Phương thức trả lương đối với người lao động
Hiện nay, SGB đang sử dụng đồng thời hai hệ thống thang bảng lương: Thang bảng lương áp dụng theo Nghị định 205/2004/ND-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, gọi là lương kỳ I hay lương cơ bản và thang bảng lương do SGB Quảng Ninh xây dựng theo quy định của SGB Hội sở, gọi là lương kỳ 2 hay lương sản phẩm. Tiền lương hàng tháng được phân bổ cho người lao động theo phương pháp sau:
* Tiền lương cơ bản (Lcb) hay lương kỳ 1:
Vcbi = (HSLcbi + PCi) * TLminNN * NCtti / 22.
Trong đó:
Vcbi: là tiền lương cơ bản của người lao động i.
(Công thức 2.7)
HSLcbi: là hệ số lương cấp bậc của người lao động i, tính theo thang bảng lương Nhà nước.
PCi: là hệ số phụ cấp của người lao động i, theo quy định của Nhà nước.
TLminNN: là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tiền lương tối
thiểu SGB áp dụng bằng tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định (1.200.000đ).
NCtti: ngày công thực tế tính lương thời gian của người lao động i.
* Tiền lương kinh doanh (Lkd) hay lương kỳ 2:
Vkdi = [{(HSLkdi x HSCDi) + HSTNi (nếu có)} x TLminKD x ki] : 22 x NCtt + PCTNi (nếu có)
(Công thức 2.8)
Trong đó:
Vkdi : là tiền lương kinh doanh của người lao động i.
HSLkdi : là hệ số lương kinh doanh của người lao động i bằng với hệ số lương cấp bậc của người lao động i, tính theo thang bảng lương Nhà nước
HSCDi: là hệ số chức danh của người lao động i theo quy định của Ngân
hàng
TLminKD: là tiền lương kinh doanh tối thiểu do SGB quy định. (870.000đ).
HSTNi: là hệ số thâm niên của người lao động i
ki: là hệ số thành tích của người lao động i
PCTNi: là mức phụ cấp tránh nhiệm của lao động i (nếu có)
NCtti: ngày công thực tế trong tháng của người lao động i.
Để tính tiền lương sản phẩm tức lương kỳ 2, SGB căn cứ vào các bảng hệ số sau làm cơ sở để tính :
Hệ số chức danh:
Người lao động thực tế giữ chức vụ gì, làm công việc gì thì được hưởng hệ số chức danh theo chức vụ đó, công việc đó. SGB quy định hệ số chức danh cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Bảng hệ số chức danh công việc
CHỨC VỤ, CHỨC DANH, CÔNG VIỆC | HỆ SỐ CHỨC DANH | |
1 | Phó các phòng ban, Phó các Phòng giao dịch; Trưởng các phòng ban, Trưởng các Phòng giao dịch; Phó giám đốc, Giám đốc | 2.7 |
2 | Kiểm soát, Trưởng các bộ phận | 2.2 |
3 | Nhân viên | 1.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Đánh Giá Công Việc Theo Phương Pháp Hay
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàngtmcp Sài Gòn Công Thương Chi Nhánh Quảng Ninh Trong Thời Gian Gần Đây
- So Sánh Tỷ Lệ Nghỉ Việc Giữa Các Ngân Hàng Tmcp Trên Địa Bàn Quảng Ninh
- Kết Quả Khảo Sát Quan Điểm Của Nhân Viên Về Tiền Lương
- Kết Quả Khảo Sát Quan Điểm Của Nhân Viên Về Về Chế Độ Phúc Lợi
- Kết Quả Khảo Sát Quan Điểm Của Nhân Viên Về Môi Trường Làm Việc
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ban tổ chức cán bộ SGB)
Hệ số thâm niên
Đây là loại hệ số tích luỹ, áp dụng đối với tất cả người lao động để khuyến khích mọi người yên tâm cống hiến lâu dài cho SGB. Mỗi năm thâm niên được cộng thêm 0,01; tính tối đa là 30 năm. Tổng hệ số thâm niên tối đa là 0,30.
