Mục Tiêu Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Của Tp. Hồ Chí Minh Đến Năm 2020


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI TP. HỔ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

3.1. Mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020‌

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày về việc ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Căn cứ vào Quyết định này và gắn với điều kiện cụ thể của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, có thể xác định mục tiêu tổng quát về phát triển du lịch nói chung và thu hút khách du lịch quốc tế nói riêng của Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 như sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đảm bảo thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế, tăng cường quảng bá du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy tiềm năng và lợi thế để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch thông qua việc biểu dương các dịch vụ hàng đầu của ngành du lịch thành phố để giới thiệu và quảng bá rộng rãi với khách du lịch trong và ngoài nước. Duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và từng bước đưa vào khai thác các sản phẩm, chương trình du lịch gắn với thế mạnh của thành phố là du lịch mua sắm, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch MICE.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút; ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày.


Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế trong các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 10

- Chuyên nghiệp hóa, tập trung quy mô lớn cho hoạt động quảng bá. Nhà nước hỗ trợ và phối hợp cùng với doanh nghiệp trên cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm pháp lý, đảm bảo tính khuyến khích. Chương trình quảng bá du lịch phải được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thị trường và gắn chặt với chiến lược phát triển thương hiệu. Khai thác tối đa kênh thông tin thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

3.1.2.1. Phát triển không gian du lịch

Trước tiên phải xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á, trung tâm đón khách và tạo nguồn khách cho các điểm du lịch lân cận trong vùng. Phát triển thế mạnh du lịch văn hóa, bao gồm: tham quan các di tích, công trình kiến trúc trong nội thành như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức à, ưu điện Thành phố, Bảo tàng Cách Mạng; tham gia các lễ hội đường phố; thưởng thức những buổi biểu diễn nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, hát quan họ, múa rối nước… Nâng cao thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ và tay nghề của người thợ Việt Nam qua việc trưng bày và quảng bá sản phẩm ở những địa điểm khách du lịch thường xuyên lui tới với giá cả phải chăng. Mở thêm không gian thưởng ngoạn thiên nhiên, cảnh trí trong khu vực nội thành như du lịch trên sông, trồng thêm cây xanh và cải tạo cảnh quan, kết hợp du lịch với hội nghị, du lịch nghỉ dưỡng…Kết hợp với các hãng lữ hành trên thế giới thông qua các chuyến famtrip (khảo sát du lịch), hội nghị nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng quốc tế về du lịch thành phố.

Với đặc điểm là một trong ba đầu mối thu hút khách du lịch quốc tế từ khắp nơi đổ về (bên cạnh Hà Nội và Đà Nẵng), sân bay Tân Sơn Nhất có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển du khách đến những tỉnh thành khác của đất nước, cũng như tạo nên ấn tượng với du khách khi lần đầu đến Việt Nam. Định hướng sân bay này sẽ được di dời về Long Thành, nhằm giảm áp lực về giao thông trong nội thành, tạo điều kiện cho Việt Nam cũng như Tp. Hồ Chí Minh đón thêm nhiều du khách quốc tế.

3.1.2.2. Phát triển thị trường

Thứ nhất, đẩy mạnh khai thác du khách đến từ Nhật Bản, Bắc Mỹ. Đây là những thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố hiện nay. Nhóm khách này thường có yêu cầu khắt khe về điều kiện ăn


uống và giải trí nhưng có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho những phí tổn nhằm thỏa mãn yêu cầu đó.

Thứ hai, phát triển thêm những thị trường mới bao gồm: Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước ASEAN. Đây là những quốc gia châu Á có lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây. Do nền kinh tế khu vực có nhiều khởi sắc, điển hình với việc châu Á dẫn dắt thế giới khỏi cuộc đại khủng hoảng 2008 – 2009, đạt mức tăng trưởng trung bình 9% năm 2010 và 7,5% năm 2011 bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và sự phục hồi khiêm tốn của Mỹ (Kuroda, 2012), nên nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng cao. Họ nhắm đến những nước trong khu vực, có chi phí rẻ, thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu của cá nhân và Việt Nam là một trong những quốc gia đó. Tổng cục Du lịch cũng tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ cho phép gia hạn thời gian miễn visa cho khách Nhật Bản từ 15 ngày đến 45 ngày nhằm đón đầu xu thế bùng nổ khách Nhật đi nghỉ dưỡng và làn sóng đầu tư ra các nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2011).

Trong từng giai đoạn, xác định một số thị trường du lịch cụ thể để tập trung định hướng quảng bá, xúc tiến, khai thác khách du lịch. Chú ý tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khách cần khai thác để có chiến lược thị trường hợp lý.

3.1.2.3. Phát triển nhiều loại hình du lịch

Hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh có một số loại hình du lịch đang được chú trọng phát triển, phân chia theo mục đích của chuyến đi, bao gồm:

1/ Du lịch mua sắm

Sở hữu nhiều trung tâm mua sắm, thương mại lớn trong cả nước, có thể nói du lịch mua sắm là một thế mạnh của ngành du lịch thành phố. Ước tính đến năm 2013, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 740.000 m2 sàn trung tâm thương mại, tăng hơn hai lần so với năm 2008 (Vũ Lê, 2010). Định hướng phát triển loại hình du lịch mua sắm đã được chính quyền thành phố triển khai và đi vào thí điểm với chính sách hoàn thuế VAT cho khách quốc tế mua sắm tại Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định là người: có hộ chiếu mang theo không phải là hộ chiếu do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp; không phải là thành viên của tổ bay trên các chuyến bay xuất cảnh từ Việt Nam ra nước


ngoài. Hàng hóa được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Quyết định này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, chưa qua sử dụng và được phép mang lên tàu bay theo quy định của pháp luật về an ninh, an toàn hàng không; hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu; có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được phát hành trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày xuất cảnh trở về trước. Trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế mua tại một cửa hàng trong một ngày, tối thiểu từ hai triệu đồng trở lên.

Thời gian thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Quyết định này từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014.

Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thông lệ quốc tế, kích cầu du lịch đối với khách du lịch quốc tế, góp phần tăng doanh thu du lịch Việt Nam trong thời gian tới (Nguyễn Minh Trường, 2012).

2/ Du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện)

Loại hình MICE mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với những loại hình du lịch thông thường. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE châu Âu là 700 – 1.000 USD/người, khách châu Á khoảng 400 USD/người, con số này thực tế còn cao hơn (Hoàng Lâm, 2011). Tại Tp. Hồ Chí Minh du lịch MICE được xác định là một trong bốn loại hình du lịch chính cần được phát triển trong tương lai. Định hướng phát triển của thành phố là tăng cường quảng bá loại hình MICE trong các cuộc hội chợ về du lịch quốc tế, đầu tư xây dựng thêm những khách sạn, resort cao cấp, các khu trung tâm thương mại, du lịch hiện đại, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng cường đội ngũ nhân viên, phiên dịch viên cao cấp, giỏi ngoại ngữ phục vụ các hội thảo quốc tế. Thủ tục xuất nhập cảnh cũng không ngừng được cải tiến, mạng lưới cung cấp thông tin được hình thành để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch MICE quốc tế.

3/ Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương (Môi trường du lịch Việt Nam, 2007a). Đây là loại hình du lịch mới khai thác ở thành phố với địa điểm du lịch là khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Mặc dù vậy, tiềm năng từ loại hình du lịch này


là rất lớn, có khả năng đem lại nguồn lợi về vật chất cũng như đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững thông qua tăng cường nhận thức của du khách và người dân thành phố về tầm quan trọng của hệ sinh thái. Kế hoạch phát triển được đưa vào chương trình hành động của thành phố và đang trong quá trình xây dựng, triển khai.

4/ Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (Môi trường du lịch Việt Nam, 2007a). Các hoạt động du lịch văn hóa tại Tp. Hồ Chí Minh có thể kể đến như biểu diễn múa rối nước, nghe cải lương, chèo, tuồng, ca trù, tham quan các làng nghề truyền thống, tìm hiểu về lịch sử… Du lịch văn hóa đang nhận được sự quan tâm sâu sát của chính quyền thành phố cũng như các nhà kinh doanh tư nhân. Trong tương lai, hình thức này sẽ được phát triển theo hướng chuyên sâu và đa dạng hóa nhằm khai thác hết tiềm năng văn hóa phong phú của dân tộc.

Ngoài ra một loại hình du lịch mới được thành phố tập trung khai thác bởi tiềm năng vô cùng to lớn mà nó đem lại chính là du lịch đường sông. Tp. Hồ Chí Minh với ưu điểm có mạng lưới đường thủy thuộc hàng đầu cả nước, hệ thống kênh rạch chằng chịt, cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn nhiều đoạn rất phong phú, đặc sắc. Hệ thống đường sông của thành phố có liên kết được với các sản phẩm du lịch làng nghề, vườn cây ăn trái ở nhiều địa phương. Phương thức này trong tương lai sẽ là sản phẩm chiến lược của ngành du lịch thành phố. Mục tiêu phát triển đã được tiến hành nghiên cứu và bắt tay vào thực hiện bằng việc xây dựng các tuyến đường sông tầm trung bến Bạch Đằng – Cần Giờ, khảo sát tuyến du lịch đường sông tầm xa Sài Gòn – Tiền Giang – An Giang – Phnom Penh – Siemriep, đẩy mạnh hoạt động quảng bá.

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng e-marketing nhằm thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020

3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng công cụ e-marketing

3.2.1.1. Giải pháp 1: Đầu tư cơ s ữ liệu và nghiên cứu thị trường cơ s cho email marketing

1/ Đầu tư cơ sở dữ liệu, phân loại khách hàng và gửi email phù hợp với từng thời

điểm


Như đã phân tích ở phần 2.4.2 của Luận văn, một trong những hạn chế tại các doanh nghiệp du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay là việc chưa có một hệ thống thông tin đầy đủ và phong phú về khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi triển khai ứng dụng e-marketing. Do vậy, các doanh nghiệp này cần quan tâm đầu tư thu thập và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng. Để thực hiện việc này, các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như: tích cực tham gia các sự kiện văn hóa du lịch trong và ngoài nước để khảo sát và thu thập thông tin tại chỗ, thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để được hỗ trợ (đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại,…), phân loại và lưu giữ cẩn thận nguồn thông tin liên lạc từ các khách hàng đã có, khảo sát thực tế thông tin khách hàng tại các địa điểm du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh và các vùng trong cả nước,… Mức độ đầu tư thực hiện các biện pháp này tất nhiên còn phụ thuộc vào năng lực và thế mạnh của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều nguồn lực thuận lợi để triển khai hơn các doanh nghiệp nhỏ. Với các doanh nghiệp nhỏ với vị thế còn hạn chế và khó khăn trong việc tham gia các sự kiện ngoài nước, có thể tận dụng nguồn khách du lịch quốc tế đã từng đến Tp. Hồ Chí Minh và thu hút họ bằng những sản phẩm riêng, mang tính đặc sắc của mình.‌‌

Bên cạnh đó, vệc phân loại khách hàng và gửi email khác nhau cho mỗi nhóm thích hợp cũng là điều vô cùng quan trọng vì khách hàng có xu hướng bỏ qua, thậm chí xóa ngay những email quảng cáo không có nội dung mà họ quan tâm. Tiêu chí phân loại khách hàng có thể dựa trên chiến lược và nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nhưng có thể tạm chia thành các tiêu chí điển hình như: quốc gia, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…Với mỗi nhóm đối tượng khách du lịch khách nhau có thể gửi những email với nội dung khác nhau, đánh vào nhu cầu, sở thích và thói quen, văn hóa của người nhận. Để biết được nhu cầu, sở thích hay thói quen, văn hoá của người nhận email, doanh nghiệp có thể khai thác trên cơ sở dữ liệu có sẵn, đối với đối tượng khách du lịch đã từng sử dụng dịch vụ. Đối với đối tượng khách hàng tiềm năng và là lần đầu tiên gửi email, doanh nghiệp nên có các nghiên cứu tại bàn hoặc nghiên cứu thực tế để nắm rõ những yếu tố này trước khi gửi đến khách hàng.

Kết quả từ khảo sát cũng cho thấy, rất ít khách hàng tiềm năng giữ lại email quảng cáo để dùng làm thông tin nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt đối với những email về thông tin khuyến mãi, giảm giá hay chương trình đặc biệt có giới hạn thời


gian. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc thời điểm trước khi gửi email đến các khách hàng tiềm năng, thời điểm gửi email đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và đúng với mục đích ban đầu của nó. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng theo từng thị trường, đất nước và khu vực. Vì mỗi đất nước có phong tục và ngày lễ khác nhau, khách sạn cần căn cứ vào thời gian này ở mỗi nước để gửi email thích hợp. Ví dụ, tại Trung Quốc, thời gian nghỉ lễ ngày 01 tháng 05 kéo dài đến một tuần nên người dân Trung Quốc có xu hướng đi du lịch hay lên kế hoạch đi chơi vào thời điểm này. Nếu vào đúng thời điểm này, doanh nghiệp gửi email quảng cáo đến đối tượng khách hàng Trung Quốc thì hoàn toàn có thể có cơ hội nằm trong danh sách tìm hiểu và cân nhắc của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xét đến yếu tố múi giờ, thời gian làm việc trong ngày để cân nhắc trước khi gửi email cho khách hàng mục.

Tất nhiên, chiến lược email marketing cần kết hợp chặt chẽ với chiến lược marketing truyền thống, với những chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt trong ngày lễ, ngày nghỉ. Nhiều doanh nghiệp du lịch khi được khảo sát đều trả lời chỉ gửi email cho khách hàng khi có chương trình mới hay khuyến mãi…Tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn có thể gửi email cho khách hàng ngay cả khi không có chương trình mới hay khuyến mãi đặc biệt. Quan trọng là email phải được gửi đến đúng vào lúc khách hàng tiềm năng đang có dự định đi du lịch thì mới gia tăng cơ hội được khách hàng tiềm năng biết đến và tìm hiểu sâu hơn. Để có được những thông tin cụ thể về khung thời gian hợp lý nêu trên, doanh nghiệp nên kết hợp với khảo sát thị trường, nghiên cứu định lượng thực hiện bởi các công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia. Công cụ email marketing không tốn nhiều chi phí nhưng sẽ thực sự đem lại hiệu quả nếu người sử dụng biết cách dùng một cách hợp lý và có đầu tư đúng mức. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên có đầu tư bước đầu cho việc nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế. Một phần nhằm xác định thị trường khách hàng mục tiêu và hướng khai thác thị trường đó, một phần để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh đang ở vị trí nào của thị trường và đề ra chiến lược phù hợp.

2/ Vận dụng một cách khôn khéo chiến lược gửi thư Spam

Có rất nhiều người cho rằng gửi thư Spam là một hình thức marketing phản tác dụng. Đó là còn chưa kể, tại một số nước, chủ hộp thư có thể kiện chủ doanh nghiệp vì hành vi spam hộp thư của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp du lịch cần tận dụng lợi thế


tuyệt đối của hình thức Spam, đó là có thể gửi cùng một lúc cho lượng khách hàng không giới hạn để tăng thêm nhiều cơ hội tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Spam sẽ không còn trở nên rắc rối nếu khách sạn biết cách trình bày và sử dụng các chiến thuật phù hợp giúp bổ trợ cho nó. Thư Spam không nên dồn dập với nhiều thư cùng một lúc cho một đối tượng và mỗi lần gửi nên cách nhau một khoảng thời gian, như vậy sẽ không gây phản cảm hay tạo nên hình ảnh xấu trong mắt khách hàng. Họ thậm chí còn có thể vui vẻ tiếp nhận những thông tin đưa ra trong email quảng cáo. Điều tối quan trọng trong một lá thư Spam là nên đưa ra cho người nhận quyền lựa chọn nhận hay không nhận thư quảng cáo trong tương lai . Người nhận thư vì thế sẽ không cảm thấy bị làm phiền hay bị xâm phạm, về phía doanh nghiệp lại có được thêm cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều đối tượng khách hàng. Nhìn chung, email marketing sẽ là một biện pháp quảng cáo hiệu quả và đem lại lợi ích cho cả hai đối tượng là doanh nghiệp du lịch và khách du lịch nếu biết cách kết hợp hài hòa giữa hai hình thức email cho phép và hình thức thư Spam.

3/ Gửi nhiều email cho một chương trình và phân bổ thời gian hợp lý

Khi có một chương trình mới hay khuyến mãi giảm giá đặc biệt, doanh nghiệp du lịch cần gửi nhiều email đến cho khách hàng thay vì chỉ một email giới thiệu. Email về chương trình khuyến mãi nên gửi trong thời gian 1 – 1,5 tháng trước khi đi vào áp dụng. Như vậy khách hàng tiềm năng nếu cảm thấy hứng thú mới có đủ thời gian để lên kế hoạch và tìm hiểu thông tin. Cụ thể là doanh nghiệp gửi email đầu tiên giới thiệu về chương trình và mời khách hàng đến với khách sạn để được hưởng những dịch vụ tốt nhất. Nửa tháng sau, doanh nghiệp nên gửi tiếp một email nữa nhằm nhắc nhở khách hàng về chương trình khuyến mãi sắp (hoặc đang) diễn ra. Và một tuần trước khi chương trình kết thúc, doanh nghiệp gửi email cuối cùng cho khách hàng nhằm thông báo chương trình khuyến mãi chỉ còn một tuần nữa để khách hàng có thể đưa ra quyết định. Những email này nên gửi vào các thời điểm khác nhau để thuận tiện hơn cho khách hàng.

Cách gửi nhiều email cho một chương trình vừa có tác dụng nhắc nhở khách hàng về chương trình mới đồng thời cũng góp phần xây dựng và nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. Khách hàng có thể không đang có ý định đi du lịch nhưng vì

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí