Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Thêm vào đó luận văn đưa ra các chỉ tiêu cơ bản phân loại nợ quá hạn và nợ xấu cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và nợ xấu.

Cơ sở lý luận trình bày chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM.


Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2005-2008


Nội dung chương II

2.1 Giới thiệu chung về Eximbank.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008.

2.3 Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Eximbank trên

địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

2.4 Đánh giá chung hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008.


2.1 Giới thiệu chung về Eximbank.

2.1.1 Lịch sử hình thành.

Những thông tin chung về Việt Nam Eximbank

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Tên tiếng Anh: VIETNAM EXPORT IMPORT BANK COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt : VIETNAM EXIMBANK.

Hội sở chính : 07 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM

Eximbank tổ chức hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Đại cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng. Đại hội cổ đông gồm các cổ đông và các đại biểu cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thay mình quản lý, kiểm soát hoạt động của toàn bộ hệ thống của Ngân hàng.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (VietNam Export Import Bank) và là một trong những Ngân hàng thương mại Cổ Phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ là 50 tỷ VND, tương đương 12,5 triệu USD và lấy tên mới là Ngân hàng thương mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là VietNam Eximbank.

Qua nhiều lần được sự chấp thuận của NHNN về việc tăng vốn, đến ngày 31/12/2007 vốn điều lệ của Vietnam Eximbank là: 2,800 tỷ đồng.


Lợi nhuận năm 2007 của Eximbank đạt trên 684,63 tỷ đồng.

2.1.3 Những thành tựu đạt được trong 02 năm gần đây.

Tháng 7/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.

Tháng 4/2008, Eximbank đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại. Trong 4 năm liên tiếp Eximbank đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn.

Tháng 2/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước.

Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế.

Tháng 11/2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động

Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thương Hiệu Vàng”.

Tháng 5/2007, Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty tài chính Quốc tế toàn cầu)

Tháng 5/2007, Eximbank nhận được bằng chứng nhận do ngân hàng HSBCtrao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).

Tháng 4/2007, Eximbank đạt giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Qui trình đáng giá


và lựa chọn được Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.

Tháng 1/2007, đã vinh dự được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).

Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.

Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.

Mạng lưới toàn hệ thống: Bao gồm 1 Hội Sở - 1 Sở Giao Dịch - 34 Chi nhánh - 86 Phòng giao dịch. Tại Tp. HCM có 11 chi nhánh - 01 Sở Giao Dịch - 36 Phòng giao dịch

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

2.2.1 Dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM gia đoạn 2005-2008.

2.2.1.1 Dư nợ qua các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh và quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và chính sách từng giai đoạn cụ thể của ngân hàng. Hơn nữa, dư nợ càng cao càng mang lại cho Ngân hàng mức lợi nhuận cao nhưng nó cũng cho thấy tìm ẩn những rủi ro có thể gặp trong thời gian tới. Đối với các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn Tp.HCM dư nợ cho vay giai đoạn 2005-2008 như sau:



Bảng 2.1: Tình hình dư nợ các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng


Chi nhánh/ SGD

2005

2006

2007

2008


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%

Sở Giao Dịch


3,628.38


81.79


4,613.52


61.99


6,880.99


52.53


7,336.25


52.06

Chợ Lớn

459.38

10.36

773.99

10.4

1,651.29

12.61

1,603.57

11.38

Hòa Bình

175.77

3.96

301.96

4.06

918.76

7.01

1,013.76

7.19

Quận 10

130.73

2.95

555.93

7.47

517.99

3.95

553.37

3.93

Quận 11

41.73

0.94

324.11

4.36

634.01

4.84

824.84

5.85

Sài Gòn

-

-

430.7

5.79

1,279.57

9.77

1,512.24

10.73

Tân Định

-

-

441.78

5.94

659.61

5.04

554.16

3.93

Quận 4

-

-

-

-

134.66

1.03

211.86

1.5

Quận 7

-

-

-

-

108.51

0.83

169.97

1.21

Thủ Đức

-

-

-

-

119.36

0.91

312.01

2.21

Cộng Hòa

-

-

-

-

193.54

1.48

198.45

1.41

Bình Phú

-

-

-

-

-

-

18.26

0.13

Tổng Cộng

4,436.00

100

7,442.00

100

13,098.29

100

14,308.74

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 5

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

16,000.00

14,000.00

12,000.00

10,000.00

8,000.00

14,308.74

13,098.29

7,442.00

6,000.00

4,000.00

2,000.00

0.00

4,436.00

2005

2006

2007

2008

Năm

Dư nợ

Biều đồ 2.1: Dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008


Thông qua bảng 2.1 cho thấy dư nợ các chi nhánh/ SGD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm tăng rất nhanh và chủ yếu là từ năm 2005 đến 2007. Năm 2005, trên địa bàn Tp.HCM chỉ có bốn chi nhánh và Sở Giao Dịch với tổng dư nợ là 4.436 tỷ đồng, trong đó Sở Giao Dịch có dư nợ là 3.628,38 tỷ đồng. Năm 2006 đã mở thêm 02 chi nhánh là Sài Gòn và Tân Định, nâng tổng số chi nhánh lên là 06 và dư nợ là 7.442 tỷ đồng, trong đó Sở Giao Dịch là 4.613,53 tỷ đồng. So với năm 2005 thì 2006 dư nợ tăng hơn 3.000 tỷ đồng tương đương với 67,76%, trong đó chi nhánh Hòa Bình, Quận 10 và Quận 11 đã tăng hơn 100% nhưng Sở Giao Dịch vẫn chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất và tăng nhiều nhất. Hai chi nhánh mới mở là Tân Định và Sài Gòn cũng góp công lớn trong việc tăng dư nợ trong năm 2007. Năm 2007 mở thêm 04 chi nhánh là Quận 4, Quận 7, Cộng Hòa và Thủ Đức, dư nợ tăng lên 13.098,29 tỷ đồng tương đương 76% so với năm 2006. Dư nợ tăng lên chủ yếu là do chi nhánh Chợ Lớn, Hòa Bình và Sở Giao Dịch. Đến cuối năm 2008, trên địa bàn Tp.HCM có 11 chi nhánh và 01 Sở Giao Dịch, mở thêm chi nhánh Bình Phú và dư nợ là 14.308,74 tỷ đồng tăng 9,24% so với 2007.

Nguyên nhân việc tăng dư nợ:

- Số lượng chi nhánh/ SGD trên địa bàn Tp.HCM từ 5 lên 12. Đây có thể xem là nhân tố quan trọng nhất trong việc tăng dư nợ trên địa bàn Tp.HCM.

- Đa dạng sản phẩm tín dụng (Đẩy mạnh cho vay kinh doanh chứng khoán và Bất

động sản)

- Các điểm giao dịch nằm trong khu vực có buôn bán như chợ Thủ Đức, chợ Phan

Đình Phùng…

- Nền kinh tế tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2005 -2007.

Nhìn chung, từ 2005 đến 2008 dư nợ trên địa bàn Tp.HCM tăng gấp 3 lần là do Eximbank đẩy mạnh cho vay lĩnh vực bất động sản và số lượng chi nhánh tăng nhanh từ 4 lên 12. Chi tiết dư nợ theo loại tiền, thành phần kinh tế… sẽ được trình bày dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về bức tranh tín dụng của các chi nhánh/ SGD này.



2.2.1.2 Dư nợ phân theo loại tiền.

Dư nợ phân theo loại tiền tệ để có một góc nhìn khác về dư nợ cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay theo từng loại tiền tệ cho thấy việc cho vay tập trung vào loại tiền nào là chủ yếu và có thể biết được nguyên nhân của việc tập trung dư nợ vào loại tiền nào đó thông qua các sản phẩm tính dụng tương ứng hoặc việc khách hàng thường xuyên dùng loại sản phẩm tín dụng nào đó có liên quan tới loại tiền vay. Trong giai đoạn 2005-2008 dư nợ theo loại tiền của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM thể hiện tại bảng 2.2 và nó thể hiện dư nợ từng loại tiền cũng như tỷ trọng tương ứng từng loại tiền qua từng năm cụ thể để có cái nhìn cụ thể hơn sự biến động dư nợ từng loại tiền tệ trong giai đoạn này.

Bảng 2.2: Dư nợ theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng



Loại tiền

2005

2006

2007

2008

Dư nợ

Tỷ lệ

%

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ

%

Dư nợ

Tỷ lệ

%

VNĐ

2,733.80

61.63

5,463.52

73.41

8,857.80

67.63

10,617.96

74.21

Vàng

380.31

8.57

211.41

2.84

1,492.52

11.39

1,674.24

11.70

Ngoại tệ

1,321.89

29.80

1,767.07

23.74

2,747.97

20.98

2,016.54

14.09

Tổng Cộng


4,436.00


100.00


7,442.00


100.00


13,098.29


100.00


14,308.74


100.00

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy hoạt động tín dụng của các chi nhánh/ SGD trong giai đoạn 2005-2007 tăng trưởng rất nhanh và 2008 tăng trưởng chậm lại. Cụ thể: Đến 31/12/2008 tổng dư nợ đạt được là 14.308,74 tỷ đồng, tăng 1.210,44 tỷ đồng, tốc độ tăng 9,24% so với cùng thời điểm năm 2007. Nhưng 31/12/07 tổng dư nợ đạt 13.098,29 tỷ đồng, tăng 5.656,29 tỷ đồng, tốc độ tăng 76% so với cùng thời điểm năm 2006. Năm 2008 dư nợ vay bằng VNĐ đạt 10.617,96 tỷ đồng, chiếm 74,21% trong tổng dư nợ. Trong khi đó năm 2007 dư nợ VNĐ đạt 8.857,8 tỷ đồng chiếm 67,63% trong tổng dư nợ. Kết quả trên cho thấy chính sách cho vay ngoại tệ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí