- Cấu trúc và thời hạn cấp tín dụng: điều kiện rút vốn vay, phương thức thu nợ gốc, lãi, thời điểm trả gốc lãi đối với một khách hàng tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, chu kỳ sản xuất và nguồn trả nợ của khách hàng.
- Đảm bảo tín dụng: nhằm xác định nguồn trả nợ thay thế khi khách hàng không trả được nợ từ phương án kinh doanh sử dụng vốn vay của ngân hàng. Tùy theo mục đích sử dụng vốn, năng lực trả nợ và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, Techcombank yêu cầu hoặc chấp nhận thế chấp tài sản, bảo lãnh của Bên thứ ba.
- Các hệ thống hạn chế và quản lý rủi ro tín dụng
+ Hệ thống quy trình tín dụng được thiết lập và duy trì từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc khoản tín dụng bao gồm: tiếp xúc khách hàng, phân tích và thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, nhận và lưu trữ hồ sơ tín dụng, giải ngân tín dụng, giám sát thu hồi khoản tín dụng, trích lập dự phòng, giám sát khoản nợ có vấn đề.
+ Hệ thống phân cấp, ủy quyền tín dụng thông qua việc mô tả cụ thể chức năng, nhiệm vụ, các công việc phải làm. Phân cấp, ủy quyền trong ban hành hệ thống tài liệu; phân cấp, ủy quyền trong hoạt động phê duyệt, ký kết hợp đồng giao dịch; phân cấp, ủy quyền các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
+ Hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng xây dựng theo nguyên tắc độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và khâu phê duyệt để nâng cao chất lượng tín dụng. Thẩm định tín dụng phải phản ánh một cách trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Thẩm định tín dụng có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thẩm định, không được báo cáo sai sự thật hay cố tình che giấu thông tin.
+ Hệ thống kiểm soát chất lượng tín dụng bao gồm: Kiểm soát trước khi cấp tín dụng theo đó mọi hồ sơ cấp tín dụng sau khi phê duyệt phải được xem xét trước khi cấp tín dụng. Kiểm soát trong và sau khi cấp
tín dụng nhằm theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Sản phẩm tín dụng
Nhằm gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh, Techcombank đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm tín dụng bao gồm:
-Tín dụng bán lẻ gồm các khoản tín dụng dành cho cá nhân bao gồm:
+ Cho vay mua bất động sản
+ Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản
+ Cho vay mua ô tô
+ Cho vay du học
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá,
+ Cho vay cầm cố chứng chỉ vàng
+ Cho vay online cầm cố tiền gửi tiết kiệm
+ Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân dưới hình thức có tài sản đảm
bảo
+ Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân dưới hình thức không có tài
sản đảm bảo
+ Cho vay hộ kinh doanh,…
-Tín dụng doanh nghiệp gồm:
+ Thấu chi doanh nghiệp
+ Cho vay mua ô tô phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ô tô du lịch dưới 9 chỗ
+ Cho vay VND đảm bảo giá trị bằng USD
+ Các sản phẩm tài trợ thương mại trong nước (tài trợ nhà phân phối MASAN, tài trợ đại lý và khách hàng của Ford Việt Nam,..)
+ Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất nhập khẩu (Sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu sang Mỹ và Canada hợp tác với Ngân hàng Wells
Fargo, Sản phẩm LC nhập khẩu theo chương trình GMS-102 của Bộ nông nghiệp Mỹ,..)
Nam
2.2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Biểu đồ 2.2 Dư nợ qua các năm 2010 -2013
ĐVT: Tỷ đồng
63,451
68,261
70,275
52,928
80,000
60,000
40,000
20,000
0
2010 2011 2012 2013
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Trong nữa năm qua, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là một trong những mục tiêu chính trong chiến lược tăng trưởng của Techcombank. Tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng thương mại khác, nhưng Techcombank vẫn không ngừng đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm tín dụng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đặc biệt năm 2011 tín dụng tăng trường nóng, Techcombank không nằm ngoài xu hướng chung, tổng dư nợ đạt 63,451 tăng gần 20% so với năm 2010 chỉ đạt 52,928 tỷ đồng.
Mặc dù thực hiện theo chính sách tín dụng thận trọng nhưng dư nợ tín dụng vẫn không ngừng tăng trưởng đạt 70,275 tỷ đồng vào năm 2013 tăng 2.9% so với năm 2012.
Bảng 2.2: Dư nợ theo thời hạn qua các năm 2010-2013
ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | |
Ngắn hạn | 30,076 | 56.8 | 35,587 | 56.1 | 36,446 | 53.4 | 35,074 | 49.9 |
Trung hạn | 10,468 | 19.8 | 10,619 | 16.7 | 16,425 | 24.1 | 19,421 | 27.6 |
Dài hạn | 12,383 | 23.4 | 17,245 | 27.2 | 15,390 | 22.5 | 15,780 | 22.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Xếp Hạng Của Công Ty Moody’S Và Standard & Poor’S
- Các Tiêu Chí Để Đánh Giá Kết Quả Mang Lại Từ Hạn Chế Rủi Ro Tín
- Các Quy Định Về Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel
- Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam
- Nhận Định Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động phần lớn là ngắn hạn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về thanh khoản và đảm bảo được lợi nhuận hoạt động, Techcombank tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Đồng thời Techcombank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn năm 2010 đạt 30,076 tỷ đồng chiếm 56.8%, năm 2012 dư nợ tín dụng ngắn hạn có tăng về số tuyệt đối tăng 5,511 tỷ đồng chiếm 56.1% tổng dư nợ. Tỷ trọng năm 2013 giảm còn 49.9% tỷ trọng dư nợ. Sở dĩ năm 2013 tín dụng ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay giảm là do ngân hàng tập trung vào tín dụng trung dài hạn cho vay tiêu dùng, cho vay mua bất động sản của cá nhân. Tỷ trọng tín dụng dài hạn không có sự biến động lớn chiếm 22.5% trên tổng dư nợ cho vay vào năm 2013.
