Một Số Công Cụ Ứng Dụng E-Marketing Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch


được khoảng cách về mặt địa lý của các phương thức quảng cáo thông thường như truyền thanh, truyền hình, báo chí…vốn chỉ thích hợp với những chiến dịch quảng cáo nội địa. Hơn nữa, mỗi khu vực địa lý, quốc gia lại có CCTK địa phương mang tính đặc trưng về mặt ngôn ngữ, hành vi tìm kiếm. Điều này giúp DN nhắm đúng vào thị trường mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo của mình.

- Tính linh động và đơn giản

Với mỗi từ khóa khác nhau, doanh nghiệp có thể thể hiện những câu quảng cáo và đường link khác nhau để sát với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Từ khóa và câu quảng cáo có thể thay đổi nhanh chóng và dễ dàng sau 15 phút.

Nhược điểm

- Tính phức tạp theo quy mô: Khác với các hình thức quảng bá website khác, quy mô của DN càng lớn, càng đa dạng và càng nhiều sản phẩm thì việc quảng bá website qua các CCTK sẽ càng phức tạp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, sẽ tốn kém hơn nếu như doanh nghiệp phải trả tiền cho nhiều từ khóa tương ứng với nhiều loại sản phẩm. Đối với hình thức tối ưu hóa CCTK (SEO) cũng vậy, càng nhiều sản phẩm khác nhau thì việc lựa chọn từ khóa và tối ưu hóa các thẻ sẽ càng phức tạp.

- Cần kết hợp với hình thức quảng cáo khác: Không thể phủ nhận những ưu việt của hình thức quảng bá website qua CCTK, tuy nhiên phải thừa nhận rằng chỉ quảng bá website thông qua các CCTK trên mạng internet là chưa đủ. Đây là một hình thức tiếp thị trực tuyến mới và hiệu quả, nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải kết hợp với các hình thức quảng bá truyền thống khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cũng cần phải nói thêm rằng quảng bá website chỉ thực sự mang lại hiệu quả lâu dài nếu như doanh nghiệp xây dựng được một website chất lượng và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt cùng với sự chăm sóc khách hàng tận tình nhất.

1.2.4. E-marketing thông qua quảng cáo liên kết

1.2.4.1. Khái niệm

Quảng cáo liên kết (affiliate marketing) được định nghĩa như một mối quan hệ tương tác mà một cá nhân hay đơn vị kinh doanh thu hút khách hàng thông qua quảng cáo trên những trang web liên kết (affiliates). ằng cách này, khi khách hàng vào một


trang web liên kết và bấm vào link quảng cáo của nhà kinh doanh, thực hiện một số hành động nhất định thì nhà kinh doanh phải trả tiền cho trang web liên kết đó, tùy vào thỏa thuận giữa hai bên ( Ledford, 2007). Việc trả hoa hồng hoặc phí cho người giới thiệu vốn dĩ đã không còn là một khái niệm mới và chắc chắn đã xuất hiện từ rất lâu trước khi Internet ra đời. Tuy nhiên cùng với sự xuất hiện của Web vào năm 1994 thì hình thức quảng cáo liên kết này cũng bắt đầu phổ biến trên Internet.‌

Đặc biệt hơn đối với ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành, hình thức quảng cáo liên kết chính là chiến lược chủ đạo của hầu hết các doanh nghiệp. ởi lẽ, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này muốn thành công thì phải kết hợp chặt chẽ với các đại lý du lịch hay địa điểm du lịch… nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo đó, những trang web liên kết sẽ chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của khách sạn, tour du lịch bằng cách đặt những link quảng cáo trên trang web của mình và doanh nghiệp du lịch trả tiền hoa hồng cho website theo thỏa thuận của hai bên dựa trên hình thức của chiến lược quảng cáo liên kết. Có nhiều hình thức đặt link quảng cáo, như đặt banner, link chữ, hình ảnh, email khuyến mãi hay danh mục kết quả tìm kiếm…

1.2.4.2. Phân loại quảng cáo liên kết

- Thanh toán cho mỗi hành động (CPA – cost per action): trả tiền cho website liên kết nếu khách hàng thông qua website liên kết này thực hiện bất cứ động tác nào trên website của doanh nghiệp (như đăng ký tài khoản, đồng ý nhận bản tin, thanh toán, đặt phòng…).