Mức Phụ cấp trách nhiệm:
Mức phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với Ban điều hành Ngân hàng Sài gòn Công thương được ban hành kèm theo quyết định số 299/QĐ-SGCTNH ngày
19.10.2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài gòn Công
thương. Cụ thể như sau:
Đối với Chi Nhánh
Bảng 2.6: Mức phụ cấp trách nhiệm đối với chi nhánh
Mức phụ cấp trách nhiệm | |||||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Loại 4 | Loại 5 | |
Giám đốc | 3.900.000 | 3.500.000 | 3.180.000 | 2.860.000 | 2.570.000 |
Phó giám đốc | 2.600.000 | 2.350.000 | 2.150.000 | 1.930.000 | 1.750.000 |
Trưởng phòng | 2.080.000 | 1.880.000 | 1.690.000 | 1.550.000 | 1.360.000 |
Phó phòng | 1.690.000 | 1.500.000 | 1.360.000 | 1.250.000 | 1.100.000 |
Trưởng bộ phận thẩm định | 1.360.000 | 1.250.000 | 1.100.000 | 990.000 | 890.000 |
Trưởng bộ phận khác | 1.100.000 | 970.000 | 880.000 | 790.000 | 720.000 |
Kiểm soát viên | 1.100.000 | 970.000 | 880.000 | 790.000 | 720.000 |
(Nguồn: Ban tổ chức cán bộ SGB)
Đối với Phòng giao dịch
Bảng 2.7: Mức phụ cấp trách nhiệm đối với Phòng giao dịch
Mức phụ cấp trách nhiệm | |||||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Loại 4 | Loại 5 | |
Trưởng phòng | 2.080.000 | 1.880.000 | 1.690.000 | 1.550.000 | 1.360.000 |
Phó phòng | 1.690.000 | 1.500.000 | 1.360.000 | 1.250.000 | 1.100.000 |
Trưởng bộ phận | 650.000 | 580.000 | 520.000 | 460.000 | 420.000 |
Kiểm soát viên | 650.000 | 580.000 | 520.000 | 460.000 | 420.000 |
(Nguồn: Ban tổ chức cán bộ SGB)
Hệ số thành tích cá nhân (k)
- Hệ số thành tích cá nhân được đánh giá hàng tháng một cách cụ thể, công khai, dân chủ và minh bạch; căn cứ vào kết quả công việc (về năng suất, chất lượng) và ý thức tổ chức kỷ luật như bảng 2.8 và các mức hệ số được cho theo bảng 2.9.
Bảng 2.8: Bảng đánh giá chỉ tiêu thi đua hiện nay tại SGB
Chỉ tiêu thi đua | Điểm chuẩn | Điểm tự đánh giá | Điểm do Trưởng phòng đánh giá | |
1 | Hoàn thành công việc (thường xuyên, đột xuất) được phân công theo yêu cầu về thời gian, chất lượng | 40 | ||
2 | Đạt yêu cầu về học tập nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ | 10 | ||
3 | Chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, địa phương | 5 | ||
4 | Chấp hành thể chế của ngành, quy trình nghiệp vụ hiện hành của SGB | 5 | ||
5 | Chấp hành nội quy lao động về: | |||
- | Lệnh điều động phân công theo yêu cầu công tác | 10 | ||
- | Thái độ phục vụ khách hành lịch sự, chính xác | 10 | ||
- | Giờ làm việc, giờ họp, trang phục, sử dụng tiết kiệm tài sản của cơ quan | 5 | ||
- | Đoàn kết, phối hợp hỗ trợ đồng sự vì công việc chung của cơ quan | 5 | ||
6 | Tham gia phong trào thi đua do SGB, do ngành, do địa phương phát động | 10 | ||
Tổng cộng | 100 |
Ghi chú: Loại A: 81 – 100 điểm Loại B: 61 – 80 điểm Loại C: dưới 60 điểm
( Nguồn: Phòng TCHC SGB Quảng Ninh năm 2011)
Bảng 2.9: Bảng hệ số đánh giá thành tích hiện nay tại SGB
Mức hệ số | |
A | 1 |
B | 0.7 |
C | 0.5 |
( Nguồn: Phòng TCHC SGB Quảng Ninh năm 2011)
- Những ngày được cơ quan cử đi công tác, đi học hoặc thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng hưởng lương, nghỉ dưỡng sức, nghỉ trước khi đến tuổi nghỉ hưu theo qui định (không quá 02 tháng) được coi như ngày công trực tiếp khi xét hệ số thành tích.