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời gian qua các năm 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng
80,000
70,000
60,000
Dài hạn Trung hạn
Ngắn hạn
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0
2010 2011 2012 2013
(Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Bảng 2.3: Dư nợ theo khách hàng qua các năm 2010-2013
ĐVT ( Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | |
Cá nhân | 18,974 | 35.9 | 22,664 | 35.7 | 27,748 | 40.7 | 22,852 | 32.5 |
Doanh nghiệp | 33,953 | 64.1 | 40,897 | 64.3 | 40,513 | 59.3 | 47,423 | 67.5 |
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Qua bảng trên cho thấy, cơ cấu dư nợ tại Techcombank theo loại hình khách hàng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp chiếm 64.1% trên tổng dư nợ cho vay vào năm 2010.
Hầu như không có sự biến động dư nợ cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong năm 2011 và năm 2012 lần lượt dư nợ đạt 40,897 tỷ đồng chiếm 64.3% trên tổng dư nợ và đạt 40,513 tỷ đồng chiếm 59.3% trên tổng dư nợ. Dư nợ tăng phần lớn là do tập trung tăng dư nợ cho phân khúc khách hàng cá nhân nằm trong chiến lược lâu dài của Techcombank.
Riêng năm 2013, có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay từ khách hàng cá nhân sang khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho phân khúc khách hàng cá nhân giảm từ 27,748 tỷ đồng xuống còn 22,852 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo khách hàng qua các năm 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng
80,000
70,000
60,000
Doanh nghiệp
Cá nhân
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0
2010 2011 2012 2013
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013)
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.2.2.1 Kết quả phân loại nợ
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng phân theo nhóm nợ qua các năm 2010-2013
ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | |
- Nợ nhóm 1 | 50,097 | 94.6 | 57,104 | 90 | 64,415 | 94.4 | 63,736 | 90.7 |
- Nợ nhóm 2 | 1,620 | 3.1 | 4,553 | 7.2 | 2,006 | 2.9 | 3,972 | 5.7 |
- Nợ nhóm 3 | 719 | 1.4 | 927 | 1.5 | 108 | 0.2 | 448 | 0.6 |
- Nợ nhóm 4 | 320 | 0.6 | 624 | 0.9 | 849 | 1.2 | 1,129 | 1.6 |
- Nợ nhóm 5 | 171 | 0.3 | 243 | 0.4 | 883 | 1.3 | 990 | 1.4 |
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Techcombank thực hiện phân nhóm nợ theo quy định của NHNN bao gồm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Việc phân loại nhóm nợ giúp Techcombank dễ dàng quản lý chất lượng dư nợ và có biện pháp kịp thời xử lý rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ. Như cơ cấu nợ nhóm của các NHTM, Nợ nhóm 1 tại Techcombank chiếm tỷ trọng lớn nhất luôn trên 90% tổng dư nợ.
Năm 2012, với tín dụng tăng trưởng nóng, nợ nhóm 2 và nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất giai đoạn 2010-2013. Nợ nhóm 2 là 4,553 tỳ đồng chiếm đến 7.2% tổng dư nợ, nợ nhóm 3 là 927 tỷ đồng chiếm 1.5% tổng dư nợ.
Cơ cấu nợ các nhóm có sự dịch chuyển dần, Nợ nhóm 5 tăng do việc chuyển nợ từ những nhóm nợ phía trên. Nợ nhóm 5 năm 2013 tăng hơn 5 lần so với năm 2010.
2.2.2.2 Chỉ tiêu đo lường hạn chế rủi ro tín dụng Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.5 Dư nợ quá hạn qua các năm 2010-2013
ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Dư nợ quá hạn | 2,830 | 6,347 | 3,846 | 6,539 |
Tổng dư nợ | 52,927 | 63,451 | 68,261 | 70,275 |
Tỷ lệ nợ quá hạn | 5.3 | 10.0 | 5.6 | 9.3 |
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao, điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và vốn tín dụng không ngừng tăng. Theo đó tình hình nợ quá hạn tăng là điều tất yếu xảy ra.
Mặc dù Techcombank đã nỗ lực trong việc kiểm soát tình hình nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn khá cao, năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 5.3% đến cuối năm 2013 chiếm 9.3% tỷ trọng tổng dư nợ cho vay. Giai đoạn 2010-2013 tỷ lệ nợ quá hạn cao chịu ảnh hưởng từ hệ lụy của việc tăng trưởng tín dụng nóng.
Tình hình nợ xấu
Bảng 2.6 Dư nợ xấu qua các năm 2010-2013
ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Dư nợ xấu | 1,210 | 1,794 | 1,840 | 2,567 |
Tổng dư nợ | 52,927 | 63,451 | 68,261 | 70,275 |
Tỷ lệ nợ xấu | 2.3 | 2.8 | 2.7 | 3.7 |
( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )
Dư nợ xấu của Techcombank qua các năm có xu hướng tăng. Nợ xấu toàn hệ thống năm 2013 là 2,567 tỷ đồng chiếm 3.7% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu có xu hướng tăng do các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đến hạn khách hàng không trả được nợ, điểm xếp hạng bị giảm. Mặc dù Techcombank đã quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu nhưng kết quả vẫn chưa như kỳ vọng.