- Thanh toán cho mỗi đăng ký (CPL – cost per lead): trả tiền cho website liên kết nếu khách hàng thông qua website liên kết này đăng ký tài khoản hoặc dịch vụ.

- Thanh toán cho mỗi click (CPC – cost per click): trả tiền cho website liên kết nếu khách hàng thông qua website liên kết này click vào bất cứ đường link nào của doanh nghiệp.

- Thanh toán cho mỗi nghìn lượt xem (CPM – cost per mille): khác với những hình thức thanh toán trên, hình thức thanh toán mỗi nghìn dựa trên số lượng người xem quảng cáo, chứ không dựa vào bất cứ hoạt động nào của người dùng. CPM định lượng chi phí thanh toán dựa trên mỗi nghìn lượt xem cho quảng cáo.


1.2.5. E-marketing thông qua truyền thông xã hội

1.2.5.1. Khái niệm

Theo Jan và Doug trong quyển sách nổi tiếng Social Media Marketing All-in- one for Dummies thì mạng xã hội là hình thức giao tiếp hai chiều và trao đổi thông tin trực tuyến thông qua mạng lưới xã hội như bài viết trên blog, forum, hình ảnh, âm thanh, video… hoặc thông tin, các chia sẻ cá nhân .

1.2.5.2. Phân loại truyền thông xã hội

1/ Mạng cộng đồng

Hiện nay, mạng cộng đồng (mạng xã hội) được đánh giá là công cụ trực tuyến có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến người dùng Internet vì những đặc trưng của nó: giúp người sử dụng kết nối nhanh chóng với người thân, bạn bè của mình hoặc mọi người trên khắp thế giới nhanh chóng, cập nhật tin tức, hình ảnh và đăng ký tham gia vào sự kiện nào đó đang diễn ra xung quanh họ hoặc đơn giản là nơi để chia sẻ cảm xúc với mọi người.

Có thể kể đến một số mạng cộng đồng phổ biến hiện nay:

+ Mạng nước ngoài: Facebook, Twitter, MySpace, Linkedln…

+ Mạng trong nước: Yume, Zingme, Tamtay, Go.vn. Cyworld.vn…

Trong đó, Facebook và MySpace được đánh giá là hai mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay với khoảng hơn 600 triệu thành viên đang xem đây như là một cuộc sống ảo thứ hai của mình.

2/ Nhật ký trực tuyến (Blog)

Từ sau khi Yahoo! log chính thức đóng cửa, blog không còn được sử dụng nhiều như giai đoạn 2006 - 2009. Hiện nay vẫn còn một số trang cung cấp dịch vụ nhật ký trực tuyến như: MyOpera, WordPress… nhưng xu hướng giới trẻ đang dần chuyển qua sử dụng chức năng viết ghi chú (Note) có sẵn của các trang xã hội (Facebook) để lưu lại những suy nghĩ của mình.

Ưu điểm của blog là chứa đựng cách nhìn cụ thể nhất với những phản hồi tức thời từ nhiều nhóm cộng đồng trên mạng. Với cơ chế hoạt động tương tác đến người dùng như thế, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển thông điệp đến một số lượng lớn khách hàng ở bất cứ đâu trên thế giới hoặc tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chính khách hàng để có thêm ý tưởng hoàn thiện hơn cho sản phẩm, dịch vụ của mình.


3/ Video trực tuyến

Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang web cho phép chia sẻ video hiện nay (Youtube, Vimeo…), chia sẻ video đang trở thành trào lưu không chỉ ở giới trẻ mà còn ở những người nhanh nhạy với thị trường . Đối với các doanh nghiệp, video trực tuyến luôn là một ưu tiên hàng đầu vì chi phí cho việc sản xuất và phát tán nội dung quảng cáo bằng cách này ít tốn kém hơn rất nhiều nếu so với những phương tiện quảng bá truyền thông khác nhưng đem đến hiệu quả không nhỏ. Một video trực tuyến được đánh giá là có hiệu quả dựa trên số lượt xem video (view) và nhận được phản hồi tích cực từ chính người xem.

1.2.6. Một số công cụ e-marketing khác


Email marketing

Website marketing

CCTK Search Engine Marketing (SEM)

Công cụ ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch

Quảng cáo liên kết

Truyền thông xã hội

Công cụ khác


Hình 1.4: Một số công cụ ứng dụng e-marketing đối với doanh nghiệp du lịch

ên cạnh các công cụ marketing trực tuyến kể trên, ngoài ra còn có một số công cụ marketing trực tuyến khác như: PR trực tuyến, Quản lý thương hiệu trực tuyến (Online brand positioning), uzz marketing… Nhưng trong khuôn khổ về việc áp dụng marketing trực tuyến trong lĩnh vực khách sạn, lữ hành, tác giả đề xuất sử dụng năm công cụ marketing trực tuyến trên là tiêu biểu và đang được áp dụng nhiều nhất, riêng biệt cho lĩnh vực này để nghiên cứu và phát triển sâu hơn.

1.3. Một số điều kiện đảm bảo ứng dụng e-marketing trong doanh nghiệp du lịch

1.3.1. Nguồn nhân lực


Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả xin đề cập đến nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch kinh doanh lĩnh vực khách sạn và lữ hành.‌

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Cũng như những sản phẩm tiên tiến khác, công nghệ cũng cần một trình độ và lượng kiến thức nhất định để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng một cách triệt để và hiệu quả nhất một công nghệ thì doanh nghiệp phải cần một đội ngũ những nhân viên am hiểu về công nghệ đó. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đối với đội ngũ nhân viên thực hiện e-marketing, đặc biệt là e-marketing trong lĩnh vực khách sạn và lữ hành. Ngoài những kiến thức và trình độ về e-marketing, đội ngũ này cần phải có một số kiến thức căn bản quan trọng khác. Tại hội thảo quốc tế

Thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội, TS. Trần Minh, Phó viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam kiến nghị : Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được quan tâm ở 3 khía cạnh: một là năng lực nghiên cứu thị trường, xác định được sản phẩm và dịch vụ tiềm năng trở thành sản phẩm thương mại; hai là năng lực nghiên cứu phát triển, sở hữu các công nghệ cao để phát triển các sản phẩm mẫu; ba là năng lực sản xuất, triển khai hàng loạt sản phẩm thương mại từ sản phẩm mẫu . Đối tượng được hướng đến là khách du lịch quốc tế, là những người có thu nhập và yêu cầu về dịch vụ tương đối cao. Vì thế, sản phẩm đến với khách hàng không những đầy đủ thông tin cần thiết mà còn đòi hỏi cả sự tinh tế.


Tóm lại, doanh nghiệp muốn có một kế hoạch và thực hiện kế hoạch e- marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về công nghệ sử dụng cho e-marketing và nắm bắt được thị hiếu khách hàng.

1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin

1.3.2.1. Phát triển Internet trên thế giới

Internet là hệ thống toàn cầu bao gồm một nhóm các máy tính được kết nối với nhau mà bất cứ ai cũng có thể truy cập được qua TCP/IP thông qua một trình duyệt (Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, 2009).

Bảng 1.2: Thống kê về số lượng người sử dụng internet tháng 12/2011


WORLD INTERNET USAGE AND POPULATION STATISTICS - December 31, 2011

World Regions

Population ( 2011 Est.)

Internet Users Dec. 31,2000

Internet Users Latest Data

Penetration (% Population)

Growth 2000-2011

Users % of Table

Africa

1,037,524,058

4,514,400

139,875,242

13.5 %

2,988.4 %

6.2 %

Asia

3,879,740,877

114,304,000

1,016,799,076

26.2 %

789.6 %

44.8 %

Europe

816,426,346

105,096,093

500,723,686

61.3 %

376.4 %

22.1 %

Middle East

216,258,843

3,284,800

77,020,995

35.6 %

2,244.8 %

3.4 %

North America

347,394,870

108,096,800

273,067,546

78.6 %

152.6 %

12.0 %

Latin America

/ Carib.

597,283,165

18,068,919

235,819,740

39.5 %

1,205.1 %

10.4 %

Oceania / Australia

35,426,995

7,620,480

23,927,457

67.5 %

214.0 %

1.1 %

WORLD TOTAL

6,930,055,154

360,985,492

2,267,233,742

32.7 %

528.1 %

100.0 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 5

Nguồn: Internet World Stat The Internet Big Picture - World Internet Users and Population Stats, 2012

Ra đời vào năm 1969, internet đã mang lại lối đi mới cho cộng nghệ phát triển truyền thông thế giới. Năm 1982, bộ giao thức TCP/IP được thành lập. Đây là giao thức giúp cho các máy có thể dễ dàng truyền thông với nhau và cũng chính là giao thức chuẩn trên Internet cho đến ngày nay.

Sự bùng nổ internet toàn cầu đã thay đổi thế giới về nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế. Giao dịch thông qua mạng internet hiện tại là phương tiện đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế.Hơn 2,2 tỷ người trên thế giới sử dụng internet trong đó châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất (44,8%) so với lục địa khác. Trong đó Trung Quốc là quốc gia


sử dụng internet cao nhất.

1.3.2.2. Phát triển Internet tại Việt Nam

Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam

12000%

10882%

10000%


8000%


6000%


4000%


2000%


0%

Việt Nam

Trung Quốc

Indonesia

Tháng 12 năm 1997, Việt Nam chính thức gia nhập hệ thống mạng toàn cầu. Báo cáo dẫn kết quả thống kê của trang web internetworldstats.com thu thập từ các cơ quan quản lý mạng ở nhiều quốc gia cho thấy tỷ lệ tăng trưởng số lượng người sử dụng internet trong giai đoạn 2000-2009 ở Việt Nam là 10.882%, cao hơn hẳn các quốc gia cùng nhóm thị trường mới nổi như Trung Quốc (1.500%), Indonesia (1.150%)… Hiện tỷ lệ người sử dụng mạng ở VN vào khoảng 37%, tương tự Philippines, Pakistan (IMR, 2011). Năm 2011, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 trong xếp hạng 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng và người sử dụng internet cao ở Châu Á (Internet World Stat, 2011b).








1500% 1150%



Hình 1.5: Tăng trưởng Internet Việt Nam tháng 7-2010

Nguồn: Nghiên cứu "Tốc độ tăng trưởng internet tại Việt Nam" của Tổ chức nghiên cứu Marketing quốc tế (IMR), 2011.

Ngày 10/12/2010 Danh bạ website Việt Nam www.vietnamwebsite.net và www.websites.vn của Công ty Vinalink media đã tiến hành thống kê và công bố danh sách các website Việt Nam (Chỉ tính riêng website sử dụng tên miền Việt Nam và được Google xếp hạng).

Cho đến tháng 12/2010 cả nước đã có khoảng gần 10.000 website .vn và trong số đó có 4651 web có tên miền .vn hoạt động và được xếp hạng trong kết quả của Google (Có nội dung hoạt động hiệu quả) và chỉ chiếm khoảng 10% tổng số các


website tiếng Việt tính theo tất cả các loại tên miền khác nhau. Cả nước đã có 120.000

– 200.000 tên miền Quốc tế và 125.000 tên miền đuôi.vn được đăng ký và khoảng 30% số tên miền quốc tế trong số đó là hoạt động (có nội dung web) chiếm 80% tổng số website có nội dung tiếng Việt trên mạng. Trong số đó đã có 533 website chính phủ (gov.vn) hoạt động hiệu quả. Trong danh sách cũng đã có một trang được xếp hạng Page Rank 9 (Unesco Việt Nam) và khoảng 10 trang được xếp hạng Page Rank 8 trong đó có website của Đảng cộng sản hay Bộ Giáo dục & Đào tạo và 30 trang xếp hạng Page Rank 7 của google.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đến tháng 2 năm 2009 chỉ mới có 97.533 tên miền .vn được cấp nhưng đến cuối tháng 12 năm 2010 con số này đã tăng lên là 180.870 và đến cuối năm 2011 là 261.116 tên miền.vn đã được đăng ký.

Đvt: tên

300000

Tên miền.vn đăng ký qua các năm

261116

250000


200000

187675

150000

136953

100000

94708

62693

50000


0

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Hình 1.6: Số lượng tên miền đăng ký qua các năm

Nguồn: Thống kê "Thông báo số liệu Internet Việt Nam" của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), 2012.

Như đã đề cập, e-marketing là hình thức marketing gắn liền với mạng internet và công nghệ thông tin. Chính vì vậy để có thể thực hiện được e-marketing một cách hiệu quả nhất thì điều đầu tiên phải có đó là công nghệ tiên tiến. Trên thế giới, mỗi ngày người ta lại chứng kiến một công nghệ mới ra đời. Chính vì vậy, khi thực hiện marketing, doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng sử dụng công nghệ mới trên thế giới để có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình nhằm giới thiệu tới khách hàng bộ

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí