Nhận Định Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam


Xây dựng hệ thống giám sát tín dụng


Techcombank xây dựng hệ thống giám sát tín dụng thực hiện phân luồng hồ sơ tín dụng theo hai kênh: kênh khách hàng thông thường và kênh khách hàng có vấn đề

- Bộ phận phân tích và dự báo chất lượng tín dụng có chức năng truy xuất dữ liệu nợ định kỳ hàng ngày nhằm quản lý giá trị dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro gia tăng nợ xấu, thực hiện báo cáo chuyên đề hàng tháng. Tiến hành phân luồng khoản nợ quá hạn từ 1 ngày đến 7 ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Bộ phận phân tích cảnh báo: đối với các khoản nợ có giá trị lớn hơn 5 tỷ và quá hạn từ 20 ngày trở lên hoặc các hồ sơ có dấu hiệu đảo nợ, có dấu hiệu mất tài sản, hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận phân tích cảnh báo nhằm thực hiện kiểm tra lại trạng thái khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính và đánh giá lại việc cấp tín dụng cho khách hàng. Bộ phận này có chức năng thu thập và đánh giá lại quá trình cấp tín dụng và thực hiện các điều kiện tín dụng. Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề và phân luồng các khoản nợ này gồm: phân luồng tự thu, phân luồng giải pháp tài chính và phân luồng tố tụng

- Bộ phận thực hiện giải pháp tài chính: thực hiện tư vấn các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng tiếp tục hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ trong tương lai.

Phân loại tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro


Techcombank xây dựng hệ thống phân loại tín dụng đảm bảo việc phân loại tín dụng theo quy định của NHNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Tiến hành trích lập và sử dụng quỹ dự phòng: Techcombank cấp tín dụng phải đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá mức rủi ro định hướng của Techcombank từng thời kỳ và các mức quy định của NHNN tác động đến hoạt động của Techcombank. Techcombank phải tập trung mọi biện pháp để xử lý nợ xấu khi tỷ lệ


Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 9

nợ xấu vượt quá các mức quy định nêu trên. Trường hợp sau khi áp dụng những biện pháp cần thiết mà tỷ lệ nợ xấu vẫn còn trên các mức quy định thì Techcombank dùng quỹ dự phòng rủi ro cụ thể để xử lý ngay nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, hợp lý.

Thiết lập hệ thống thông tin nhân sự và đào tạo


Techcombank còn đầu tư xây dựng hệ thống thông tin nhân sự nội bộ phục vụ cho công tác lưu trữ thông tin nhân sự trên hệ thống tập hợp dữ liệu quá khứ về quá trình công tác, trình độ chuyên môn, các thành tích cũng như kỷ luật của cán bộ tín dụng nhằm phục vụ cho công tác tuyển chọn, đánh giá quá trình công tác của cán bộ tín dụng hạn chế các vấn đề đạo đức liên quan đến rủi ro tín dụng.

2.3.2 Nhận định về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.3.2.1 Kết quả đạt được


Techcombank hiện là một trong những ngân hàng TMCP lớn, đa dạng về sản phẩm, đạt sự hài lòng cao từ khách hàng về chất lượng dịch vụ. Với thị trường cạnh tranh khốc nghiệt trong những năm gần đây, Techcombank không ngừng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, áp dụng chính sách giá ưu đãi cho khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống, có uy tín. Nhờ vậy mà khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của Techcombank, dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm từ 52,928 tỷ đồng vào năm 2010 tăng lên đến 70,275 tỷ đồng vào năm 2013.

Cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng cao tương ứng năm 2013 trích lập dự phòng đạt 1,186 tỷ đồng, thể hiện chính sách tín dụng thận trọng và cơ cấu tín dụng hợp lý. Việc trích lập dự phòng tại Techcombank tuân thủ theo quy định của NHNN giúp Techcombank nhìn nhận đúng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng.


