Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam


đều có sự tiếp tay của một số nhân viên tín dụng bị tha hóa, nhân viên tín dụng nhận lợi ích từ khách hàng thậm chí đòi hỏi khách hàng chi cho khoản tiền lên đến 1% giá trị khoản vay để làm giả hồ sơ vay cho khách hàng, cung cấp thông tin sai lệch sự thật. Thực trạng là có nhiều hồ sơ trong quá trình thẩm định đã phát hiện có sự cán dán chữ ký, con dấu, điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng sao cho nguồn thu đủ điều kiện cấp tín dụng.

Do sai sót, chưa tuân thủ quy trình cấp tín dụng


- Trong quá trình cấp tín dụng, nhân viên tín dụng với năng lực thẩm định còn hạn chế không thu thập thêm thông tin về khách hàng và các thông tin khác có liên quan đến khoản vay, phân tích các thông tin đó một cách chiếu lệ theo các mẫu có sẵn và có khuynh hướng có lợi cho khách hàng.

- CBTD chủ quan chỉ tin vào các thông tin khách hàng cung cấp mà không xác minh lại các thông tin đó qua khảo sát thực tế hoặc thông qua các mối quan hệ của khách hàng.

Thiếu kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng


- Mặc dù sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Techcombank có quy định về giám sát sau khi cấp tín dụng nhưng các CBTD kiểm tra sơ sài, báo cáo chung chung về năng lực tài chính, giá trị tài sản đảm bảo và thiện ý trả nợ của khách hàng dẫn đến không phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro dẫn đến xảy ra rủi ro.

Do công tác kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


- Số lượng hồ sơ tín dụng cần kiểm tra trên toàn hệ thống khá lớn trong khi số lượng kiểm soát viên không đủ đáp ứng nên chỉ có thể kiểm tra mẫu theo xác suất chỉ khoảng 60% trên tổng dư nợ đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu và các khoản cấp tín dụng có dư nợ lớn dẫn đến khó có thể phát hiện được hết các rủi ro tiềm ẩn. Thêm nữa, năng lực của kiểm soát viên còn hạn chế, không thường xuyên tác nghiệp trực tiếp mà chỉ đánh giá dựa trên chứng từ đôi khi chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ tín dụng cũng là một hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 10


Do tác động của NHNN, Chính Phủ


- Việc thực hiện và ban hành chính sách, luật pháp chưa có sự thống nhất dẫn đến việc xử lý các khoản nợ có liên quan đến tài sản đảm bảo đặc biệt là bất động sản gặp nhiều khó khăn. Dù hợp đồng có quy định NH được toàn quyền định đoạt tài sản thế chấp nếu khách hàng không trả được nợ, nhưng thực tế ngay cả khi mất khả năng trả nợ, nếu khách hàng không ký cho NH xử lý tài sản đảm bảo thì NH cũng không làm gì được.

- Thủ tục pháp lý còn nhiều bất cập, rờm rà, các hồ sơ khởi kiện bị trì hoãn vài tháng thậm chí vài năm gây mất thời gian và chi phí trong quá trình xử lý nợ. Chưa kể những khoản nợ chây ỳ dẫn đến nợ gốc và lãi vượt quá giá trị tài sản thế chấp.

- Đối với công tác thanh tra theo phương thức giám sát từ xa giúp thanh tra nhà nước xử lý được khối lượng công việc rất lớn, chi phí nhân lực thấp. Tuy nhiên, công tác thanh tra của NHNN còn nhiều bất cập, cụ thể là số liệu báo cáo không chính xác thì không phản ánh được thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Hệ thống thông tin tín dụng đôi khi chưa cập nhật kịp thời, chính xác gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc kiểm tra lịch sử tín dụng của KH.

Các nguyên nhân khác


Do môi trường tự nhiên không thuận lợi


-Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như hàng hóa và tài sản bị hư hỏng dẫn đến khách hàng khó khăn thậm chí mất khả năng trả nợ.

Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu


-Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường đầu ra khó khăn, chi phí gia tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản không có khả năng trả nợ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank trong thời gian qua, các kết quả cũng như hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank, từ đó đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Techcombank. Đây sẽ là tiền đề cho việc đề ra những giải pháp để Techcombank hoàn thiện hơn nữa công tác hạn chế rủi ro tín dụng.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 5 năm (2015-2019)

Trong Đại hội đồng cổ đông thương niên 2014 , Techcombank định hướng trong 5 năm tới sẽ tiếp tục kiên định với định hướng chiến lược chuyển đổi đã được khẳng định đúng đắn, và có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời, tiếp tục tập trung xây dựng nguồn lực, và phát triển năng lực kinh doanh cốt lõi, góp phần không ngừng nâng cao vị thế, quy mô của Ngân hàng, và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Mục tiêu dài hạn cụ thể tới năm 2018, tăng gần 75% tổng tài sản lên 275,656 tỷ đồng, tăng gần 3 lần dư nợ và tăng gấp đôi huy động. Tăng trưởng về huy động và cho vay sẽ tập trung nhiều ở phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE lên 1.65% và 18.22% vào cuối năm 2018; đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tăng cơ cấu doanh thu từ thu nhập từ phí (13% lên 19%); đồng thời; tiếp tục duy trì chính sách cho vay thận trọng, quản lý chặt chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% tổng dư nợ.

Riêng trong năm 2014, với đánh giá tình hình thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều thách thức khó khăn, mục tiêu kinh doanh đã được Đại hội thông qua với những chỉ tiêu tài chính cơ bản cụ thể: Tổng tài sản tăng 7.6% lên gần 171,000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 16% (142 ngàn tỷ đồng); dư nợ tín dụng tăng 13% (106 ngàn tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế tăng 35% (1,181 tỷ đồng).

Qua báo cáo thường niên năm 2013, cùng với chiến lược chung, đối với hoạt động tín dụng, Techombank thực hiện đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng, thông qua phản ứng linh hoạt với thị trường, nhanh chóng đưa các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động tín dụng. Đồng thời, coi trọng chất


lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Techcombank tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và xây dựng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng như: tiến hành áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đánh giá rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng; chuẩn hóa các biểu mẫu tín dụng; quản lý rủi ro và xác định danh mục đầu tư tín dụng; thiết lập hệ thống xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả.

Với định hướng như trên, Techcombank cần phải nỗ lực trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đồng thời phải đưa ra các giải pháp hỗn hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đó một cách hiệu quả.

Tiếp đến Techcombank định hướng xây dựng Chiến lược rủi ro là xây dựng văn hóa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng nhằm nhận thức và quản trị rủi ro sâu rộng hơn trên toàn ngân hàng thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo nguyên tắc “Ba tuyến phòng thủ”. Theo đó, tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, từ các khối kinh doanh đến các khối hỗ trợ và kiểm toán nội bộ cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa công tác quản trị rủi ro tín dụng với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, và tạo ra lợi nhuận trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.

Cải tiến đối với quản trị danh mục và nhận diện rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng và cải thiện công tác quản trị danh mục và nhận diện rủi ro tín dụng. Các hoạt động dự định sẽ thực hiện là: Cải thiện Hệ thống cảnh báo sớm nhằm đảm bảo rằng các vấn đề tín dụng tiềm tàng của khách hàng sẽ được nhận diện ở giai đoạn sớm nhất, nhờ đó Ngân hàng có thể cung cấp các giải pháp tốt hơn cho Ngân hàng và khách hàng; Xây dựng một Kho dữ liệu để cải thiện tính toàn vẹn và chất lượng thông tin, trong đó chủ chốt là thông tin tín dụng, là nền tảng để xây dựng các mô hình tín dụng và các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi khoản vay.

Phân loại nợ và xây dựng mô hình tín dụng để đảm bảo việc thẩm định tín dụng phản ánh chính xác được xác suất mất khả năng trả nợ của đối tác, Ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, bao gồm việc


xây dựng các mô hình tín dụng đối với từng phân khúc, và đánh giá chi tiết hơn khả năng tín dụng của từng khách hàng.

Tăng cường tập trung vào hoạt động Thu hồi và Quản lý nợ đặt trọng tâm vào từng phân khúc/từng nhóm khách hàng với những chiến lược/công cụ/mô hình thu hồi nợ khác nhau và tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Thiết lập một hệ thống tính toán và báo cáo tín dụng, cùng với những nỗ lực quản trị rủi ro hoạt động sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam


Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng


- Cần xây dựng một chính sách khách hàng theo hướng duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng cũ có uy tín, thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ của khách hàng cũ và thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tạo tiện ích tối đa cho khách hàng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro, tránh tập trung vào việc cho vay đối với một nhóm khách hàng. Muốn thực hiện điều này, Techcombank cần phải tiếp tục tăng cường các biện pháp:

+ Tìm hiểu các loại hình sản phẩm dịch vụ của các NHTM khác để đưa ra chính sách cạnh tranh và thu hút khách hàng.

+ Xây dựng chính sách bán chéo sản phẩm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Techcombank.

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng đối với từng nhân viên của Techcombank, tạo tâm lý thoải mái và hài lòng khi khách hàng giao dịch tại Techcombank bằng cách tổ chức tập huấn cách giao tiếp khách hàng, thuê một tổ chức độc lập để hỗ trợ Techcombank trong việc đánh giá xếp loại nhân


viên hàng tháng cũng như đưa ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện cung cách phục khách hàng của nhân viên Techcombank.

- Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro, do đó Techcombank cần thường xuyên theo dõi thông tin về tài sản đảm bảo nếu có biến động thì cần định giá lại tài sản, từ đó đưa ra hướng xử lý đối với những món vay có khả năng trở thành nợ quá hạn.

- Ngoài ra nhân viên tín dụng cần phối hợp với nhân viên thẩm định giá để xác định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản thế chấp và người đi vay để xác định đúng mục đích vay vốn, mối quan hệ giữa người sở hữu tài sản và người sử dụng tài sản để làm rõ tình trạng tài sản thế chấp có tranh chấp hay không,… từ đó hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.


- Thay đổi quy định về nhận tài sản đảm bảo là động sản, hàng hóa cụ thể là thực hiện điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo sao cho phù hợp với từng khoản vay và từng loại tài sản đảm bảo. Đối với tài sản là hàng hóa, để hạn chế rủi ro tín dụng ngoài việc thường xuyên định giá lại giá trị tài sản đảm bảo, Techcombank cần phải điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo dựa trên việc thu thập số liệu quá khứ về biến động của giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh tỷ lệ hợp lý.


- Rà soát lại và hạn chế việc cấp tín dụng cho khách hàng có tài sản đảm bảo là hàng hóa, cụ thể đối với khách hàng mới thì Techcombank không thực hiện cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo là hàng hóa, đối với khách hàng hiện hữu đang có giao dịch tín dụng với Techcombank, Techcombank thực hiện đánh giá, xếp hạng và phân loại nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro cao, trung bình và thấp.


- Đối với tài sản đảm bảo là động sản tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo khống chế mức tối đa từ 50-70% nhằm hạn chế rủi ro do giảm giá trị động sản.


Thứ hai, Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ


Bên cạnh đó Techcombank cần xây dựng Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, bao gồm cả thông tin khách hàng bị từ chối cho vay để làm cơ sở dữ liệu tham khảo cho tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống Techcombank.

Trung tâm phê duyệt tín dụng chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các khoản cấp tín dụng trên toàn hệ thống đồng thời cần phải nhận tất cả các thông tin khách hàng bị từ chối cấp tín dụng: bao gồm thông tin nhân thân, tài sản đảm bảo thế chấp, thông tin về tài chính khách hàng, lí do khách hàng bị từ chối cấp tín dụng,..

Thứ ba, Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay


Để nâng cao hiệu quả trong việc tuân thủ quy trình cho vay, Techcombank cần thực hiện chặt chẽ các giai đoạn sau:

- Hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng của Techcombank thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn, thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo về tài chính trong các năm gần nhất của khách hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Hoặc báo cáo đó có qua kiểm toán thì độ tin cậy cũng là cả một vấn đề. Do vậy, đối với cán bộ NH, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những NH mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC của NHNN, từ cơ quan Thuế và Hải quan,…

- Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay dựa trên các tiêu chí như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn… Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn thu nhập chính của khách hàng đồng thời xem xét những biến động về thị trường, chính sách kinh tế, tỷ giá, … trong tương lai để điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Mặt khác, cán bộ tín dụng cần phải tránh quan niệm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo mà không xem xét đến khả năng tài chính cũng như uy tín của khách

Ngày đăng: 11/12/2023