Sau đây là bảng lương của một số vị trí tại SGB Quảng Ninh:
Luận văn Thạc sỹ Vũ Thị Hải Hà
Bảng 2.10: Bảng lương của một số vị trí tại SGB Quảng Ninh
Họ và tên | C.D | HSLkd | PC | HSCD | HSCT | k | PCTN | NCtt | Vcb | Lkd | V = Vcb + Vkd | |
1 | Trần Anh Tuấn | GĐ | 6.6 | 0.7 | 2.7 | 0.06 | 1 | 3.500.000 | 22 | 8.760.000 | 19.055.600 | 27.815.600 |
2 | Phạm Thị Thu Trang | PGĐ | 5.58 | 0.6 | 2.7 | 0.06 | 1 | 2.350.000 | 22 | 7.416.000 | 15.509.620 | 22.925.620 |
3 | Nguyễn Văn Nhất | TPKD | 2.96 | 0.4 | 2.7 | 0.06 | 1 | 1.880.000 | 22 | 4.032.000 | 8.885.240 | 12.917.240 |
4 | Nguyễn Trung Hiếu | PPKD | 2.96 | 0.3 | 2.7 | 0.06 | 1 | 1.500.000 | 22 | 3.912.000 | 8.505.240 | 12.417.240 |
5 | Phạm Thị Kim Xuân | KSTD | 2.65 | 0.3 | 2.2 | 0.04 | 1 | 970.000 | 22 | 3.540.000 | 6.076.900 | 9.616.900 |
6 | Nguyễn Trọng Hưng | NV | 2.34 | 1.2 | 0.01 | 1 | 22 | 2.808.000 | 2.451.660 | 5.259.660 | ||
7 | Chu Kim Ánh | TPGD | 2.96 | 0.4 | 2.7 | 0.06 | 1 | 1.880.000 | 22 | 4.032.000 | 8.885.240 | 12.917.240 |
8 | Nguyễn Thị Huyền | KS | 2.65 | 0.3 | 2.2 | 0.05 | 1 | 580.000 | 22 | 3.540.000 | 5.695.600 | 9.235.600 |
9 | Nguyễn Thị Thu | NV | 2.65 | 1.2 | 0.05 | 1 | 22 | 3.180.000 | 2.810.100 | 5.990.100 | ||
10 | Trần Thị Nguyệt Nga | TBPHC | 2.65 | 2.2 | 0.05 | 1 | 970.000 | 22 | 3.180.000 | 6.085.600 | 9.265.600 | |
11 | Hoàng Văn Việt | Lái xe | 1.71 | 1.2 | 0.06 | 1 | 22 | 2.052.000 | 1.837.440 | 3.889.440 | ||
12 | Nguyễn Trường Giang | HC | 2.34 | 1.2 | 0.02 | 1 | 22 | 2.808.000 | 2.460.360 | 5.268.360 |
( Nguồn: Ban tổ chức cán bộ SGB)
Nhìn vào bảng lương một số vị trí của Ngân hàng SGB Quảng Ninh cho thấy việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian của ngân hàng rất dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và người lao động có thể tính toán được mức chi lương một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, SGB đã xây dựng được bảng hệ số chức danh công việc tuy nhiên bảng hệ số chức danh công việc của Saigonbank vẫn còn mang tính tương đối, chung chung. Mức hệ số 2.7 được áp dụng cho các cấp từ Phó phòng trở lên và mức 1.2 được áp dụng cho các nhân viên của Saigonbank. Điều này khiến nhân viên chưa cố gắng hết sức trong công việc, không có chí tiến thủ, khó thu hút được những lao động có năng lực vào làm việc và giữ chân được các nhân tài dẫn đến chảy máu chất xám.
SGB đã xây dựng chỉ tiêu để xét hệ số thành tích cho người lao động, nhưng tiêu chí đưa ra chỉ mang tính chung chung. Mặt khác, nhìn vào bảng 2.8; 2.9 ta thấy bảng hệ số thành tích chỉ có phạt mà không có thưởng. Xếp loại A (loại cao nhất) hệ số cũng chỉ là 1.0; loại B là 0.7; loại C là 0.5. Do đó việc áp dụng hệ số thành tích chưa đem lại hiệu quả tích cực. Chưa thẳng thắn đánh giá công khai chất lượng công việc của từng cá nhân trong đơn vị. Hầu hết áp dụng một mức thành tích cao nhất là 1.0 (theo tiêu chí đánh giá công việc), chỉ có những trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng mới áp dụng mức hệ số thành tích thấp hơn. Nhìn vào điều đó cho thấy việc trả lương tại SGB mang tính cào bằng, không có sự khuyến khích và cạnh tranh trong công việc vì làm nhiều hay làm ít, làm tốt hay không tốt vẫn hưởng lương như nhau.
Hình thức trả lương theo thời gian hiện tại của SGB vẫn mang tính bình quân cao, chưa tạo động lực khuyến khích nhân viên, đặc biệt là khối kinh doanh phát huy hết năng lực để tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng mà chỉ để hoàn thành phần việc được giao, thời gian lãng phí lao động tương đối dài do đó chưa đạt được hiệu quả tối đa. Ví dụ: nhân viên tín dụng: Nguyễn Trọng Hưng có thâm niên làm việc ở SGB 1 năm, có hệ số lương 2,34 công tác tốt đem lại doanh thu cao cho công ty, có thành tích thi đua cá nhân đạt loại A được hưởng mức lương: V = 5.259.660 đồng. Trong khi đó, anh Nguyễn Trường Giang – nhân viên
Phòng hành chính có thâm niên công tác tại SGB 2 năm, có hệ số lương 2.34, có thành tích thi đua cá nhân đạt loại A thì mức lương được hưởng là: V = 5.268.360 đồng. Điều này cho thấy anh Nguyễn Trọng Hưng làm công việc chuyên môn, trực tiếp mang lại doanh thu cho Ngân hàng nhưng lại được trả lương thấp hơn anh Nguyễn Trường Giang làm công việc hành chính nhưng có thâm niên lâu năm hơn anh Hưng. Qua đó ta cũng thấy rằng việc trả lương này không phản ánh hết được khả năng làm việc của người lao động mà mang tính cào bằng nhiều hơn, đối với những cán bộ viên chức có sức sáng tạo, có khả năng phát triển tốt cả về kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nếu được làm việc với những người có thâm niên lâu năm và trình độ chuyên môn giỏi thì tuy thâm niên công tác chưa nhiều nhưng cả trình độ và kinh nghiệm làm việc của họ không kém các bậc đi trước. Nếu cứ xét theo các hệ số lương và thời gian tăng hệ số lương lâu như vậy liệu tiền lương hàng tháng có phản ánh đúng với năng lực của họ. Điều này dẫn đến những tác động tâm lý không tốt tới những lao động có trình độ cao, những lao động giỏi làm giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị và tình trạng bỏ việc sang Ngân hàng khác vì bất mãn với chính sách tiền lương của SGB là không tránh khỏi.
So sánh mức lương bình quân của nhân viên SGB với một số ngân hàng khác trên địa bàn vài năm gần đây, ta có số liệu trong bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11: Mức lương bình quân của một số Ngân hàng vài năm gần đây
SGB | HBB | EXB | SHB | TCB | |
Mức lương BQ năm 2009 | 4.770.000 | 3.800.000 | 5.000.000 | 4.100.000 | 4.500.000 |
Mức lương BQ năm 2010 | 5.140.000 | 4.700.000 | 6.400.000 | 5.200.000 | 6.300.000 |
Mức lương BQ năm 2011 | 5.990.000 | 5.900.000 | 8.200.000 | 6.800.000 | 7.500.000 |
So sánh mức lương nhân viên có cùng hệ số 2,65 của SGB với các Ngân
hàng khác thì ta thấy năm 2009 mức lương của SGB trả cao hơn TCB, SHB và cao