DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 29
Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 32
Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 34
Biều đồ 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008 40
Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008 43
Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai
đoạn 2005-2008 46
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạnvà tỷ lệ nợ xấu Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 50
Biều đồ 2.8: Tình hình dư nợ và vốn huy động Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 51
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại được xem như một công ty tài chính với chức năng chủ yếu là đi vay và cho vay lại. Hoạt động cho vay lại chính là hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nhiều lợi nhuận và ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại nhiều nhất.
Hiện nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam gây khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhất là lĩnh vực tín dụng. Trong bối cảnh tài chính như hiện nay, Eximbank trên địa bàn Tp.HCM đã bộc lộ những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM thể hiện như sau:
- Trích lập DPRR cụ thể từ 22 tỷ đồng (cuối năm 2007) lên 90 tỷ đồng (quí III 2008) và DPRR chung tăng từ 75 tỷ đồng (2007) lên 165 tỷ đồng (quí III – 08).
- Nợ quá hạn tăng cao trong giai đoạn 2005-2008 mức 1,43% năm 2007 lên 5,94% năm 2008
- Nợ xấu gần 4% so với tổng dư nợ cao hơn mức qui định của NHNN.
- Các khoản vay thế chấp bằng sắt thép và nông sản có giá trị lớn nhưng hiện nay giá của các mặt hàng này xuống nhiều. VD giá của mặt hàng sắt thép còn 50% so với năm 2007.
- Khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ làm cho nhiều ngân hàng tại nước này đóng cửa.
Những số liệu này cho thấy tình hình dư nợ quá hạn và nợ xấu hoạt động tín dụng của EIB trên địa bàn Tp.HCM tăng nhanh trong năm 2008.
Năm 2008, NHNN họp giao ban và chỉ đạo các chi nhánh kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Với tình hình như vậy, EIB trên địa
bàn Tp.HCM cần phải có những biện pháp thích hợp để giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình trong thời gian tới.
Do đó đề tài “ GIẢI PHÁP GIẢM NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TẠI NH
TMCP XNK VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM” được chọn làm luận văn nghiên cứu, nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại EIB với những mặt đạt được và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn nghiên cứu gồm 03 mục tiêu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, tín dụng Ngân hàng thương mại, một số vấn đề về nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.
- Kiến nghị các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM trong thời gian tới.
Mục tiêu
- Phân tích và đánh giá thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt
động tín dụng
- Kiến nghị một sô giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu
Giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM
3. Qui trình và phương pháp thực hiện Qui trình thực hiện
Lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại | Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM 2005-2008 | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 1
- Định Nghĩa Nợ Xấu Và Nợ Quá Hạn
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu.
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Phương pháp Nguồn dữ liệu từ thông tin nội bộ Eximbank
Phương pháp thực hiện
- Dữ liệu sử dụng trong đề tài: Dữ liệu thống kê
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích và làm rõ vấn
đề của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chi nhánh và Sở Giao Dịch của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM
5. Nội dung đề tài
- Lời mở đầu
- Chương I: Một số lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.
- Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM
- Kết luận
Chương I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung chương I
1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại
1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại
1.3 Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại
1.4 Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ quá hạn và nợ xấu.
1.6 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại.
1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại.
Cùng với việc phát triển của nền kinh tế hàng hóa, Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển. Sự phát triển của Ngân hàng thương mại có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa và ngược lại nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì Ngân hàng thương mại cũng từng bước hoàn thiện mình và trở thành định chế tài không thể thiếu đối với nền kinh tế hàng hóa.
Ngân hàng thương mại là loại Ngân hàng thương mại trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán…, cho vay và cung cấp các dịch vụ tín dụng cho cá đối tượng nên trên.
Khoản 2 điều 20 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (số 02/1997/QHX) nêu rõ “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng thương mại và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
Đạo luật Ngân hàng thương mại của Pháp (1941) cũng nêu “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hoặc cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Như vậy, có thể thấy rằng Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bật nhất của nền kinh tế thị trường. Nhờ có hệ thống định chế tài chính này mà các nguồn tiền nhàn rỗi, rải rác trong dân chúng được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại.
Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng, trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp dịch chuyển quỹ từ người cho vay sang người đi vay.
- Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến hơn cả là giao dịch Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác với doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là Ngân hàng thương mại cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi.
- Tín dụng còn có nghĩa là số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.
Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Ví dụ: tín dụng ngắn hạn (short-term credit) đồng nghĩa với vay ngắn hạn (short-term loan).
Tín dụng được xem là chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại. Vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thương mại thì tín dụng được hiểu theo nghĩa sau: Tín dụng là một giao dịch tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến thời hạn thanh toán.
Sơ đồ tín dụng Ngân hàng thương mại
Người cho vay
Người đi vay
Vốn (1)
Vốn + lãi (2)
(1): Người cho vay cấp vốn vay cho người đi vay
(2): Sau một thời gian sử dụng, người đi vay hoàn trả cho người cho vay vốn gốc và lãi.
1.3 Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo từng Ngân hàng thương mại sẽ có những sản phẩm riêng của mình nhưng tựu chung lại thì có những sản phẩm chủ yếu là : cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
Xét trên góc độ kỹ thuật cấp tín dụng, thì sản phẩm dịch vụ tín dụng bao gồm các loại sau đây:
Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
Cho vay thấu chi
Cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh
Cho vay trả góp
Cho vay đầu tư phát triển
Cho vay hợp vốn
Bảo lãnh Ngân hàng thương mại
Bao thanh toán (factoring)
Cho thuê tài chính
1.4 Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính và là quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Ngày nay, lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp một phần không nhỏ đối với tổng lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Tất cả các ngân hàng đều có nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh từ hoạt động tín dụng.