Tình Hình Thu Nhập Lãi Cận Biên Của Các Ngân Hàng Tmcp Trong Mẫu Nghiên Cứu


ngân hàng lại có sự biến động đáng kể và không theo một xu hướng nhất định nào rõ ràng.


4.00%


3.50%

3.04%

3.52%

3.00%

3.00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


2.50%

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 6

2.48%

2.67%

2.50%

2.00%


1.50%


1.00%


0.50%


0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016


Hình 3.2. Tình hình thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


Cụ thể, trong năm 2006, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đạt 3,04% và giảm xuống còn 2,48% vào năm 2007 nhưng lại tăng và giảm trong các năm tới. Đạt đến đỉnh điểm với giá trị 3,52% trong năm 2012 và giảm xuống chỉ còn 2,5% tại năm 2014, nhưng lại bật tăng lại 3% vào năm 2016. Với tình hình biến động của thu nhập lãi cận biên có thể thấy rằng trong giai đoạn vừa qua, với nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài (khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008) cũng như các yếu tố bên trong Việt Nam (việc thay đổi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của các ngân hàng TMCP) đã làm cho việc


điều hành hoạt động của các ngân hàng tương đối khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu được các yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên, và mối quan hệ đó là mối quan hệ nào là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và hội nhập như ngày nay, cũng như di n biến kinh tế vĩ mô đầy sự biến động không lường trước được.


3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam


Sau khi tiến hành phân tích tình hình thu nhập lãi thuần và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016, trong phần này tôi thực hiện xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn, chỉ số Lerner, hiệu quả chi phí, chất lượng quản trị, chính sách dự trữ của Ngân hàng nhà nước, quy mô ngân hàng và dư nợ cho vay.


3.2.1. Rủi ro tín dụng


Đầu tiên trong phần này, tôi xem xét thực trạng biến động của thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2006 – 2016 được thể hiện trong hình 3.3. Rủi ro tín dụng được xem như là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra với các khoản nợ mà ngân hàng đang nắm giữ. Dựa vào hình 3.3 có thể thấy rằng nhìn chung có thể thấy rằng cả hai biến số này có xu hướng di chuyển giống nhau. Nói cách khác có thể tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng. Cụ thể, tuy mức độ tăng giảm không như nhau, nhưng khi rủi ro tín dụng giảm thì thu nhập lãi cận biên giảm và ngược lại. Điều này cho thấy rằng có thể khi rủi ro tín dụng gia tăng (chất lượng tài sản của ngân hàng giảm), thì ngân hàng bù đắp sự tốn kém chi


phí từ sự gia tăng này bằng cách gia tăng lãi suất cho vay, và do đó làm cho thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam gia tăng.


4.00%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Rủi ro tín dụng


Hình 3.3. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


3.2.2. Rủi ro thanh khoản


Tiếp theo, tôi xem xét thực trạng biến động của thu nhập lãi cận biên và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2006 – 2016 được thể hiện trong hình 3.4. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng được xác định bởi tỷ lệ tiền mặt, vàng bạc đá quý trên tổng tài sản của ngân hàng (Bektas,2014). Thông qua hình 3.4 có thể thấy rằng tương tự với biến động của thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng, nhìn chung có thể thấy rằng thu nhập lãi cận biên và rủi ro thanh khoảnđều có xu hướng di


chuyển giống nhau, ngoại trừ hai năm 2011 và 2012. Do vậy, nếu xét xuyên suốt giai đoạn 2006 – 2016 thì mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và thu nhập lãi cận biên chưa thật sự rõ ràng để đi đến kết luận như mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên.


4.50%

4.00%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Thanh khoản


Hình 3.4. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


3.2.3. Vốn chủ sở hữu


Sau khi xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với thu nhập lãi cận biên, tôi tiên hành phân tích thực trạng biến động của thu nhập lãi cận biên và rủi ro vốn của các ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2006 – 2016 được thể hiện trong hình 3.5, với rủi ro vốn được đại diện bởi vốn chủ sở hữu. Thông qua hình 3.5 có


thể thấy rằng tương tự với biến động động của thu nhập lãi cận biên và rủi ro thanh khoản, tức là nhìn chung thì thu nhập lãi cận biên và vốn chủ sở hữu có sự di chuyển như nhau. Cụ thể, hầu hết từ năm 2006 – 2016, khi vốn chủ sở hữu gia tăng thì thu nhập lãi cận biên gia tăng, và ngược lại. Sự dịch chuyển này có thể do khi vốn chủ sở hữu gia tăng thì ngân hàng có thể ít huy động thêm vốn, do đã có đủ nguồn vốn để thực hiện kinh doanh qua đó sẽ kéo theo chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự giảm. Kết quả là thu nhập lãi cận biên sẽ gia tăng. Tuy nhiên, năm 2011,2015 và 2016, hai biến số này lại di n biến ngược chiều nhau. Do vậy, nếu xét xuyên suốt giai đoạn 2006 – 2016 thì mối quan hệ giữa rủi ro vốn và thu nhập lãi cận biên chưa thật sự rõ ràng để đi đến kết luận như mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên.


4.00%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

16.00%

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Vốn chủ sở hữu


Hình 3.5. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và rủi ro vốn của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


3.2.4. Chỉ số Lerner


Chỉ số Lerner được xem như là đại diện cho tính cạnh tranh của ngân hàng, và hình 3.6 thể hiện tình hình biến động của thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Chỉ số Lerner được xác định bởi công thức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trên tổng doanh thu.(Bektas, 2014). Dựa vào hình

3.6 có thể thấy rằng trong giai đoạn 2006 – 2014, nhìn chung khi chỉ số Lerner có sự dịch chuyển tăng thì thu nhập lãi cận biên lại có xu hướng giảm và ngược lại; do đó có thể thấy rằng mối quan hệ trong giai đoạn 2006 – 2014 giữa hai biến này là ngược chiều. Tuy nhiên, xét tổng thể từ 2006 – 2016 thì mối quan hệ này lại chưa thật sự rõ ràng và nhất quán, do năm 2015, 2016, thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner lại có sự dịch chuyển cùng hướng với nhau, tức là mối quan hệ cùng chiều. Do đó giống với một vài yếu tố khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn, mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner là chưa thật sự nhất quán và rõ ràng trong mẫu nghiên cứu.


4.00%

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Chỉ số lerner


Hình 3.6. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


3.2.5. Hiệu quả chi phí


Tôi tiếp tục xem xét thực trạng biến động của thu nhập lãi cận biên và hiệu quả chi phí của các ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2006 – 2016 được thể hiện trong hình 3.7, trong đó hiệu quả chi phí được đại diện bởi chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Dựa vào hình 3.7 có thể thấy rằng tương tự với mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng, nhìn chung có thể thấy rằng cả hai biến số là thu nhập lãi cận biên và chi phí hoạt động đều có xu hướng di chuyển giống nhau. Nói cách khác có thể tồn tại mối tương quan cùng chiềugiữa thu nhập lãi cận biên và chi phí hoạt động (hiệu quả chi phí). Cụ thể, tuy mức độ tăng giảm không như nhau, nhưng khi chi phí hoạt động giảm thì thu nhập lãi cận biên giảm và ngược lại. Điều này cho thấy rằng có thể khi chi phí hoạt động gia tăng (hiệu quả chi phí của ngân hàng giảm) thì ngân hàng bù đắp sự tốn kém chi phí từ sự gia tăng này bằng cách gia tăng lãi suất cho vay và do đó làm cho thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam gia tăng (giống với rủi ro tín dụng).


4.00%

2.00%

3.00%

1.50%

2.00%

1.00%

1.00%

0.50%

0.00%

0.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Chi phí hoạt động


Hình 3.7. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và chi phí hoạt động của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được


3.2.6. Chất lượng quản trị


Chất lượng quản trị được đo lường bởi tài sản sinh lời mà ngân hàng nắm giữ trong danh mục tổng tài sản của ngân hàng. Hình 3.8 thể hiện di n biến của thu nhập lãi cận biên và tài sản sinh lời trong giai đoạn 2006 – 2016. Dựa vào hình 3.8 có thể thấy rằng, nhìn chung di n biến của hai biến số này có phần tương tự với di n biến của thu nhập lãi cận biên và chỉ số Lerner, nói cách khác từ năm 2006 – 2014, nhìn chung khi tài sản sinh lời có sự dịch chuyển tăng thì thu nhập lãi cận biên lại có xu hướng giảm và ngược lại; do đó có thể thấy rằng mối quan hệ trong giai đoạn 2006 – 2014 giữa hai biến này là ngược chiều. Tuy nhiên, xét tổng thể từ 2006 – 2016 thì mối quan hệ này lại chưa thật sự rõ ràng và nhất quán, do năm 2015, 2016, thu nhập lãi cận biên và tài sản sinh lời lại có sự dịch chuyển cùng hướng với nhau, tức là mối quan hệ cùng chiều. Do đó giống với các yếu tố rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn và chỉ số Lerner, mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và tài sản sinh lời là chưa thật sự nhất quán và rõ ràng trong mẫu nghiên cứu.


4.00%


3.00%


2.00%


1.00%


0.00%

90.00%

88.00%

86.00%

84.00%

82.00%

80.00%

78.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

NIM

Tài sản sinh lời


Hình 3.8. Tình hình biến động thu nhập lãi cận biên và tài sản sinh lời của các Ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tính toán từ phần mềm Excel dựa trên số liệu thu thập được

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí