng 2.6: Doanh số và doanh thu phí TTXK của Techcombank, 2007 - 2010
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Chuyển tiền đi | Số lần giao dịch | 10503 | 13147 | 14987 | 20982 |
Giá trị | 530 790 | 325 720 | 574 817 | 835 231 | |
Thu phí | 530,8 | 326,8 | 862,2 | 1 252,8 | |
L/C XK | Số lần giao dịch | 1520 | 1763 | 2009 | 2813 |
Giá trị | 128 751 | 330 419 | 394 455 | 672 716 | |
Thu phí | 193,1 | 660,8 | 1 577,8 | 3 363,6 | |
Nhờ thu XK | Số lần giao dịch | 1205 | 1460 | 1664 | 2330 |
Giá trị | 98 536 | 128 060 | 233 447 | 329 679 | |
Thu phí | 118,2 | 153,7 | 280,1 | 659,4 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT của Techcombank năm 2007 - 2010
Bảng 2.6 đ cung cấp số liệu về giá trị và doanh thu phí từ hoạt động TTXK của TCB giai đoạn 2007 – 2010. Doanh số L/C XK đ tăng mạnh qua các năm, cụ thể trong năm 2007 có 1520 ộ với tổng giá trị hơn 128,7 triệu USD, sang các năm tiếp theo cho dù nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nhưng Techcom ank vẫn hoàn thành xuất sắc doanh số với 1763 bộ và tổng giá trị gần 330 triệu USD trong năm 2008 và 394 triệu USD năm 2009 Năm 2010, với tổng giá trị L/C lên đến 672 triệu USD đ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động TTQT.
2.4. Tình hình hoạt động thanh toán nhập khẩu tại Techcombank
2.4.1. Quy trình thanh toán các phương thức thanh toán NK tại TCB
2.4.1.1. Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền đi nước ngoài
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra chứng từ. Nếu chứng từ không đạt yêu cầu, thanh toán viên chuyển trả lại và yêu cầu khách hàng bổ sung.
Bước 2: Phê duyệt hồ sơ
Kiểm soát viên ký duyệt chấp nhận hồ sơ, giám đốc phê duyệt hồ sơ, thanh toán viên gửi lại khách hàng liên 02 lệnh chuyển tiền.
Bước 3: Nhập liệu vào hệ thống
Thanh toán viên kiểm tra số dư trên các t i khoản ghi nợ, sau đó nhập thông tin lệnh chuyển tiền, hạch toán thu phí.
Bước 4: Phê duyệt
Kiểm soát viên kiểm tra nội dung lệnh chuyển tiền: kiểm tra các út toán đợi duyệt v thông tin điện chuyển tiền, nếu giao dịch hợp lệ, duyệt trên T24 ; nếu không hợp lệ, thông áo để thanh toán viên sửa chữa, bổ sung lệnh chuyển tiền.
Bước 5: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên thực hiện việc lưu chứng từ: gửi khách h ng, lưu lại đơn vị, lưu lại trung tâm thanh toán.
Bước 6: Xử lý sai sót và tra soát (nếu có).
2.4.1.2. Quy trình thanh toán của phương thức nhờ thu hàng nhập
Bước 1: Tiếp nhận chứng từ
Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu, đóng dấu RECEIVED và ghi ngày giờ nhận. Kiểm soát viên xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của lệnh nhờ thu. Thanh toán viên nhập thông tin nhờ thu, hạch toán các bút toán thu phí, in Giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập.
Bước 2: Quyết định thanh toán
Nếu khách h ng đồng ý thanh toán: thanh toán viên lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán v o ng y đáo hạn, hạch toán các bút toán chuyển tiền thanh toán, thu phí và ngoại bảng, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên.
Nếu khách hàng từ chối thanh toán: thanh toán viên lập điện trình kiểm soát viên, thông báo cho NH gửi nhờ thu. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo mà vẫn không nhận được chỉ thị của NH nhờ thu mà không chịu trách nhiệm gì.
Bước 3: Phê duyệt
Kiểm soát viên tiến hành kiểm tra lại bộ hồ sơ của khách hàng và cho ý kiến phê duyệt đồng ý hay không đồng ý.
Bước 4: Phân phối chứng từ
Thanh toán viên gửi khách h ng, lưu tại chi nhánh và trung tâm thanh toán.