Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 12


Nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTM bằng cách tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng vốn điều lệ theo mức quy định tối thiểu. Đối với các ngân hàng yếu kém cần kiên quyết thực hiện sáp nhập, giải thể theo đúng lộ trình đề ra.

NHNN cần nhanh chóng quy định khung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho các NHTM, từ đó các NHTM dựa vào quy chuẩn chung làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với đặc điểm từng NHTM.

Thứ tư, Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng


Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. Trung tâm này thu thập và cung cấp thông tin cho các TCTD hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên cần phải đầu tư hơn nữa, đổi mới, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin bằng cách NHNN cần phải yêu cầu các TCTD thực hiện cung cấp thông tin của khách hàng một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho CIC. Thêm nữa, CIC cần phải trả chi phí cho các TCTD trong việc cung cấp thông tin đầu vào nhằm ràng buộc trách nhiệm cho các TCTD trong việc cung cấp thông tin để CIC trở thành kênh thông tin cập nhật liên tục, có giá trị tham khảo đáng tin cậy cho các NHTM.

Thêm nữa, hiện nay việc tra CIC cần phải tra thông tin khách hàng về thẻ tín dụng và các khoản vay khác khiến chi phí NH phải trả khá cao. Kiến nghị CIC điều chỉnh chi phí mà các NH phải trả cho việc tra CIC cụ thể gộp cả 2 thông tin thẻ tín dụng và các khoản vay khác cho một lần tra, điều chỉnh phí cho những thông tin chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng như: tăng cường chính sách cho vay, thành lập bộ phận kiểm soát tín dụng và tuân thủ, đầu tư cơ sở hạ tầng rủi ro nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh trong hệ thống Techcombank. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi, thủ tục tinh gọn, hỗ trợ Techcombank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.


Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 12

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để hạn chế các rủi ro. Rủi ro là một điều tất yếu và phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều bình thường, không tránh khỏi nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được.

Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các NHTM đã cho thấy, rủi ro đối với NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…trong đó rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Trong thời gian qua, hệ thống các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng có những tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh mẽ hơn. Thực tế hoạt động tín dụng tại Techcombank trong thời gian qua tăng trưởng tương đối cao nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục, đó là hiệu quả hoạt động còn thấp, rủi ro tín dụng còn cao. Việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD luôn là vấn đề rất quan trọng đối với Techcombank.

Trên cơ sở lý luận về RRTD cũng như tính thực tiễn trong hoạt động tín dụng tại Techcombank và thông qua việc tham khảo những tài liệu, tạp chí liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thanh Phong tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại Techcombank trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Qúy thầy, cô và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo thường niên của Techcombank từ năm 2010-2013

2. Báo cáo tổng hợp phòng xử lý nợ từ 2010-2013

3. Basle Committee on Banking Supervision, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Basle July 1988

4. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chính sách tín dụng QĐ-CSTD ngày 12/06/2013

5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Quy định thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 0169/2014/QĐ2 ngày 20/03/2014

6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng QDD1-K4/RR01-09 ngày 01/4/2011

7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Quy trình kiểm tra, kiểm soát sau vay QT-TDC/2-1 ngày 20/5/2013

8. Thông báo kết luận thanh tra số 188/TB-TTCP Ngày 27/01/2014

9. Thông cáo báo chí “ Kết quả điều hành chính sách tiền tệ 2 tháng đầu năm 2014”- NHNN

10. Trầm Thị Xuân Hương, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.HCM:NXB Kinh tế.

11. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng. TP.HCM: Nhà xuất bản lao động Xã hội.

12. Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. TP.HCM: Nhà xuất bản lao động Xã hội

Website: www.techcombank.com.vnhttp://vneconomy.vnhttp://www.baomoi.com http://www.vnba.org.vn


PHỤ LỤC

Quy trình cấp tín dụng


Quy trình cấp tín dụng bao gồm 10 bước:


Bước 1. Tiếp nhận, thu thập hồ sơ, xử lý kết quả


- NVTD tư vấn và tiếp nhận Đề nghị vay vốn từ KH và hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ liên quan cần thiết.

- Nhận diện và đánh giá thực tế thông tin khách hàng, kiểm tra thực tế và đánh giá TSBĐ của khách hàng theo bộ hồ sơ cấp tín dụng.

- Trường hợp yêu cầu định giá, CBTD lựa chọn bộ phận định giá và lập phiếu đề nghị định giá gửi về bộ phận định giá.