Định kỳ 3 tháng, Techcombank thực hiện đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo nhằm nắm bắt được những biến động của thị trường để đưa ra các phương án xử lý kịp thời hạn chế tối thiểu ảnh hưởng từ rủi ro giảm giá tài sản đảm bảo.

Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank năm 2010-2012 luôn được dưới mức 3% cho thấy nỗ lực của Techcombank trong việc khống chế nợ xấu là khá tốt.

Mặc dù số lượng hồ sơ khởi kiện tăng đều qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ đó chỉ chiếm 0,3% trên tổng hồ sơ xử lý nợ và tăng đến 1% vào năm 2013. Lí do trước kia ngân hàng chỉ thực hiện xử lý nội bộ đối với sai phạm của CBTD để thực hiện thu hồi các khoản nợ xấu, chưa thực hiện khởi kiện. Với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng, Techcombank quán triệt xử lý nợ xấu bằng cách khởi kiện các hồ sơ có dấu hiệu hình sự, gian lận, rủi ro đạo đức nhằm cảnh báo cho CBTD thực hiện nghiêm túc và tuân theo quy định cấp tín dụng.

Với chủ trương quản lý tốt rủi ro, lợi nhuận tăng hợp lý được truyền thông đến tất cả nhân viên toàn ngân hàng. Toàn thể nhân viên đã nhận thức hơn trong việc quản lý, hạn chế rủi ro nhằm bảo vệ cho ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ tín dụng phần nào ý thức hơn, tự chấn chỉnh trong công tác rà soát, sàng lọc và lựa chọn đối tượng khách hàng uy tín, có tài chính tốt để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.

Quy trình cấp tín dụng có sự kiểm tra chéo, không tập trung quyền vào một phòng ban thông qua hệ thống thẩm định, phê duyệt tín dụng tập trung Cụ thể là các bộ phận tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt khoản vay, định giá TSĐB, giải ngân,.. được tách bạch, độc lập với nhau nhằm kiểm tra chéo hoạt động của nhau hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Techcombank đã thành lập Hệ thống giám sát tín dụng để chuyên biệt quản lý nợ có vấn đề để xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề, xây dựng cơ sở dữ liệu để phân tích sâu hơn về nguyên nhân gây ra nợ có vấn đề và các ngành tài trợ có rủi ro.


Techcombank đã phân tách bộ phận kiểm soát tín dụng độc lập với bộ phận kinh doanh có chức năng kiểm soát hồ sơ trước cấp tín dụng, ngoài ra còn đôn đốc, theo dõi các điều kiện sau phê duyệt, kiểm soát sau giải ngân.

Ngoài việc phân loại tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, đối với một số khoản vay có tính trọng yếu, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng không đơn thuần dựa vào ngày quá hạn mà Techcombank còn phân tích, đánh giá và phân loại nợ ngay cả khi nợ còn trong hạn.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất giúp phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng đã chú trọng hơn trong công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng: thực hiện quy trình tuyển chọn tập trung, cán bộ được tuyển chọn theo tiêu chí cao về trình độ, kỹ năng. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, các buổi chia sẽ kinh nghiệm thực tế và các tình huống gặp phải giữa các cán bộ các chi nhánh để tránh các rủi ro lập lại trong hệ thống.

Bộ phận Tuân thủ và Pháp chế đã tạo hòm mail chung trả lời mọi thắc mắc liên quan đến các thủ tục pháp chế trong quá trình làm việc với khách hàng đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng trong công tác biên soạn hợp đồng và các trường hợp phát sinh ngoài quy định.

2.3.2.2 Những mặt hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, Techcombank vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Techcombank chạy theo tăng trưởng tín dụng nóng, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng: giải ngân mua bất động sản trả lãi hàng tháng, gốc cuối kỳ chứa đựng nhiều rủi ro vì đến cuối kỳ KH mới thanh toán toàn bộ tiền gốc một lần trong khi đó rủi ro tình hình tài chính KH có thể gặp khó khăn không có khả năng thanh toán nợ.

Mặc dù đã thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn tăng qua các năm. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong giai


đoạn 2010-2013 và vượt mức quy định của NHNN lên đến 3.7% trên tổng dư nợ tín dụng do nhóm nợ các năm trước chuyển lên cho thấy Hệ thống giám sát tín dụng chưa thực sự đạt được chức năng cảnh bảo sớm, các tiêu chí định tính nhằm phân loại khoản nợ có vấn đề được xây dựng trên cơ sở chủ quan, chưa có hệ thống chuẩn mực và khảo sát thực tiễn. Việc xử lý khoản nợ có vấn đề chỉ mang tính chất riêng lẻ, tác nghiệp trên từng hồ sơ, chưa có sự phân tích sâu sắc mang tính chất tổng thể cho từng ngành nghề từ đó có thể định hướng xử lý đối với những ngành biến động lớn. Các biện pháp tài chính áp dụng mang tính chủ quan, chưa giải quyết triệt để các khoản nợ có vấn đề, chỉ mang tính chất tạm thời khắc phục nợ xấu.


Chính sách tín dụng chưa phù hợp. Mặc dù chính sách tín dụng được ban hành và có chỉnh sửa bổ sung theo sát với tình hình hoạt động tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên chính sách tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, điều chỉnh chưa phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Cụ thể là quy định về đảm bảo tín dụng – nguồn thay thế khi khách hàng không trả được nợ từ phương án kinh doanh, khách hàng được cấp tín dụng đến tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, thậm chí có trường hợp ngoại lệ lên đến 85% giá trị tài sản đảm bảo. Tuy việc hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng thấp hơn so với giá trị tài sản đảm bảo nhưng vẫn khá cao là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa đặc biệt trong thời gian qua Techcombank cho vay đối với ngành Thương mại, sản xuất và chế biến cùng với tài sản đảm bảo là hàng hóa, giá trị tài sản đảm bảo giảm giá mạnh không đủ đảm bảo cho khoản vay gây ra rủi ro cho khoản tín dụng đã cấp.


Do công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra sau khi cấp tín dụng còn nhiều hạn chế. Mặc dù bộ phận kiểm soát nội bộ kiểm tra định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất nhưng chỉ kiểm tra xác suất hồ sơ tín dụng nên việc phát hiện các rủi ro chưa được quán triệt.


Công tác kiểm tra sau khi cấp tín dụng chưa được sâu sát là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong thời gian qua. CBTD thực hiện kiểm tra mang tính hình thức, báo cáo không xác thực tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Tuy có sự tách bạch giữa các phòng ban từ khâu đề xuất cấp tín dụng cho đến thẩm định phê duyệt khoản vay nhưng tình hình nợ xấu vẫn cao do một số hồ sơ tín dụng các CGPD cấp tín dụng chỉ dựa vào thông tin khách hàng cung cấp mà không trực tiếp gặp khách hàng để thẩm định.

Hệ thống kiểm soát tín dụng còn nhiều thiếu sót, Hệ thống kiểm soát tín dụng chỉ mới thực hiện chức năng kiểm tra hồ sơ trước và sau khi giải ngân, thực hiện hạch toán trên hệ thống nhưng chưa theo dõi sát sao các khoản tín dụng đã giải ngân, không thực hiện báo cáo định kỳ dẫn đến các số liệu hạch toán và số liệu thực tế luôn chênh lệch làm cho việc đánh giá và dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác.

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Nguyên nhân từ phía khách hàng


Do năng lực quản lý yếu kém của khách hàng


- Mặc dù Chính phủ tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp với vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Nhưng doanh nghiệp không lường trước được các rủi ro trong quá trình kinh doanh cụ thể như giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với phần lớn hơn 2/3 số doanh nghiệp, tiếp đến là doanh nghiệp gặp khó khăn việc mua nguyên liệu đầu vào.

- Các doanh nghiệp tiếp cận vốn từ các ngân hàng, thời điểm lãi suất cao trên 20% cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và vốn chủ sở hữu quá nhỏ so với nguồn vốn đi vay đồng thời


không cân đối được thu nhập và chi phí lãi vay là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng.

- Các doanh nghiệp ý thức được các khó khăn và tâm lý cho rằng có hay không việc xin cấp tín dụng từ ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn cho nên doanh nghiệp vẫn đánh liều xin cấp tín dụng và biết đâu có thể có cơ hội cải thiện tình hình kinh doanh.

- Thêm nữa, Cơ cấu dư nợ tại Techcombank chủ yếulà phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Cùng với khó khăn của doanh nghiệp, các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tai Techcombank cũng tăng.

Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí hoàn trả nợ

vay.


- Trong quá trình cấp tín dụng, mục đích sử dụng vốn là một trong những

yếu tố để Techcombank quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên một số khách hàng đã hợp thức hóa phương án sử dụng vốn khi lập hồ sơ vay vốn để ngân hàng giải ngân nhưng thực tế lại sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nguồn vốn Techcombank giải ngân cho khách hàng không đúng theo mục đích ban đầu gây rủi ro không thu hồi được vốn lãi.

- Một số doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ vay, hoặc cấu kết với một số cán bộ ngân hàng tiêu cực cố tình lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt vốn vay, ví dụ như trường hợp sau: ký khống các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các công ty, lập phương án kinh doanh, lập hồ sơ vay vốn ngân hàng với sự tiếp sức của một số cán bộ tiêu cực trong ngân hàng để chiếm đoạt vốn vay.

- Doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin báo cáo tài chính sai sự thật cho ngân hàng, “ biến tầu” thông tin trong khi đó cán bộ tín dụng không có đủ nguồn thông tin để kiểm chứng tính xác thực. Khi đó, việc cán bộ tín dụng phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu chính xác.


Do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng, vay vốn cùng lúc nhiều TCTD


- Do khách hàng dùng thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn cụ thể là trường hợp Công TNHH XNK Thái Nguyên tiến hành lập hồ sơ giả vay vốn để Techcombank giải ngân đối với 63 khế ước và chiếm đoạt gần 560 tỷ đồng.

- Tình trạng khách hàng đến vay vốn tại Techcombank trong khi đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khá là rất phổ biến hiện nay. Có khách hàng đồng thời vay vốn đến ba hoặc bốn ngân hàng. Hệ quả là Techcombank khó có thể kiểm soát được tình hình đáo nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác.

- Thêm nữa khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng sử dụng tài sản thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng. Điển hình là trường hợp công ty Trường Ngân vay vốn đến 7 ngân hàng trong đó có Techcombank. Tài sản thế chấp là kho hàng cà phê, kho hàng này đã bị phát hiện có sự gian dối, tẩu tán tài sản đảm bảo vay NH, Công ty móc ruột và nghiêm trọng là có dấu hiệu lừa đảo khi phát hiện tới 261 tấn là rác, sỏi đá và vỏ cà phê trộn lẫn.

Nguyên nhân về phía ngân hàng


Do tín dụng tăng trưởng nóng


- Năm 2011-2012, ngành ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng quá nóng. Không nằm ngoài xu hướng chung, để đạt được chỉ tiêu đề ra Techcombank đã nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng làm cho rủi ro tín dụng gia tăng.

Do năng lực của CBTD còn hạn chế, đạo đức bị tha hóa


- Nhiều CBTD còn hạn chế về chuyên môn, chưa nắm vững chính sách tín dụng nội bộ, không tuân thủ quy trình tín dụng, thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Từ đó, CBTD không đánh giá đúng được năng lực tài chính của khách hàng

- Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của CBTD là nguyên nhân chính gây ra nhiều rủi ro tín dụng. Trong thời gian qua, đa phần các vụ cố tình lừa đảo ngân hàng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí