Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu.


Hệ số này cho thấy mức độ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Hệ số này càng cao dễ làm mất khả năng thanh khoản của ngân hàng do cho vay trong khoản thời gian dài hơn so với thời gian huy động vốn. Số tiền đã cho vay sẽ được thu hồi trong khoản thời gian hơn một năm trong khi đó số tiền huy động phải trả cho khách hàng trong vòng 01 năm. Do đó, NHNN đã qui định tỷ lệ này không quá 40% nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tin dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thực tế mỗi ngân hàng sẽ có tỷ lệ này thích hợp.

Đảm bảo tín dụng: Bao gồm mức độ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo. Tùy thuộc vào mỗi loại tài sản có mức thanh khoản hoặc rủi ro sẽ có mức cho vay tương ứng. Ví dụ như bất động sản ít rủi ro hơn là hàng hóa. Hiện nay, trong pháp luật hiện hành chưa qui định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo. Do đó, tỷ lệ này tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động: chỉ tiêu bày

được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên

=

tổng nguồn vốn huy động

Tổng dư nợ cho vay Tổng vốn huy động


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ cho vay so với vốn huy động được. Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi phần vốn giữ lại để đảm bảo cho khoản tiền gửi bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước và thanh khoản tại Ngân hàng gần bằng với dư nợ được cho là tốt nhất. Tỷ số này cho thấy mức độ dư thừa vốn huy động hoặc thiếu vốn cho hoạt động tín dụng. Tỷ lệ này càng thấp thì ngân hàng càng dư thừa vốn thì Ngân hàng thương mại sẽ cho vay lại trên liên ngân hàng hoặc đầu tư tài chính để mang lại lợi nhuận cao hơn, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng đang thiếu vốn sẽ tìm cách huy động vốn thông qua các kênh khác nhau nhưng với chi phí thường cao hơn so với tiền lãi tiết kiệm của dân chúng. Mỗi ngân hàng có những hoạt động kinh doanh khác nhau nên nguồn vốn huy động được sử dung theo một cơ cấu nhất đinh để mang lại lợi nhuận cao nhất. Khi đó, tỷ số trên sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Như vậy, tỷ số trên là một trong những chỉ tiêu để tham khảo khi hoạt động tín dụng.


Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 4

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân của một Ngân hàng thương mại trong thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau:

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng =


Dư nợ bình quân


Chỉ tiêu này thể hiện số vòng quay vốn tín dụng (thường tính là một năm). Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện ngân hàng thu hồi tốt các khoản nợ, việc tổ chức và quản lý các khoản vay tốt, hoạt động tín dụng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng chỉ phản ánh tương đối, do tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể có vòng luân chuyển vốn khác nhau mà có thời gian trả nợ khác nhau. Nếu ngân hàng chỉ tập trung cho vay các công ty thương mại thì chỉ tiêu này sẽ cao, ngược lại cho vay đối với các công ty sản suất thì chỉ tiêu này sẽ nhỏ. Do đó, để đánh giá tốt hơn về hoạt động tín dụng cần phải nhìn vào cơ cấu ngành nghề cho vay và thời gian trả nợ tương ứng mới có thể đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng. Từ thực tế trên, để đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên tiêu chí trên tương đối chính xác thì các tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng: chỉ tiêu này được tính dựa vào công thức


Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng

Hoạt động kinh doanh lớn nhất của Ngân hàng thương mại chính là hoạt động tín dụng, nó liên quan gần hết các hoạt động còn lại của Ngân hàng thương mại. Đây cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại nhất, một số Ngân hàng thương mại nhỏ có tới 90% lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, còn các Ngân hàng thương mại lớn thì lợi từ hoạt động tín dụng khoản 40-60%. Do đó, lợi nhuận của hoạt động tín dụng mang lại so với tổng dư nợ càng lớn thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại càng tốt. Tuy nhiên, việc hạch toán lợi nhuận đối


với những khoản vay luôn có một độ trễ nhất định, ví dụ đối với các khoản vay dài hạn thì việc thu lãi có thể theo từng tháng nhưng khoản tín dụng này có thật sự tốt hay không còn phải trông chờ trong một thời gian nữa. Do đó, chỉ tiêu này chỉ là tương đối. Có thể cho thấy một phần về bức tranh về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trước mắt.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và nợ xấu.

Quá trình cho vay có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn cần phải xác định nhiều nguồn thông tin ví dụ thu nhập của khách hàng là từ đâu ra, mức thu nhập có hợp lý không, chứng từ chứng minh như thế nào, chứng từ thực tế hay giả mạo… Chính vì có quá nhiều nguồn thông tin cần xác minh trong hiện tại, quá khứ và tương lai nên có rất nhiều yếu tố gây ra nợ quá hạn hoặc nợ xấu. Có thể phân chia các yếu tố gây nợ quá hạn và nợ xấu thành các yếu tố khách quan và chủ quan.

1.5.1 Các yếu tố khách quan

- Biến động kinh tế: Có thể nói đây là nguyên nhân bao quát nhất. Tất cả các chủ thể hoạt động kinh doanh luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau tạo thành một chuỗi các mắc xích. Khi nền kinh tế suy thoái làm cho hầu hết các chủ thể kinh tế lâm vào trình trạng vở nợ hoặc hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và doanh số sụt giảm. Khi đó, các khoản vay của ngân hàng tới thời kỳ thanh toán không thực hiện đúng kỳ hạn đã cam kết với ngân hàng. Kết quả là nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh. Bằng chứng là năm 2008, kinh tế thế giới và Việt Nam suy thoái làm cho nợ quá hạn và nợ xấu tại các ngân hàng tăng nhanh, NHNN yêu cầu các ngân hàng kiểm soát các khoản vay và hạn chế nợ quá hạn cũng như nợ xấu. Một số ngân hàng đã cho phép khách hàng “ đảo nợ” để hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn. Ngược lại, nền kinh tế phát triển làm cho phần lớn các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả (đầu ra ổn định và ngày càng phát triển), nguồn tiền luân chuyển tốt. Các khoản nợ tại ngân hàng thanh toán đúng hạn khi đó nợ


quá hạn và nợ xấu ít phát sinh. Do đó, có thể thấy rằng “sức khỏe” của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới nợ quá hạn cũng như nợ xấu tại các ngân hàng.

- Hành lang pháp lý: Để điều chỉnh các hoạt động kinh tế đi vào khuôn khổ và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật yêu cầu các chủ thể thực hiện đúng thỏa thuận với nhau thông quan việc ký kết hợp đồng hoặc cam kết… Một trong các bên không thực hiện đúng sẽ được pháp luật bảo vệ thông qua việc phán xét của tòa án và bộ phận thi hành án sẽ thực thi quyết định của tòa án. Bộ phận này đại diện pháp luật yêu cầu bên thua kiện thực hiện đúng quyết định của tòa nhằm đảm bảo quyền lợi của bên thắng kiện. Điều này giúp hạn chế được việc một bên phá vở hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia. Hành lang pháp lý càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế góp phần ổn định hoạt động kinh tế, đảm bảo công bằng và quyền lợi của các bên tham gia.

Quá trình cho vay giữa ngân hàng và một chủ thể kinh tế thông qua các hợp đồng ràng buộc và các chứng từ khác như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, công chứng hợp đông thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ… Các loại chứng từ này dùng để ràng buộc bên vay trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và trong trường hợp bên vay không thực hiện trả nợ thì ngân hàng sẽ bán tài sản đảm bảo đã thế chấp cho ngân hàng và thu hồi khoản nợ vay còn lại và phần lãi phát sinh do khách hàng chưa thanh toán. Các chứng từ này dựa trên và không trái với các qui định pháp luật hiện hành. Một khi các qui định này không chặt chẽ và còn nhiều kẽ hở sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu lừa đảo và chiếm doạt vốn của ngân hàng. Ví dụ đối với tài sản thế chấp là nhà đất đã có sổ hồng khi đã có có tên người sở hữu và thực hiện xong công chứng hợp đồng thế chấp đối với tài sản này. Ngân hàng tiến hàng cho vay và đến kỳ hạn khách hàng không trả nợ, ngân hàng tiến hành bán tài sản thế chấp nhưng không bán được do trong gia đình đã có hợp đồng tay từ trước và thỏa thuận là nhờ một người đại diện đứng tên trên tài sản này. Với trường hợp này, rất khó bán được tài sản để thu hồi


vốn. Trong khi đó, các qui định pháp luật hiện hành chưa qui định chặt chẽ trường hợp này. Có thể thấy, hành lang pháp lý không chặt chẽ sẽ gây hại cho một hoặc các bên tham gia cũng như tạo khe hở cho kẻ xấu lừa đảo ngân hàng.

- Cơ chế chính sách của nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước góp phần rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Ví dụ vừa qua nhà nước đã có gói kích thích kinh tế, nhà nước hỗ trợ 4%/năm đối với các khoản vay thuộc 15 ngành nghề qui định. Điều này giúp cho tất cả các doanh nghiệp trong 15 ngành này giảm được chi phí đầu vào, giảm giá bán sản phẩm và bán được nhiều sản phẩm hơn. Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ có nguồn đầu ra ổn định, doanh số ổn định và tài chính tốt hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong 15 ngành này hoạt động tốt hơn kéo theo các doanh nghiệp trong các ngành còn lại cũng hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn. Về phía Ngân hàng, khi cho vay các doanh nghiệp có nguồn đầu ra và tài chính tốt giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và nợ quá hạn cũng như nợ xấu sẽ được hạn chế. Do đó, có thể thấy được là cơ chế chính sách của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng.

- Các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, địch họa: Những nguyên nhân gây tổn thất không thể lường trước hoặc không thể tránh khỏi ví dụ: bão, hạn hán, lở núi, sống thần… Những yếu tố này thường gây thiệt hại lớn. Một khi khách hàng bị thiệt hại xuất phát từ các nguyên nhân trên khả năng thanh toán các khoản vay tới hạn gần như là không thể. Do đó, các yếu tố này thường gây ra nợ quá hạn, thậm chí là nợ xấu.

1.5.2 Các yếu tố chủ quan

- Thẩm định và giám sát vốn cho vay chưa tốt: Công tác thẩm định rất quan trọng vì xác định chính xác khách hàng có khả năng cho vay hay không. Công việc này cần xác định nhiều nguồn thông tin và đánh giá khách hàng


tương đối chính xác để làm cơ sở cho các công tác sau này. Chỉ cần một thông tin không xác định có thể dẫn đến việc đánh giá khách hàng không đúng và khả năng nợ quá hạn. Ví dụ: khách hàng là hộ kinh doanh cá thể cần vay bổ sung vốn kinh doanh. Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải biết khách hàng này kinh doanh thuận lợi không, mua hàng từ đâu và bán hàng cho ai, doanh số như thế nào, lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu, ngành nghề kinh doanh có mang tính chu kỳ hay không… Đối với tài sản đảm bảo phải biết địa chỉ, hiện đang cho thuê hoặc ai đang sống, tình trạng pháp lý như thế nào, quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản và người vay như thế nào… Điều này cho thấy rất cần những cán bộ tín dụng có năng lực để thẩm định kỹ và nắm rõ khách hàng càng nhiều càng tốt và có khả năng hạn chế được nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh. Hơn nữa, cũng xác định một điều là khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất của quá trình cho vay vì nó ảnh hưởng rất lớn tới khoản nợ bị quá hạn hoặc khó bị quá hạn. Một khi cán bộ tín dụng thẩm định không tốt sẽ không nhận thấy được các rủi ro tiềm ẩn gây ra các khoản nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh.

Ngoài ra, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng cũng rất quan trọng ví nếu khách hàng sử dụng đúng với mục đích như cam kết sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn do đánh giá nguồn trả nợ ngay từ ban đầu như thế nào. Nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích và chuyển vốn cho các lĩnh vực khác mà khách hàng không thông thạo dễ bị thua lỗ và không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng.

- Năng lực tài chính khách hàng : Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến khoản vay của họ bị quá hạn hoặc không. Nếu khách hàng có tài chính tốt chắc chắn một điều là họ sẽ thanh toán được khoản vay khi đến kỳ hạn thanh toán và ngược lại sẽ bị quá hạn khoản vay của họ. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định có cho vay được không đối với khách hàng này. Có rất nhiều yếu tố để xác định năng lực tài chính của khách hàng tốt hoặc không. Ví dụ đối với doanh nghiệp phải biết được khách hàng đang sản


xuất mặt hàng nào, thị trường đầu ra ở đâu, doanh số bán hàng tháng, chu kỳ của sản phẩm, máy móc thiết bị, cách quản lý, … Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng thẩm định kỹ nguồn trả nợ của khách hàng, các thông tin và chứng từ khách hàng cung cấp về nguồn lực tài chính có mức độ tin cậy như thế nào và mức độ ổn định nguồn thu nhập như thế nào… Điều này rất quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ, thời hạn vay của khách hàng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới khoản vay có bị nợ quá hạn hoặc không.

- Lãi suất: Về phía khách hàng mức lãi suất ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn. Mức lãi suất càng thấp, họ cảm thấy mức trả lãi định kỳ thấp và ít gây áp lực cho họ. Ngược lãi, lãi suất càng cao họ cảm thấy trả lãi là một gánh nặng và giảm mức lợi nhuận trong năm xuống. Lãi suất càng thấp thì số lượng khách hàng vay càng nhiều và ngược lại vì mức tăng của nguồn thu nhập không tăng kịp với mức tăng của lãi suất nên khách hàng ít vay hoặc hạn chế vay. Thực tế vẫn có khách hàng vay với lãi suất cao vì họ có nguồn tài chính dồi dào và hoạt động kinh doanh vẫn tốt. Một số khách hàng họ có nguồn tài chính ổn định và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, một số khác khi vay với lãi suất cao sẽ bị quá hạn trong thời gian ngắn vì gánh nặng về lãi suất định kỳ cao trong khi nguồn tài chính không ổn định hoặc đâu ra không tốt. Do đó, lãi suất ảnh hưởng tới việc các khoản vay bị quá hạn cũng như nợ xấu.

1.6 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Thời gian qua khủng hoảng tài chính đã làm cho hơn 34 ngân hàng tại nước Mỹ ngưng hoạt động các tập đoàn tài chính lớn như Citigroup, HSBC… lao đao. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này xuất phát từ việc cho vay mua nhà và chuyển các khoản nợ này thành chứng khoán để kinh doanh. Khi thị trường nhà đất đảo chiều thì cổ phiếu này rớt giá và nợ quá hạn cũng như nợ xấu tại các ngân hàng tăng lên nhanh chóng, hậu quả của nó là các ngân hàng bị lâm vào tình trạng khó


khăn về mặt tài chính và ngưng hoạt động. Đây không phải là viễn cảnh mà các ngân hàng không mong đợi.

Điều này đặt ra một nhiệm vụ đối với tất cả các ngân hàng là phải tăng trưởng tín dụng bền vững và hạn chế nợ quá hạn cũng như nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng có tốt mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động tín dụng và sự tăng trưởng bền vững cho ngân hàng. Từ ngữ bền vững ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài về thời gian, mà sự phát triển bền vững ngành ngân hàng phải bảo toàn và phát triển ba nguồn lực: vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó nhân lực và công nghệ đặc biệt được quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng tốt dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và mang lại lợi nhuận ngân hàng cao. Hầu hết các ngân hàng có lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, do đó khi tăng trưởng tín dụng tốt sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Các ngân hàng điều chú trọng và kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng để kịp thời ngăn chặn việc tăng trưởng tín dụng gây mất khả năng thanh khoản, nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng kém dẫn đến ngân hàng thua lỗ. Để hạn chế điều này, các ngân hàng luôn có bộ phận kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhằm hạn chế và ngăn chặn những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng.

Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả tín dụng (lợi nhuận mang lại từ tín dụng) và an toàn trong hoạt động tín dụng luôn là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các ngân hàng luôn đặt cho mình một mục tiêu phải tăng trưởng tín dụng, đồng thời phải luôn đảm bảo hạn chế nợ quá hạn cũng như nợ xấu để có hiệu quả cao, mà muốn có hiệu quả thì tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn cho vay. Để thực hiện mục tiêu trên thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024