Cỡ Mẫu Và Kĩ Thuật Chọn Mẫu Nghiên Cứu Mục Tiêu 1


nghiên cứu ảnh hưởng của các bệnh mạn tính đến CLCS của người bệnh [99]. Tại Mỹ CLCS đã trở thành một chủ đề mới của Người khỏe mạnh 2020 (Healthy People 2020), các thày thuốc và chuyên gia sức khỏe cộng đồng sử dụng CLCS để đo lường ảnh hưởng của các bệnh mạn tính, các biện pháp điều trị và những tổn thương trước mắt và lâu dài do các bệnh mạn tính gây ra [110]. Những ảnh hưởng tác động không chỉ đối với người bệnh mà với cả cộng đồng.

Các nghiên cứu về CLCS của người bị hen đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa việc người bệnh có các triệu chứng bệnh hen với CLCS. Điểm CLCS giảm đáng kể nếu người bệnh có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hen [80;90] cả khi các triệu chứng xuất hiện từ trước thời điểm được phỏng vấn [90]. Theo Alvim, CLCS của trẻ bị hen sẽ tăng 1,14 điểm nếu trẻ không có triệu chứng vào ban ngày, tăng 0,82 điểm nếu trẻ không phải nhập viện vì hen trong 12 tháng qua [27]. Siroux còn chứng minh rằng CLCS và mức kiểm soát hen có mối liên quan với nhau: điểm trung bình CLCS của người bệnh bị giảm 0,5 điểm tương ứng với giảm mỗi bậc kiểm soát hen từ mức tốt xuống không kiểm soát (điểm CLCS của người bệnh được kiểm soát là 6,4; kiểm soát một phần là 5,9 và không kiểm soát là 5,4 với p<0,0001) [104]. Trong quá trình theo dõi điều trị cho người bệnh hen, Chen cũng có nhận xét: mức kiểm soát hen kém có thể được coi là một chỉ số dự báo cho việc người bệnh sẽ có CLCS thấp cả sau khi bệnh hen đã được điều trị [46].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về CLCS của trẻ bị hen tại bệnh viện Bạch Mai và Xanh Pôn bằng mẫu phiếu phỏng vấn gồm 23 câu hỏi có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,94. Kết quả cho thấy điểm CLCS của trẻ bị hen giảm còn 4,61 ± 1,25; trẻ đang có triệu chứng bệnh hen và phải dùng thuốc cắt cơn có CLCS thấp hơn trẻ không có triệu chứng bệnh; những trẻ chưa được dự phòng hen cũng có CLCS thấp hơn những trẻ đã được dự phòng hen


[6], Đoàn Thị Thanh Bình cho rằng mức độ nặng của bệnh hen làm giảm CLCS của trẻ [1].

Theo nhiều chuyên gia, giáo dục sức khỏe có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh hen. Cicutto nhận thấy GDSK cho trẻ bị hen đã giúp nâng cao CLCS của trẻ [49], tuy nhiên theo đánh giá của Boyd, ảnh hưởng của GDSK đối với CLCS của người bệnh là không rõ rệt và cần có thêm những nghiên cứu trong lĩnh vực này để làm rõ hơn [36].

Như vậy giáo dục sức khỏe đã chứng tỏ đây là biện pháp can thiệp có ảnh hưởng tích cực trong phòng chống hen vì thế các chuyên gia trong lĩnh vực hô hấp và hen phế quản cần phổ biến kiến thức về bệnh hen cho cộng đồng một cách rộng rãi [47].

Ở nước ta, tác giả Phạm Lê Tuấn khi nghiên cứu tỉ lệ mắc hen ở học sinh Hà Nội cũng cho rằng cần thiết phải triển khai chương trình hen phế quản trong trường học, tăng cường tổ chức tập huấn, thực hành chuyên đề hen phế quản cho cán bộ y tế học đường [23].


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng cho nghiên cứu mục tiêu 1- mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh hen: trẻ 13-14 tuổi đang học lớp 7-8 của các trường THCS tại 2 quận Thanh Xuân và Long Biên tại thời điểm tiến hành nghiên cứu.

- Đối tượng cho nghiên cứu mục tiêu 2- đánh giá hiệu quả can thiệp: trẻ mắc hen của 2 quận Thanh Xuân và Long Biên đã tham gia nghiên cứu điều tra đặc điểm dịch tễ học.

- Tiêu chuẩn chọn: trẻ được chọn vào nghiên cứu can thiệp là những trẻ mắc hen được xác định theo tiêu chí của ISAAC, đó là những trẻ đã từng được bác sĩ chẩn đoán hen.

- Tiêu chuẩn loại trừ

+ Trẻ không đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Trẻ chuyển trường khỏi khu vực nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu can thiệp đang triển khai từ tháng 9/2012 đến thứng 9/2013.

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu chọn chủ đích 2 quận Thanh Xuân và Long Biên của thành phố Hà Nội do có sự khác nhau về vị trí địa lí và mức độ đô thị hóa.

- Quận Thanh Xuân Hà Nội là một quận nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội. Quận có diện tích 9,11km2, dân số năm 2003 là 185.000 người, mật độ dân cư tại đây là 18.990người/km2. Một phần của khu đô thị Trung Hoà Nhân chính thuộc địa bàn quận đang được xây dựng như một trung tâm mới của Hà Nội. Khu nhà tập thể Thanh Xuân gồm các khối nhà 5 tầng hiện đã bị xuống cấp trầm trọng. Đường quốc lộ 6 bắt đầu từ Ngã tư sở đến các tỉnh miền Tây Bắc đi qua quận. Đường Nguyễn Trãi tập trung rất nhiều trường Đại học và các nhà máy như nhà máy cao xu xà phòng thuốc lá Thăng Long nên lượng ô


tô và người tham gia giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Tuyến đường vành đai 3 đoạn chạy qua quận và 2 tuyến đường trên cao đi Nội Bài và đi Nhổn cũng đang được triển khai xây dựng. Do vậy toàn bộ khu vực trung tâm quận Thanh Xuân trở thành một công trường xây dựng lớn rất ít cây xanh nhưng nhiều bụi, khói giao thông. Toàn quận có 11 phường và 11 trường THCS.

- Quận Long Biên nằm phía Đông Bắc của nội thành Hà Nội, chạy dọc theo bờ bắc sông Hồng. Diện tích của quận 60,38km2, dân số năm 2003 là 170.000 người gồm có 14 phường, dân cư sinh sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp, trồng rau và hoa màu. Quận có 14 phường và có 16 trường THCS.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 1: nghiên cứu cắt ngang

- Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 2: nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, theo dõi dọc.

2.2.2 Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu

2.2.2.1 Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu nghiên cứu mục tiêu 1

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỉ lệ trong quần thể [20]


Trong đó


2

n z

1/ 2

p(1 p)

p2

P là tỉ lệ được chẩn đoán hen ở trẻ 13-14 tuổi từ kết quả nghiên cứu trước =2,6% [7]

α mức ý nghĩa thống kê được chọn là 0,05

z tương ứng với α=0,05 kết quả tra từ bảng z = 1,96 ε là giá trị sai số tương đối, được chọn = 0,22


Thay vào công thức


Làm tròn là 3000 trẻ.


n 1,962


0,026x0,974

0,026x0,222


2973,4

Như vậy tại mỗi quận cần điều tra phỏng vấn ít nhất 3000 trẻ 13-14 tuổi để xác định số trẻ mắc hen.

- Cách chọn mẫu: Áp dụng qui trình chọn mẫu có chủ đích kết hợp ngẫu nhiên đơn. Tuân thủ qui trình chọn mẫu theo hướng dẫn điều tra của ISAAC, tại mỗi địa điểm tiến hành điều tra đơn vị mẫu được xác định là các trường học.

Bước 1: Chọn chủ đích 2 địa điểm nghiên cứu là quận Thanh Xuân và quận Long Biên. Qua khảo sát ban đầu quận Thanh Xuân có 11 trường THCS và quận Long Biên có 16 trường THCS.

Bước 2: Chọn ngẫu nhiên các trường học bằng cách:

+ Lập khung mẫu cho mỗi quận. Lập danh sách 16 trường THCS Quận Long Biên và 11 trường THCS quận Thanh Xuân theo thứ tự bảng chữ cái tên trường kèm theo tổng số học sinh 13-14 tuổi tại mỗi trường.

+ Chọn ngẫu nhiên đơn một số trường THCS: tại mỗi quận làm phiếu bốc thăm có ghi tên trường và bốc thăm lần lượt từng trường THCS cho đến khi có ít nhất 3000 trẻ 13-14 tuổi thì dừng lại.

Bước 3: Lấy ra toàn bộ số học sinh 13-14 tuổi ở các trường đã chọn để đưa vào nghiên cứu.

Thực tế ở mỗi quận đã chọn được 8 trường.

2.2.2.2 Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu nghiên cứu mục tiêu 2

- Cỡ mẫu: Nghiên cứu có 4 chỉ số đầu ra là: tình trạng bệnh hen gồm triệu chứng bệnh, điểm kiểm soát hen; tình trạng nghỉ học vì hen; kiến thức về bệnh hen và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do trước đây chưa có nghiên cứu


nào về kiến thức của trẻ đối với bệnh hen nên nghiên cứu này chọn 3 chỉ số đầu ra là tình trạng nghỉ học vì hen, điểm kiểm soát hen và chất lượng cuộc sống của trẻ để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp.

+ Với kết quả đầu ra là tình trạng nghỉ học vì hen, áp dụng công thức tính cỡ mẫu để đo lường sự khác biệt tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen giữa 2 nhóm nghiên cứu [13] [107]

n z2

p1(1

p1) p2 (1

p2 )


2

Trong đó

,

( p1 p2 )


n

: Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm can thiệp và chứng

p1

: Là tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen ước tính từ nghiên cứu trước là 38,5%

[15].

p2

: Là tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen mong muốn đạt được sau nghiên cứu,

ước tính là 18,5%

α

: Là xác suất sai lầm loại I lấy =0,05 tương ứng với mức tin cậy 95%

β

: Là xác suất sai lầm loại II lấy =0,2 tương ứng với lực mẫu 80%, khi đó

tra bảng z2 α,β = 7,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 5

Thay vào công thức


n 7,9

0,385x0,615 0,185x0,815 77

0,385 0,1852

Do thời gian nghiên cứu là 12 tháng có thể có trẻ bỏ cuộc vì nhiều lí do nên nghiên cứu cộng thêm 10% trẻ, như vậy cỡ mẫu mỗi nhóm là 85 trẻ.

+ Với kết quả đầu ra là điểm chất lượng cuộc sống, áp dụng công thức tính cỡ mẫu để đo lường sự khác biệt về điểm trung bình chất lượng cuộc sống giữa hai nhóm nghiên cứu [20] [107].


2

22 (zz)2


Trong đó

n

(1

2)


n

: Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm can thiệp và chứng

δ

: Là phương sai chung của trung bình tìm thấy (giả định là như nhau

đối với tất cả các bệnh nhân ở 2 nhóm) ước tính từ nghiên cứu trước là 1,25 [6].

α

: Là xác suất sai lầm loại I lấy =0,05 tương ứng với mức tin cậy 95%,

khi đó giá trị z1-α/2 tra trong bảng z = 1,96

β

: Là xác suất sai lầm loại II lấy =0,2 tương ứng với lực mẫu 80%, khi

đó tra bảng zβ = 0,84

μ1

: Trung bình tìm thấy ở các bệnh nhân nhóm chứng

μ2

: Trung bình tìm thấy ở các bệnh nhân nhóm can thiệp

Với mong muốn phát hiện được sự khác biệt về trung bình điểm CLCS giữa 2 nhóm là 0,5 điểm nên nghiên cứu chọn μ1 – μ2 = 0,5

Thay vào công thức


2x1,252 (1,96 0,84)2

n 0,52

98


Do thời gian theo dõi của nghiên cứu là 12 tháng, dự kiến có thể có trẻ bỏ cuộc vì nhiều lí do nên cần thêm 10% đối tượng tham gia vào nghiên cứu, vì vậy cần ít nhất 108 trẻ ở mỗi nhóm.

+ Với kết quả đầu ra là điểm kiểm soát hen, áp dụng công thức tính cỡ mẫu để đo lường sự khác biệt về điểm trung bình điểm kiểm soát hen của trẻ [20] [107].

22 (zz)2

2

n

(1

2)


Trong đó


n

: Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm can thiệp và chứng

δ

: Là phương sai chung của trung bình tìm thấy (giả định là như nhau đối

với tất cả các bệnh nhân ở 2 nhóm) ước tính từ nghiên cứu trước là 3,2.

α

: Là xác suất sai lầm loại I lấy =0,05 tương ứng với mức tin cậy 95%,

khi đó giá trị z1-α/2 tra trong bảng z = 1,96

β

: Là xác suất sai lầm loại II lấy =0,2 tương ứng với lực mẫu 80%, khi đó

tra bảng zβ = 0,84

μ1

: Trung bình tìm thấy ở các bệnh nhân nhóm chứng

μ2

: Trung bình tìm thấy ở các bệnh nhân nhóm can thiệp

Với mong muốn phát hiện được sự khác biệt về trung bình điểm trắc nghiệm kiểm soát hen giữa 2 nhóm là 1,4 điểm nên nghiên cứu chọn μ1 – μ2 = 1,4 Thay vào công thức

2x3,22 (1,96 0,84)2

n 1,42

82


Do thời gian theo dõi của nghiên cứu là 12 tháng, dự kiến có thể có trẻ bỏ cuộc vì nhiều lí do nên cần thêm 10% đối tượng tham gia vào nghiên cứu, vì vậy cần ít nhất 91 trẻ ở mỗi nhóm.

Kết hợp các kết quả tính cỡ mẫu, mỗi nhóm cần 108 trẻ tham gia nghiên cứu can thiệp.

- Chọn mẫu : Áp dụng qui trình chọn mẫu có chủ đích.

+ Chọn đối tượng vào nghiên cứu can thiệp: Thực tế kết quả thu được từ điều tra mô tả ở 8 trường THCS quận Thanh Xuân có 134 trẻ được chẩn đoán mắc hen và ở 8 trường THCS quận Long Biên có 126 trẻ được chẩn đoán mắc hen. Cuối tháng 9 năm 2012 đã có 1 trẻ mắc hen ở quận Thanh Xuân chuyển trường, như vậy để đảm bảo có ít nhất 108 trẻ ở mỗi nhóm tham gia nghiên cứu can thiệp thì nghiên cứu đã chọn cách đưa toàn bộ 133 trẻ ở quận Thanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022