Bước 2. Thực hiện định giá TSBĐ


- CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục về định giá TSBĐ cho khoản tín dụng

Bước 3. Kiểm soát, ký duyệt đề xuất và gửi hồ sơ lên Trung tâm phê duyệt

tín


- CBTD trình Lãnh đạo kiểm tra, kiểm soát lại nội dung thông tin, danh mục

hồ sơ cấp tín dụng và gặp trực tiếp khách hàng nếu cần thiết;


- Quyết định tiếp nhận hồ sơ hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng;


- Ký xác nhận Đề xuất cấp tín dụng với những khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng. và hành gửi hồ sơ cho Trung tâm phê duyệt tín dụng

Bước 4. Kiểm tra, thẩm định và phân loại hồ sơ CBTĐ thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ từ Đơn vị và kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ theo Checklist Sau đó tiến hành


+ Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng


+ Thu thập thông tin từ CIC


+ Kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng tại Techcombank (nếu có)


+ Liên hệ khách hàng qua điện thoại để xác định tính chính xác, trung thực của các thông tin khách hàng cung cấp.

Lưu ý: Nếu phát hiện hồ sơ có dấu hiệu giả mạo, CBTĐ báo cáo CGPD và thống nhất với Lãnh đạo Đơn vị về việc cách thức phối hợp xử lý.

+ Lập báo cáo thẩm định khách hàng


+ Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống


+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các điều kiện theo quy định của Techcombank, căn cứ hạn mức cấp tín dụng của từng hồ sơ, chuyển hồ sơ cho CGPD phê duyệt khoản vay theo đúng thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5. Phê duyệt, lưu và gửi kết quả phê duyệt tín dụng


- CGPD tiến hành phê duyệt theo quy định của Techcombank


+ Nếu hồ sơ được CGPD đồng ý, Đơn vị gửi kết quả phê duyệt cho Trung tâm phê duyệt tín dụng xác nhận trước khi chuyển sang CCA soạn hồ sơ giải ngân, Đơn vị tiến hành lập thông báo tín dụng chấp thuận gửi cho khách hàng.

+ Nếu hồ sơ không được CGPD đồng ý, Đơn vị gửi thông báo tín dụng từ chối cho khách hàng.

- Đối với các trường hợp hồ sơ được phê duyệt, sau khi khách hàng đã đồng ý chấp thuận cấp tín dụng, CBTD chuyển bản scan hồ sơ cấp tín dụng đã phê duyệt sang CCA

Bước 6. Kiểm soát hồ sơ tập trung tại CCA


- CBTD Scan hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt gửi CCA


- CVQLCT tiến hành soạn thảo hợp đồng sau khi kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ mục đích sử dụng vốn, hồ sơ phê duyệt, chữ ký khách hàng, kiểm tra phù hợp về thẩm quyền phê duyệt, về lãi suất theo đúng qui định của Techcombank đồng thời chuyển KSCT kiểm soát.

- KSCT kiểm soát lại hồ sơ do CVQLCT soạn về nội dung các Hợp đồng đầy đủ về nội dung, chặt chẽ về mặt pháp lý chuyển về lại cho CBTD

- CBTD thực hiện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng


Lưu ý: Đối với các tài sản phải thực hiện mua bảo hiểm theo quy định của Techcombank, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm và hoàn thiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và của Techcombank.

Bước 7. Hoàn tất thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho

TSBĐ


- CBTD đi cùng khách hàng hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký giao

dịch bảo đảm.


- Hoàn tất thủ tục nhập kho TSBĐ sau khi Đơn vị và khách hàng hoàn tất việc ký kết hợp đồng, văn bản.

- Scan hồ sơ giải ngân gửi về CCA


Bước 8. Tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ giải ngân


- CVQLCT thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải ngân


- KSCT thực hiện kiểm soát hồ sơ giải ngân trước khi chuyển sang Phòng Quản lý chứng từ.

Bước 9. Hạch toán, duyệt TSBĐ và giải ngân


- CVQLTD thực hiện tiến hành mở hạn mức/tài khoản giải ngân, thực hiện nhập số liệu TSBĐ và hạch toán giải ngân trên hệ thống

- KSTD thực hiện kiểm tra lại tính đầy đủ và khớp đúng thực hiện phê duyệt giải ngân


Bước 10. Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng


- Phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện kiểm tra và kiểm soát chứng từ rút tiền và thực hiện rút tiền vay cho khách hàng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí