Tỉ Lệ Doanh Nghiệp Du Lịch Và Khách Quốc Tế Tại Tp. Hồ Chí Minh Có Chú Trọng Vào Thiết Kế Website Và Cập Nhật Thông Tin Mới


nhật thông tin về sản phẩm và dịch vụ mới mặc dù không chú trọng mấy đến việc thiết kế một website đẹp mắt và thu hút.

Doanh nghiệp du lịch

Khách quốc tế

1,7%

7,5%

Chú trọng vào thiết kế website

43,2%

40,9%

Thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Cả hai

90,8%

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 8

15,9%

Hình 2.9: Tỉ lệ doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh có chú trọng vào thiết kế website và cập nhật thông tin mới

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4

Trong khi đó, khách du lịch quốc tế luôn mong đợi ở một website thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt, thu hút người xem, kèm theo đó là những thông tin và hình ảnh mới nhất, luôn được cập nhật. Điều này được thể hiện rõ qua 265 người được hỏi cho rằng việc thiết kế website và cập nhật thông tin quan trọng như nhau. Tuy nhiên cũng có một số khách ít du lịch cho rằng việc thiết kế website quan trọng hơn hoặc số khác lại đánh giá thông tin luôn được cập nhật là điều cần thiết hơn cả.

Tóm lại, tại Tp. Hồ Chí Minh, rất ít doanh nghiệp du lịch được khảo sát thường xuyên cập nhật tin tức trong khi khách hàng của họ lại rất quan tâm đến vấn đề này. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc thường xuyên cập nhật thông tin và hình ảnh lên website của mình.

2.2.3. Ứng dụng e-marketing thông qua công cụ tìm kiếm

2.2.3.1. Ngân sách đầu tư

Như đã phân tích, công cụ tìm kiếm không phải là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ có 36,4% số khách sạn ưu tiên phân bổ ngân sách thực hiện cho công cụ này, đứng sau các ưu tiên cho quảng cáo liên kết và website. Trong khi đó, 100% khách du lịch quốc tế được hỏi lại xem công cụ tìm kiếm


là một trong những phương pháp thuận tiện nhất khi muốn tìm hiểu thông tin cho kế hoạch du lịch của mình.‌

Có thể nói, nhu cầu thông tin và sự phát triển của các công cụ tìm kiếm trên Internet hiện nay khiến người sử dụng Internet hình thành thói quen sử dụng các công cụ tìm kiếm để khai thác thông tin. Công cụ tìm kiếm tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế có được thông tin mình cần nhanh chóng và đa chiều, từ đó có sự lựa chọn tối ưu nhất cho mình. Kết quả khảo sát cho thấy, không nhiều doanh nghiệp du lịch ưu tiên thực hiện marketing kết hợp với công cụ tìm kiếm vì đây là một biện pháp có chi phí không hề rẻ và đòi hỏi cần có đầu tư trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, với lượng khách du lịch tìm kiếm thông tin theo cách này khá đông, các khách sạn cần phải chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa công cụ e-marketing này.

2.2.3.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Nếu như website được ví như phòng trưng bày trên mạng của doanh nghiệp thì công cụ tìm kiếm chính là cầu nối để đưa khách hàng đến với phòng trưng bày đó một cách nhanh nhất nếu các khách hàng chưa hề biết về địa chỉ website chính xác của doanh nghiệp mà họ quan tâm. Vì vậy, công cụ tìm kiếm trở thành địa chỉ thứ hai sau quảng cáo liên kết mà khách du lịch ghé thăm khi muốn tìm hiểu thông tin (Hình 2.4 - Tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch)

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì không phải doanh nghiệp du lịch nào cũng áp dụng các biện pháp nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của mình, chưa tới một nửa doanh nghiệp du lịch thực hiện phương pháp marketing này.

Khác

3,8%

Yahoo

4,1%

Khách quốc tế

Bing

5,1%

23,8%

Doanh nghiệp du lịch

Google

87%

100%

%

20%

40%

60%

80%

100% 120%

Hình 2.10: Tỉ lệ sử dụng công cụ tìm kiếm

của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4


Trong số 21 doanh nghiệp du lịch áp dụng phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên thì tất cả đều áp dụng tối ưu hóa cho bộ máy tìm kiếm Google (chiếm 100%) và 23,8% trong số đó áp dụng thêm cho cả bộ máy tìm kiếm Bing, không có khách sạn nào áp dụng tối ưu hóa cho bộ máy tìm kiếm Yahoo và các công cụ tìm kiếm khác. Số liệu này cũng phù hợp với sự chiếm ưu thế của Google so với các đối thủ khác trên mặt trận tìm kiếm trực tuyến. Theo số liệu thống kê của trang Business Insider và Search Engine Land cho thấy có đến hơn 76,6% người sử dụng ưa dùng Google, 11,7% người sử dụng Yahoo và 9,7% người sử dụng Bing cho mục đích tìm kiếm (Comscore, 2010). Số liệu khảo sát từ 292 khách du lịch quốc tế cũng cho thấy một con số vượt trội của Google khi 87% khách du lịch thường sử dụng Google khi muốn tìm kiếm thông tin, 5,1% sử dụng Bing, 4,1% có xu hướng sử dụng Yahoo và 3,8% có xu hướng sử dụng các công cụ tìm kiếm khác như: Ask, AOL Search…

Như vậy, công cụ tìm kiếm đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu cho người sử dụng Internet khi họ cần đưa ra quyết định, giúp người sử dụng định hướng dễ dàng hơn khi truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ của Internet và hình thành thói quen tìm kiếm. Tuy nhiên con số 47,7% doanh nghiệp du lịch áp dụng biện pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của mình cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đầu tư cho lĩnh vực được đánh giá rất hiệu quả này. Nguyên nhân có thể kể đến là do một phần vì cần rất nhiều thời gian và công sức đầu tư cho việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, một phần khác đòi hỏi doanh nghiệp phải dành một khoản ngân sách tuy không nhiều nhưng cần được dàn trải trong thời gian dài. Hơn nữa, sự thiếu gắn kết giữa quá trình thiết kế website chính thức của doanh nghiệp (thiết kế website thân thiện với bộ máy tìm kiếm) với quá trình tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm cũng là một phần dẫn đến khó khăn cho quá trình thực hiện tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm giai đoạn sau này.

2.2.3.3. Tiếp thị hóa công cụ tìm kiếm (SEM)

Nếu việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đòi hỏi một thời gian lâu dài và tốn nhiều công sức, thì tiếp thị hóa công cụ tìm kiếm là một cách để website của doanh nghiệp nằm ở vị trí đặc biệt, dễ thấy và thu hút tầm nhìn của người dùng internet trong khoảng thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để làm được điều này các doanh nghiệp phải trả một khoản phí cho các máy bộ máy tìm kiếm dựa trên số lượt truy cập vào. Hiện nay, chỉ có Google có cung cấp dịch vụ SEM nên các doanh nghiệp du lịch có áp dụng tiếp thị


hóa công cụ tìm kiếm đều sử dụng dịch vụ SEM có sẵn của Google. Kết quả khảo sát cho thấy có 27,3% khách sạn áp dụng phương pháp tiếp thị hóa công cụ tìm kiếm.


9,3%

5,8%

12,3%

Chọn link ở trang đầu tiên

Chọn link ở vị trí nổi bật

72,6%

Chọn link bản đồ

Tìm ở các trang sau

Hình 2.11: Tỉ lệ lựa chọn đường link khi sử dụng công cụ tìm kiếm của khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4

Về phía khách du lịch quốc tế, họ có xu hướng chọn những trang web xuất hiện ở dòng đầu của trang đầu tiên với tỉ lệ 72,6% (SEO). Những link ở vị trí nổi bật, tức những link mà khi người dùng click vào doanh nghiệp phải trả tiền (SEM), đứng ở vị trí thứ hai với tỉ lệ 12,3%.

Như vậy, Các số liệu khảo sát cho thấy không nhiều doanh nghiệp du lịch dành ngân sách cho việc trả tiền quảng cáo trên các trang tìm kiếm trực tuyến. Chi phí đặt các link đến website lên vị trí nổi bật của trang tìm kiếm khá cao là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không mặn mà với hình thức này. Ví dụ hình thức Google Adwords của Google, người sử dụng dịch vụ phải trả 1 triệu đồng/tháng cho 1000 lượt truy cập vào trang web của mình thông qua Google thì đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, với lượt truy cập đến vài chục ngàn lượt/tháng thì chi phí bỏ ra là khá lớn. Trong khi đó, chi phí để thực hiện SEO một từ khóa ban đầu, ví dụ: tên của doanh nghiệp du lịch – một từ khóa tương đối dễ thực hiện SEO và ít đối thủ cạnh tranh thì chỉ cần chi phí chưa đến 10 triệu đồng. Hơn nữa, SEO cũng giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn vì mức phí trả cho dịch vụ này luôn cố định dù lượng người truy cập vào trang web có tăng bao nhiêu đi nữa.


Bên cạnh đó, các con số trong kết quả khảo sát cũng cho thấy, khách du lịch quốc tế cũng không quá chú ý đến các quảng cáo được hiển thị tại những ví trị bắt mắt ở đầu trang tìm kiếm. Xu hướng người sử dụng web cho rằng những quảng cáo đó được dùng tiền để lên thứ hạng cao chứ không vì uy tín của trang web hoặc vì nội dung trang web hấp dẫn và có lượng truy cập lớn. Còn các doanh nghiệp du lịch thì áp dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đưa trang web lên đầu trang tìm kiếm chứ không phải trong khu vực quảng cáo. Điều này sẽ khiến người dùng tin đây là một trang web có uy tín với nhiều nội dung thông tin hữu ích. Điều đó cũng giải thích vì sao các doanh nghiệp du lịch không quá đầu tư cho SEM và khách du lịch cũng không truy cập nhiều vào những liên kết ở vị trí quảng cáo của trang tìm kiếm.

2.2.4. Ứng dụng e-marketing thông qua quảng cáo liên kết‌

2.2.4.1. Đầu tư ngân sách

Kết quả khảo sát đưa ra những con số đáng lưu ý ở mức độ áp dụng phương pháp quảng cáo liên kết ở các doanh nghiệp du lịch trên địa Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, 100% doanh nghiệp được khảo sát trả lời là có áp dụng phương pháp quảng cáo liên kết trong chiến lược marketing điện tử của mình và có đến 61,3% doanh nghiệp du lịch đầu tư ngân sách nhiều nhất vào chiến lượng marketing điện tử này (Bảng 2.3- Tỉ lệ phân bổ ngân sách của doanh nghiệp du lịch cho các công cụ marketing điện tử)

Lượng khách du lịch quốc tế truy cập vào các trang web liên kết để tìm kiếm thông tin cũng đứng đầu danh sách với tỉ lệ 35% trong tổng số khách du lịch quốc tế được khảo sát. (Hình 2.4 - Tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin của khách du lịch quốc tế về khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh).

Có thể nói hình thức quảng cáo liên kết là hình thức ra đời sớm nhất trong lĩnh vực marketing điện tử. Cho đến nay, hình thức quảng cáo này vẫn luôn dẫn đầu và là sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp du lịch khi muốn quảng cáo hình ảnh của mình đến khách du lịch trên Internet. Khách du lịch, vốn từ xưa cũng đã quen thuộc với việc truy cập vào các chuyên trang về du lịch và khách sạn để tìm kiếm thông tin và cho đến nay, thói quen đó cũng không hề thay đổi.

2.2.4.2. Các website liên kết về du lịch phổ biến

Các doanh nghiệp du lịch được khảo sát cho biết đã áp dụng nhiều chương trình liên kết với các website liên kết nhằm mở rộng khả năng tìm kiếm đối với khách du


lịch và cũng là quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp ra thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 5 website được các doanh nghiệp du lịch liên kết nhiều nhất là: agoda.vn, booking.com, chudu24.com, lonelyplanet.com và vinabooking.vn, trong đó chỉ có trang ooking và Lonely Planet là chuyên trang quảng cáo du lịch liên kết của nước ngoài. Điều đáng chú ý ở đây là các doanh nghiệp được khảo sát không chỉ áp dụng hình thức liên kết quảng cáo mà còn hợp tác với nhiều trang web liên kết cùng một lúc. Chính vì vậy, tất cả các trang web liên kết được kể trên đều được doanh nghiệp kết hợp với tỉ lệ rất cao, không dưới 80%.

Doanh nghiệp du lịch

Khách quốc tế

Agoda

Booking

Chudu24

Lonely Planet

Vinabooking

95,7%

100%

99,6%

93,2%

88,6%

84,1%

90,9%

86,4% 86,2%

75,9%

Hình 2.12: So sánh tỉ lệ kết hợp của doanh nghiệp du lịch và

lượng khách quốc tế truy cập vào các trang web liên kết để tìm kiếm thông tin

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4

Có thể dễ dàng nhận thấy từ hình 2.12, tỷ lệ các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh có xu hướng kết hợp với trang liên kết tương đương so với khách quốc tế. Theo kết quả khảo sát thì 100% doanh nghiệp được khảo sát có kết hợp quảng cáo liên kết. Trong đó, dẫn đầu là trang Agola, tiếp theo là Lonley Planet, Booking, Vinabooking và chudu24. Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng với khách du lịch. Vì khách du lịch vốn dĩ đến từ nhiều nước khác nhau nên việc tìm thấy và quen thuộc với trang web nước ngoài hơn là điều hiển nhiên. Từ biểu đồ trên có thể thấy, trang web liên kết được nhiều khách du lịch truy cập để tham khảo thông tin dẫn đầu là Booking, tiếp theo là Lonely Planet, Agoda, Vinabooking và Chudu24.


Như vậy, hình thức quảng cáo liên kết luôn dẫn đầu trong việc đầu tư ngân sách của doanh nghiệp du lịch và là điểm tin cậy để truy cập tìm kiếm thông tin của khách du lịch quốc tế. Từ kết quả khảo sát cho thấy, khách du lịch quốc tế khi vào trang web liên kết thường click vào đường link dẫn đến website của doanh nghiệp, tiếp theo là vào xem thông tin, dịch vụ, đặt phòng, thanh toán... Rất ít khách du lịch thông qua trang web liên kết để đăng ký dịch vụ.

2.2.5. Ứng dụng e-marketing thông qua truyền thông xã hội‌

2.2.5.1. Ngân sách đầu tư

Số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy, tỉ lệ phân bố ngân sách dành cho truyền thông xã hội rất khiêm tốn. Chỉ có 4,5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dành một phần trung bình ngân sách cho việc thực hiện marketing điện tử thông qua hình thức truyền thông xã hội, còn lại 95,5% trong số họ chỉ dành một lượng ít hoặc rất ít ngân sách cho việc này. Lý giải cho việc không đầu tư quá nhiều ngân sách cho công cụ này bên cạnh lý do yếu tố ngân sách có giới hạn, marketing sử dụng công cụ truyền thông xã hội khó đo đếm được tính hiệu quả và cần đầu tư thời gian tương tác liên tục với khách hàng. Tuy nhiên, với một số lượng người sử dụng đông đảo (gần 152 triệu người sử dụng blog, 800 triệu người có tài khoản mạng cộng đồng… trải trên khắp thế giới, thiết nghĩ, doanh nghiệp nên lưu ý hơn nữa đến kênh truyền thông này (Microsoft , 2010).

2.2.5.2. Mạng xã hội

Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX nhưng mãi đến tận thời gian gần đây, thế giới mới chứng kiến sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội (hay còn gọi là mạng cộng đồng). Bằng cách sở hữu một tài khoản trong một mạng xã hội nào đó, chủ tài khoản sẽ dễ dàng kết nối với hàng triệu người trên thế giới để cập nhật tin tức một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, mới chỉ có 56,4% doanh nghiệp du lịch có ứng dụng mạng xã hội trong marketing điện tử. Điều này cũng phù hợp khi mà chỉ có 4,4% trong số du khách được khảo sát ưu tiên tìm kiếm thông tin trên trực tuyến thông qua mạng cộng đồng (Hình 2.4- tỉ lệ sử dụng công cụ tìm kiếm của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế). Trong khi đó đa số khách du lịch đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội phổ biến hiện nay.



120%

100%

100% 98,6%

80%

Doanh nghiệp du lịch

60%

46%

40,7%

Khách quốc tế

40%

29,7%

24%

20%

0%

Facebook

MySpace

Twitter

Khác

Hình 2.13: Tỉ lệ sử dụng các mạng xã hội của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4

Trong số 56,8% doanh nghiệp du lịch được khảo sát sử dụng mạng xã hội làm công cụ marketing điện tử thì 100% doanh nghiệp sử dụng Facebook làm phương tiện quảng bá thông tin đại chúng của mình và chỉ 24% doanh nghiệp sử dụng Twitter. Trong khi đó, với 263 khách du lịch quốc tế có tài khoản trên các trang mạng xã hội, có 98,6% trong số đó có tài khoản Facebook, 46% có tài khoản MySpace, 40,7% có tài khoản Twitter và 29,7% có tài khoản của các trang mạng xã hội khác như Friendster, Hi5, Netlog…

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của các trang mạng cộng đồng mở ra một hướng đi mới cho chiến lược marketing điện tử của các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư đúng mức vào công cụ này để đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.2.5.3. Nhật ký trực tuyến

Theo kết quả khảo sát thì không có doanh nghiệp du lịch nào áp dụng hình thức nhật ký trực tuyến. Tuy nhiên có đến 32% khách du lịch quốc tế có nhật ký riêng của mình hoặc thường xuyên ghé thăm các trang blog. Các trang nhật ký thường được sử dụng là Wordpress, logger, Tumblr…

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí