Những Nhân Tố Làm Cản Trở Quá Trình Xử Lý Tài Sản Thế Chấp Thu Hồi Nợ Khó Đòi Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải Chi Nhánh Hà Nội

Thiên tai, rủi ro bất ngờ ngoài dự tính

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà Nội.

Từ bảng số liệu trên cho thấy khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn tới không có khả năng trả nợ Ngân hàng phát sinh nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn chiếm 51,23% tổng dư nợ khó đòi.

* Thiệt hại gây ra của đơn vị vay vốn do sự biến động của thị trường cung cấp, giá nguyên vật liệu khi vay vốn Ngân hàng mua với giá cao nhưng khi có thành phẩm hàng hoá bán ra thị trường thì giá nguyên vật liệu xuống thấp. Doanh nghiệp không thể bán ra vớ giá thành sản xuất để có lãi được. Ngoài ra thiệt hại do sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường đẫn tới ảnh hưởng bị ứ đọng vốn làm doanh nghiệp không thể thu hồi vốn đúng hạn. Do đó mà bị thua lỗ trong kinh doanh.

Môt số đơn vị vay, mở L/C trả chậm tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với giá cả, số lượng ấn định ngay từ lúc ký kết hợp đồng, thời điểm ký kết trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á diễn ra, do đó các đơn vị phải nhập khẩu hàng hoá với giá thành cao. Tuy nhiên khi đưa vào sản suất thì do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 97, 98 giá cả hàng hoá giản sút, sức mua giảm .Doanh nghiệp vay vốn không thể bán hàng hoá sản suất với chi phí đầu vào, hơn nữa sức mua của dân chúng giảm. Do đó thiệt hại trong kinh doanh là không tránh khỏi. Chính vì thế mà các đơn vị này không thể thanh toán đủ cho phía đối tác nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết, Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội là Ngân hàng mở L/C trả chậm tức là ngân hàng bảo lãnh buộc phải đứng ra thanh toán thay cho khách hàng để thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký cho phía ddối tác là các Ngân hàng và các

đơn vị xuất khẩu nước bạn hàng. Do vậy mà nợ của các doanh nghiệp mở L/C trả chậm của Ngân hàng phát sinh và đến nay hầu hết đều chuyển thành nợ khó đòi. Như khoản nợ của Công ty Điện - Điện tử - Viễn thông - Tàu thuỷ trực thuộc tổng công ty Tàu thuỷ Việt Nam mở 5 L/C trả chậm các lô hàng là thiết bị điện tử và nghi khí hàng hải nhập khẩu từ Singapor trị giá gần 1 triệu USD nhưng chỉ thanh toán được trên 700 ngàn USD Ngân hàng phải đứng ra thanh toán thay cho công ty này 285.000 USD. Đến nay nợ khó đòi của công ty này phát sinh đã nhiều năm, số nợ khó đòi gốc là 195.000 USD.

* Nợ khó đòi phát sinh do ý muốn chủ quan của khách hàng không trả nợ Ngân hàng. Tỷ trọng nợ khó đòi phát sinh từ loại này thấp chỉ chiếm 1,35 dư nợ khó đòi tại chi nhánh.

Như khoản vay của công ty TNHH phát triển sản xuất may mặc thời trang. Tháng 11/96 công ty này vay vốn Ngân hàng 150 triệu đồng để hợp tác kinh doanh với công ty gốm sứ Bát Tràng Nam Hải để sản xuất gốm sứ xuất khẩu. Dự án sản xuất kinh doanh rất khả thi và Ngân hàng đã quyết cho vay vốn. Giám đốc công ty là anh Nguyễn Thành Chung thế chấp ngôi nhà và đất 63 m2

tại thôn ái Mộ xã Bồ Đề huyện Gia Lâm - Hà Nội, giá trị khi đánh giá tài sản thế chấp là 220 triệu đồng, thời hạn khoản vay là 1 năm. Giấy tờ nhà đất thế chấp vay vốn Ngân hàng hoàn toàn hợp lệ. Đến năm 2/ 98 công ty đã trả 55 triệu đồng tiền gốc. Do thiệt hại trong kinh doanh nợ đọng rất nhiều công ty không có khả năng trả nợ Ngân hàng.Công ty đã bị phá sản. Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên tài sản thế chấp là ngôi nhà trên đã bị anh Nguyễn Thành Chung bán và đã bỏ trốn, hiện nay chưa tìm thấy. Mặc dù khi đem ra thế chấp Ngân hàng anh Chung đã mang giấy tờ gốc ra thế chấp (đến nay Ngân hàng vẫn giữ giấy tờ này). Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn không thể thu hồi xử lý được tài sản thế chấp này. Khi tiến hành điều tra về chủ mới của ngôi nhà thì được biết chủ mới này cũng có giấy tờ pháp lý về ngôi nhà hoàn toàn đầy đủ có sự xác nhận của chính quyền sở tại. Giấy tờ này có giá trị pháp lý cao hơn vì ngôi nhà đã được bán cho chủ mới trước thời điểm anh Chung mang thế chấp Ngân hàng. Sau khi bán ngôi nhà trên cho chủ mới thì chủ mới vẫn chưa đến ở và cho anh Chung thuê lại 6 tháng. Vì thế mà khi Ngân hàng kiểm tra tài sản thế chấp trước khi cho vay không phát hiện được điều

này. Phải chăng khi khi tiến hành sang tên ngôi nhà cho chủ mới chính quyền sở tại không thu hồi giấy tờ chứng thực quyền sở hữu ngôi nhà và đất đứng tên anh Chung. Như vậy anh Chung đã có ý định lừa đảo Ngân hàng ngay từ khi vay vốn Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đã chuyển hồ sơ giấy tờ cho công an điều tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

* Nợ khó đòi phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên, thiên tai, địch hoạ.. gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến. Rủi ro này của khách hàng làm phát sinh nợ khó đòi tại chi nhánh chiếm 2,61% tổng nợ khó đòi.

* Nợ khó đòi còn tồn đọng đang trong thời gian thu hồi. Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội hiện nay đang còn khoản nợ khó đòi đang trong quá trình thu hồi. Mặc dù đã có phán quyết của toà án Ngân hàng có quyền thu hồi xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, bên thi hành án vẫn chưa làm đủ các thủ tục pháp lý đầy đủ để giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng quản lý để phát mãi tài sản.

Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 6

* Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Người vay không thực hiện đúng như thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Khi nhận được vốn vay của Ngân hàng thì khách hàng đã không tiến hành sử dụng vốn như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Trong nhiều trường hợp, sau khi giao vốn khách hàng Ngân hàng nhận thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng đình chỉ ngay hợp đồng tín dụng đã ký kết và yêu cầu khách hàng trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên khách hàng đã dùng vốn vay để sử dụng vào các mục đích khác và không còn khả năng trả đủ nợ Ngân hàng. Tài sản thế chấp là tài sản được hình thành từ vốn vay. Nhưng do khách hàng không thực hiện thoả thuận trong hợp đồng tín dụng do vậy Ngân hàng không có tài sản thế chấp để xử lý nợ. Loại nợ khó đòi phát sinh do nguyên nhân này là 3291 triệu đồng chiếm 4,86 % nợ khó đòi.

* Các nguyên nhân khác.


Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn chưa được hoàn thiện gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ đồng bộ, hợp lý, chưa đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế.

Trong những năm trước đây, có khi cán bộ tín dụng Ngân hàng chưa đánh giá đúng mức khoản vay, trong một vài trường hợp cán bộ tín dụng quá tin tưởng vào

những khách hàng quen thuộc nên khôn cần giám sát chặt chẽ và cho vay chỉ dựa vào thông tin mà doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ có lúc còn còn xem nhẹ (trước đây) nên không phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hoạt động tiêu cực của khách hàng.

Giá trị tài sản thế chấp bị sụt giảm. Quá trình xử lý tài sản thế chấp phức tạp còn nhiều bất cập. Thủ tục hành chính rất phức tạp, việc phát tài sản thế chấp theo trình tự phí tố tụng cũng rất khó khăn. Tỷ lệ phí điều tra, xét xử, thi hành án còn cao


2.2.3 Những nhân tố làm cản trở quá trình xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội

Với những khoản nợ còn tài sản đảm bảo việc xử lý nợ khó đòi thực chất là việc xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng thu hồi nợ khó đòi gặp không ít khó khăn cản trở. Một số khó khăn có thể kể đến là:

- Khó khăn do bên thế chấp tài sản gây trở ngại


Một sốt người vay vốn Ngân hàng tìm mọi cách để lẩn tránh việc phát mãi tài sản, bỏ trốn khi toà lấy lời khai trước toà, cố tình trì hoãn việc sử lý tài sản, khi đã sử lý tài sản thế chấp trước toà kinh tế rồi thì xin giám đốc thẩm để toà buộc phả xử lý nhiều lần. Bên vay phá sản mất khả năng thanh toánphải trốn nợ, nên không ký nhận lại nợ vay do đó gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc làm thủ tục xử lý nợ khó đòi.

Có khách hàng vay vốt có tài sản thế chấp là nhà, đất thì giấy tờ chưa hợp lệ, chưa được cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất hoặc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đúng thẩn quyền. Nhà và đất thường từ thời ông cha để lại, nhiều người chưa muốn làm giấy tờ cấp phép, mặt khác thuế sang tên trước bạ cao gây tâm lý không muốn hoàn thiện hồ sơ chính chủ. Vì vậy việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn khi nợ khó đòi phát sinh.

-Việc bán tài sản thế chấp của Ngân hàng không gặp thuận lợi. Tài sản thế chấp không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người mua, tài sản cũ kỹ, lạc hậu, kém

phẩm chất, tâm lý người mua không muốn mua tài sản của người "vỡ nợ", nếu đem bán đấu giá thì chi phí cao.

- Hồ sơ về tài sản thế chấp chưa đầy đủ: Hiện nay theo luật bên thế chấp tài sản phải thế chấp giấy tờ pháp lý gốc cho bên cho vay. Nhưng hiện nay nhiều loại tài sản chưa được cấp giấy tờ đầy đủ, nhất là trong lĩnh vực nhà đất ( Hiện nay trên cả nước mới chỉ có khoảng 15% đến 20 % số hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nhiều loại tài sản không hề có giấy tờ chứng nhận sở hữu. Do vậy, Ngân hàng không đủ căn cứ pháp lý để xử lý tài sản thế chấp gây nợ tồn đọng kéo dài.

- Quyền của Ngân hàng nhận tài sản thế chấp, cầm cố chưa đước đề cao. Cho nên khi cần xử lý tài sản thế chấp, bên thế chấp, cầm cố không bàn giao tài sản cho Ngân hàng, thậm chí còn trây ì nhưng hiện nay nhà nước chưa có văn bản pháp luật nào đề cập vấn đề này. Một số nơi chính quyền sở tại quản lý hành chính người vay chưa thực sự ủng hộ việc sử lý tài sản, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc làm thủ tục Xử lý tài sản

- Thủ tục pháp lý hiện nay hết sức phức tạp. Việc thẩm tra thanh tra, giải quyết các vụ tranh chấp tài sản của các cơ quan công quyền mất rất nhiều thời gian. Có trường hợp mặc dù đã có phán quyết của toà án nhưng sau rất nhiều thời gian Ngân hàng vẫn không thấy cơ quan hti hành án thi hành. Nhiều thủ tục làm Ngân hàng mất rất nhiều thời gian. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong việc xử lý tài sản thế chấp còn thiếu chặt chẽ, mỗi cập nhận thức một khác. Ngân hàng rất khó khăn trong việc tổ chức phát mại tài sản. Chính vì những lý do đó mà nhiều khi Ngân hàng không muốn kiện tụng, tranh chấp trước toà do mất tất nhiều thời gian và chi phí, chính vì thế mà Ngân hnàg thường tìm mọi cách thương lượng với khách hàng để tìm cách giải quyết.

- Hệ thống văn bản pháp lý đưa ra về thủ tục, trình tự, các bước tiến hành để phát mại, sử lý tài sản thế chấp chưa đồng bộ và nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Vì thế gây trở ngại cho Ngân hàng trong việc lựa chọn áp dụng các điều khoản thi hành.

Trên đây là một số khó khăn, cản trở chính làm cho việc xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội còn chậm, chưa đạt mong muốn.


2.3 Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi tại chi nhánh.


2.3.1 Kếtquả đạt được


Việc xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi trong năm 2001, 2002 đạt kết quả tốt. Năm 2001, Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội đã xử lý được 27.972,5 triệu đồng(nợ gốc) tăng 25% so với năm 2000, năm 2002 là 25.676,5 triệu đồng (chưa kể lãi 7,345tỷ đồng). Những năm vừa qua nợ quá hạn giảm, nợ khó đòi tăng đôi chút (do chưa sử lý được các khoản nợ quá hạn dưới 12 tháng trước đó). Kết quả đó là thành quả lỗ lực của toàn thể các bộ nhân viên Ngân hàng, chất lượng tín dụng đã tăng nên qua từng năm, công tác cho vay đi vào nề nếp. Chi nhánh đã chấp hành đầy đủ các quy của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam về thẩm tra trước, trong và sau khi cho vay, đốc thúc khách hàng trả nợ gốc lãi khi đến hạn, cùng với việc tăng cường kịp thời nhân sự cho Phòng Xử lý Rủi ro kinh doanh, toàn bộ cán bộ mhân viên phòng xử lý rủi ro kinh doanh đã làm việc theo quy chế chuyên trách để nâng cao tính trách nhiệm và tập trung trong việc xử lý nợ.

2.3.2 Các giải pháp Ngân hàng đưa ra để xử lý nợ khó đòi là:


- Tăng cường công tác cán bộ. Thành lập phòng xử lý rủi ro kinh doanh. Đến nay phòng xử lý rủi ro kinh doanh có 8 nhân sự đều là những cán bộ có chuyên môn, có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý nợ, đều mới được tuyển dụng hoặc điều chuyển từ trung tâm về, do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách. Mỗi cán bộ nhân viên phòng đều được phân công công việc cụ thể, nâng cao vai trò của từng người đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm cá nhân, Ngân hàng đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng khuyến khích cán bộ phòng làm việc tích cực và có hiệu quả. Các biện pháp cụ thể đặt ra ngày càng đa dạng, sâu sát và kiên quyết phù hợp với thực trạng từng khách hàng có nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Công tác phối hợp xử lý nợ khó đòi được thực hiện tích cực chặt chẽ tại Ngân hàng. Với những cán bộ phụ trách, thực hiện khoản cho vay phát sinh nợ khó đòi

phải trực tiếp phụ trách, đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp chặt chẽ với phòng xử lý rủi ro để cung cấp trao đổi thông tin đề ra các biện pháp giải pháp thích hợp nhất.

- Thu hồi bằng biện pháp ép khách hàng bán tài sản thế chấp hay trực tiếp bán tài sản thế chấp, phát mại tài sản qua trung tâm đấu giá, huy động tiền từ các hoạt động có thu nhập khác trả nợ Ngân hàng. Cán bộ phòng tìm đủ biện pháp tiếp súc trực tiếp khách hàng, điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin của từng con nợ. Qua đó nắm rõ tình trạng hoạt động kinh doanh, những khó khăn khách hàng gặp phải. Thương lượng với khách hàng, đề ra các giải pháp phù hợp nhất đối với từng khách hàng. Đối với các khoản nợ khó đòi còn tài sản thế chấp Ngân hàng kiên quyết thực hiện việc thu hồi, chuẩn bị các tài liệu, làm các thủ tục, hồ sơ pháp lý cần thiết, để trực tiếp phát mãi tài sản, hoặc ép buộc khách hàng trả nợ bằng các nguồn khác hay khách hàng phải tự đứng ra phát mãi tài sản qua trung tâm đấu giá.

- Đối với những con nợ chây ỳ không trả nợ. Ngân hàng làm các thủ tục pháp lý cần thiết khởi kiện những khách hàng này. Đây không phải là một biện pháp tối ưu nhưng hết sức cần thiết. Một khi khách hàng cố tình không trả nợ Ngân hàng, cố tình không chuyển giao tài sản thế chấp cho ngân hàng để Ngân hàng xử lý, hoặc có ý lừa đảo muốn chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Theo luật pháp nước ta hiện nay Ngân hàng chưa được các cơ quan pháp luật trang bị các chế tài cần thiết để xử lý nợ. Chính vì thế Ngân hàng phải cần sự hợp tác phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc tiến hành xử lý nợ. Để khởi kiện một khách hàng chây ỳ không trả nợ Ngân hàng thường phối hợp với các cơ quan chức năng như, UBND tỉnh huyện chủ quản, toà án (toà kinh tế trên địa bàn), công an (công an kinh tế), các đơn vị chủ quản của khách hàng (các tổng công ty, các công ty mẹ, các cổ đông... ), các khách hàng với công ty có liên quan, sự phối hợp của các ngành, các cấp có liên quan tới công ty....

Tuy nhiên, việc khởi kiện các công côn nợ không phải lúc nào cũng thuận lợi, việc thanh chấp tài sản thường diễn ra hết sức phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng, thuộc đủ thành phần kinh tế, đặc biệt nếu còn liên quan đến các cơ quan, các quan chức nhà nước thì việc khởi kiện hết sức khó khăn tốn nhiều thời gian công sức. Các thủ tục pháp lý như điều tra, xét sử, thi hành án của các cơ quan pháp luật nhà nước thường tốn rất nhiều thời gian. Mặt khác chi phí cho công ciệc này không

phải là nhỏ.Trong khi đó Ngân hàng bị ứ đọng vốn do chưa xử lý được nợ, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

- Tiến hành quản lý điều tra tìm hiểu các công ty, phát hiện những khó khăn, trở ngại từ phía khách hàng để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. Với Ngân hàng khi đã tiến hành cho vay thì hầu như cán bộ ngân hàng phụ trách khoản vay như là một nhân viên của khách hàng, họ nắm bắt tất cả các thông tin, những diễm biến thay đổi từ khách hàng hay những tác động ngoại bên ngoài ảnh hưởng tới khách hàng. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh có hiệu quả. Khách hàng kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng mới thu hồi được nợ. Ngân hàng luôn thực hiện phương châm " Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng dựa trên hiệu quả kinh doanh của khách hàng" hay nói cách khác Ngân hàng thu được lãi tín dụng dựa trên lãi kinh doanh của khách hàng.

Thông thường Ngân hàng thường tiến hành điều chỉnh lại hợp đồng ký kết như giãn nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh lại kỳ hạn, thời điểm trả nợ, tiến hành miễn, cắt giảm lãi suất đảm bảo nguyên tắc thu được nợ nhanh nhất, nhiều nhất.

- Đề xuất với Trụ sở chính xét bù đắp rủi ro cho một số khoản vay. Đây là biện pháp thích hợp và cần thiết. Một số khoản vay của Ngân hàng hiện nay không còn khả năng thu hồi được đã không còn đối tường trả nợ Ngân hàng, một số doanh nghiệp đã bị phá sản, có khách hàng vay vốn Ngân hàng đã tiến hành trả khách hàng một phần nợ, Ngân hàng đã xử lý tài sản thế chấp nhưng không đủ bù đắp, để trốn tránh nợ con nợ đã bỏ trốn. Hiện nay cơ quan pháp luật chưa tìn ra được. Vì thế Ngân hàng cần tiến hành trích dự phòng rủi ro để bù đắp. Bởi vì nếu không bù đắp tổn thất này nợ khó đòi của Ngân hàng sẽ lớn hơn, Ngân hàng khó quản lý điều hành, thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí