Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam


Bảng 2.7 Dư nợ xấu theo nhóm nợ qua các năm 2010-2013



Chỉ tiêu

năm 2010

năm 2011

năm 2012

năm 2013

số

tiền

tỷ trọng

số

tiền

tỷ trọng

số tiền

tỷ trọng

số

tiền

tỷ trọng


Nợ nhóm 3


719


59.4


927


51.7


108


5.9


448


17.5

Nợ nhóm 4

320

26.4

624

34.8

849

46.1

1129

44.0

Nợ nhóm 5

171

14.1

243

13.5

883

48.0

990

38.6

Tổng dư nợ

xấu


1,210


100


1,794


100


1,840


100


2,567


100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 8

ĐVT ( Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)


( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 ) Năm 2010 Nợ nhóm 3 là 719 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59.4% trên tổng nợ xấu,

năm 2011 tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 là 927 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51.7%. Trong khi đó năm 2010 và năm 2011 tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 lần lượt chỉ chiếm 14.1% và 13.5% trên tổng dư nợ xấu. Cơ cấu này có sự chuyển dịch vào năm 2012 và năm 2013, khi tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng đột biến năm 2012 là 883 tỷ đồng chiếm 48% trên tổng dư nợ xấu và năm 2013 chỉ còn 38.6% trên tổng dư nợ xấu

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2010-2013


4.00%

3.50%

3.00%

Tỷ lệ nợ xấu

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

2010 2011 2012 2013



( Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )


Qua bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2010,2011,2012 lần lượt là 2.3%, 2.8%, 2.7%, tỷ lệ này thấp hơn so với quy định của NHNN nhưng vẫn ở mức khá cao. Đáng chú ý là năm 2013 tỷ lệ nợ xấu lên đến 3.7%. Techcombank đã tiến hành bán gần 2,000 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC).

Do đó để hạn chế thiệt hại về thu nhập cũng như hạn chế rủi ro tín dụng, Techcombank cần nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý chất lượng tín dụng dựa trên nguyên tắc cẩn trọng, đảm bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận và an toàn hoạt động tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu. Các khoản nợ trên hệ thống được chiết suất hàng ngày nhằm thực hiện nhắc nợ khách hàng cho những khoản nợ sắp đến hạn nhằm quản lý được các khoản nợ đến hạn để nhắc khách hàng thanh toán đúng hạn tránh nợ quá hạn xảy ra, chủ động kiểm soát tình hình trả nợ của khách hàng.

Techcombank đã nổ lực hạn chế nợ xấu, khống chế theo mức quy định của NHNN. Ban Lãnh đạo của Techcombank thành lập Ban xử lý nợ để rà soát là toàn bộ nợ xấu, phân luồng xử lý nhưng tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với quy định của NHNN.

Biểu đồ 2.6: Dự phòng rủi ro tín dụng


ĐVT: Tỷ đồng


889

611

1,200

1125 1186


800

Dự phòng rủi ro tín dụng

400


0

2010 2011 2012 2013


(Nguồn: BCTC của Techcombank giai đoạn 2010- 2013 )


Techcombank thực hiện phân loại nhóm nợ theo quy định của NHNN theo 5 nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn và thực hiện trích lập dự phòng theo tỷ lệ mà NHNN quy định lần lượt cho các nhóm nợ 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho Nợ có khả năng mất vốn. Dự phòng chung được trích bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng rủi ro tăng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2010 dự phòng rủi ro tín dụng chỉ 611 tỷ đồng và tăng 94% đạt đến 1186 tỷ đồng vào năm 2013.

Thêm nữa, Techcombank buộc phải trích lập dự phòng thêm từ việc thực hiện đánh giá lại tài sản đẳm bảo đặc biệt là những tài sản là bất động sản, giá trị giảm rất nhiều so với giá trị ban đầu.

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ hồ sơ khởi kiện qua các năm 2010-2013


1.20%

1.00%


Tỷ lệ hồ sơ khởi kiện

0.80%

0.60%

0.40%

0.20%

0.00%

2010 2011 2012 2013


(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Phòng xử lý nợ)

Do năng lực yếu kém, sai phạm về đạo đức nghề nghiệp. Số lượng hồ sơ khởi kiện tăng đều qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ đó chỉ chiếm 0.3% trên tổng hồ sơ xử lý nợ và tăng dần chiếm 0.4% vào năm 2011, tỷ lệ hồ sơ khởi kiện năm 2012


bằng tổng tỷ lệ 2 năm liền kề trước đó chiếm 0.7% trên tổng hồ sơ xử lý nợ và năm 2013 tăng cao nhất lên đến 1% trên tổng hồ sơ xử lý nợ.

2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam


2.3.1 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng


Để giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do rủi ro tín dụng gây ra, Techcombank đã thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong thời gian qua bao gồm:

Xây dựng chính sách tín dụng, quy trình, quy định cấp tín dụng


- Chính sách tín dụng được xây dựng nhằm định hướng và chi phối hoạt động cấp tín dụng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

-Tuân thủ quy trình cấp tín dụng: CBTD và các bộ phận liên quan đến quá trình cấp tín dụng thực hiện theo đúng quy trình cấp tín dụng từ khâu tiếp xúc khách hàng, khâu thẩm định phê duyệt đến khâu giải ngân và giám sát thu hồi khoản tín dụng ( xem phụ lục)

- Tuân thủ quy định cấp tín dụng


+ Về nguyên tắc vay vốn: khách hàng vay vốn của Techcombank phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Tại một thời điểm, khách hàng chỉ thực hiện giao dịch vay vốn tại một điểm giao dịch (chi nhánh/phòng giao dịch) trong hệ thống Techcombank

+ Về điều kiện vay vốn bao gồm:


Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của Techcombank trong từng thời kỳ.

Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật và Techcombank

+ Về mục đích vay vốn: những nhu cầu vốn không được cho vay gồm


Mua sắm các hàng hoá, tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Cho vay đảo nợ.

Mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Thiết lập hệ thống kiểm soát các tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng bằng quản trị danh mục rủi ro tín dụng


Techcombank đang thiết lập mô hình Credit Limit nhằm giới hạn tín dụng dựa trên cơ sở dữ liệu quá khứ để thấy được chu kỳ kinh doanh của ngành cũng như dự đoán được các rủi ro có thể phát sinh. Hệ thống kiểm soát bao gồm:

- Quy định các tỷ lệ tối đa về hạn mức/ số dư tín dụng được cấp theo các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán,.. cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng hoặc lĩnh vực kinh tế do pháp luật, NHNN và Techcombank quy định để đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

- Giới hạn tín dụng theo ngành, nghề, lĩnh vực, khu vực,.. phù hợp với định hướng rủi ro tín dụng được chấp nhận

- Quy định trách nhiệm theo dõi, giám sát các tỷ lệ được tuân thủ, thực

thi đầy đủ


Thiết lập hệ thống phân cấp, ủy quyền


Hệ thống phân cấp, ủy quyền Techcombank quy định về cách vận hành

hệ thống quản trị rủi ro tín dụng bao gồm vận hành cả hệ thống quy trình tín dụng thông qua các mô tả cụ thể về chức năng nhiệm vụ; giới hạn các công việc cần phải thực hiện; các tài liệu quy định tham chiếu; năng lực nhân sự cần có để đảm nhiệm các công việc đó. Phân cấp, ủy quyền bao gồm:

- Phân cấp, ủy quyền trong việc trong ban hành hệ thống tài liệu tín dụng


- Phân cấp, ủy quyền trong hoạt động phê duyệt cấp tín dụng và ký kết các giao dịch tín dụng

- Phân cấp, ủy quyền phê duyệt các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng.

Quy định các giới hạn đảm bảo an toàn tín dụng như sau:


Giới hạn đối tượng khách hàng không được cấp tín dụng: Cha, mẹ, vợ, chồng, con và chính bản thân thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, phó TGĐ


Techcombank và các cấp tương đương, pháp nhận là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên BKS của Techcombank. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà Techcombank nắm quyền kiểm soát. Tổ chức tín dụng mà cơ sở nhận TSĐB bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng đó

Giới hạn đối tượng hạn chế cấp tín dụng: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Techcombank, Kế toán trưởng, cổ đông sáng lập và cổ đông lớn của Techcombank ( nhóm 1), công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp mà Techcombank nắm quyền kiểm soát ( nhóm 2)

Tổng giới hạn cấp tín dụng cho nhóm khách hàng: cho đối tượng nhóm 1 không vượt quá 5% vốn tự có của Techcombank, cho đối tượng nhóm 2 không vượt quá 10% vốn tự có của Techcombank

Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng: Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá tỷ lệ 15% vốn tự có của Techcombank. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá tỷ lệ 25% vốn tự có của Techcombank.

Phân loại loại khách hàng và xếp hạng tín dụng


Hệ thống phân lọai và xếp hạng tín dụng nhằm thực hiện hóa các chính sách lựa chọn khách hàng trong từng thời kỳ và cơ sở để xác định giá khoản tín dụng trên cơ sở các thu nhập và chi phí cho khoản tín dụng mà khách hàng mang lại.

Bên cạnh hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng trên phần mềm core banking, Techcombank triển khai quy trình xếp hạng QCA – Qualitative Credit Assessment bao gồm các thông tin về ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm, nhân sự, hệ thống mạng lưới khách hàng truyền thống và bộ 19 câu hỏi để chấm điểm về cơ cấu ban lãnh đạo, hoạt động và nghiệp vụ kế toán tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ các tổ chức tín dụng.

Sử dụng công cụ bảo hiểm tiền và bảo đảm tiền vay


Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Techcombank yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo với tỷ lệ 130% giá trị khoản vay hoặc 100% giá trị tài sản đảm bảo theo định giá nhằm hạn chế rủi ro về việc giảm giá trị tài sản đảm bảo.

Quy định kiểm tra sau khi cấp tín dụng


Kiểm tra sau khi cấp tín dụng là các hoạt động của Techcombank cần thực hiện sau khi khoản tín dụng đã được phát sinh nhằm duy trì quan hệ với khách hàng, kiểm soát nguồn trả nợ cũng như phát hiện sớm những rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng bao gồm:

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra việc khách hàng cam kết liên quan đến các điều kiện tín dụng đã được thống nhất bằng văn bản đã ký kết với Techcombank.

-Kiểm tra, đánh giá nguồn trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn/ thực hiện nghĩa vụ tín dụng thông qua việc đánhgiá tính thanh khoản của tài sản lưu động của khách hàng: chất lượng/ giá trị các khoản phải thu, chất lượng/ giá trị hàng tồn kho.

-Kiểm tra/ đánh giá và mức độ thanh khoản của tài sản đảm bảo so với cam

kết.


-Xác định nhu cầu tín dụng tăng trưởng hay sụt giảm của khách hàng thông

qua kiểm tra, cập nhật thông tin tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.


Quy định về việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ


Định kỳ hàng quý, bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch.

Việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện theo quy mô chọn mẫu: 3%-10% tổng số hồ sơ. Các hồ sơ được chọn ngẫu nhiên theo nguyên tắc: 50% mẫu phát sinh vào ngày 05-10 của tháng; 50% mẫu phát sinh vào ngày 25-30 của tháng. Các hồ sơ được kiểm tra sao cho dư nợ chiếm 60% tổng dư nợ của Đơn vị được kiểm tra.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí