Năm 2007 | Năm 2011 | |||
8,3% | Du lịch | 4,2% | ||
18,6% | ||||
14,2% | Công việc | 51,9% | ||
15,9% | 61,6% | Thăm người thân | 25,3% | |
Khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Quảng Cáo Trên Công Cụ Tìm Kiếm (Search Engine Marketing)
- Một Số Công Cụ Ứng Dụng E-Marketing Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch
- Lợi Ích Của Việc Đẩy Mạnh Ứng Dụng E-Marketing Nhằm Thu Hút Khách Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Tp. Hồ Chí Minh
- Tỉ Lệ Doanh Nghiệp Du Lịch Và Khách Quốc Tế Tại Tp. Hồ Chí Minh Có Chú Trọng Vào Thiết Kế Website Và Cập Nhật Thông Tin Mới
- Thực Trạng Về Một Số Điều Kiện Đảm Bảo Ứng Dụng E-Marketing Nhằm Thu Hút Khách Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Tp. Hồ Chí Minh
- Mục Tiêu Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Của Tp. Hồ Chí Minh Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Hình 2.2: Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh theo mục đích năm 2007 và năm 2011
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Các thông tin trên cho thấy, trong giai đoạn 2007-2008, khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Tp. Hồ Chí Minh với mục đích là du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi mà Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh với mục đích công việc tăng lên đáng kể (25,3% vào năm 2011). Khách MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các Cty cho nhân viên, đối tác) là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn Tp. Hồ Chí Minh tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm 2010. Có thể nói, trong năm 2011 Tp. Hồ Chí Minh đã thành công trong việc thu hút dòng khách này. Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến. Điều này chứng tỏ Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch quốc tế.
2.1.3. Số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế
Về số ngày lưu trú, theo khảo sát, khách du lịch quốc tế lưu trú tại Tp. Hồ Chí Minh từ 2-3 ngày là chủ yếu (73,6%). Ngoài các địa điểm tham quan là các khu di tích lịch sữ, các khu vui chơi giải trí và địa điểm mua sắm, những địa điểm bán quà lưu niệm và các món ăn thuần Việt luôn thu hút được hầu hết khách du lịch quốc tế khi họ đến Tp. Hồ Chí Minh. Đây có thể nói là một thành công đối với ngành du lịch khi mà tài nguyên du lịch của thành phố được đánh giá là hơi nghèo nàn.
2.1.4. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế
Theo số liệu tổng hợp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, cùng với số lượt khách và doanh thu du lịch quốc tế, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tăng liên tục trong giai đoạn 2007-2011. Điều này có thể lý giải là do ảnh hưởng của lạm phát. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa là do chất lượng dịch vụ ngành du lịch ngày càng được nâng cao, do đó đáp ứng được nhu cầu phong phú và khắc khe của nhóm khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao.
ngàn đồng /ngày
3.500
Mức chi tiêu trung bình
2.983
3.000
2.538
2.756
2.500
2.281
2.349
2.000
1.500
1.000
500
0
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Hình 2.3: Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011
Nguồn: Báo cáo tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, 2012
2.2. Thực trạng ứng dụng một số công cụ e-marketing nhằm thu thút khách quốc tế của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh
2.2.1. Ứng dụng e-marketing thông qua email marketing
Với nội dung chứa đựng những thông tin ngắn gọn về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, hình thức marketing bằng email là chính là chiếc cầu nối giúp khách quốc tế nhanh chóng tiếp cận với các thông tin mới của doanh nghiệp du lịch và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
2.2.1.1. Ngân sách đầu tư
Do đặc trưng từ chi phí của email không cao nên tổng ngân sách đầu tư cho mảng email marketing trong các khách sạn là không nhiều mặc dù 100% khách sạn được khảo sát có áp dụng hình thức email marketing.
Bảng 2.3: Tỷ lệ ph n ổ ng n sách của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh cho các công cụ marketing trực tuyến
Đơn vị tính: %
1 (ít nhất) | 2 | 3 | 4 | 5 (nhiều nhất) | |
Website | 0 | 0 | 20,5 | 31,8 | 47,7 |
Email marketing | 77,3 | 11,35 | 11,35 | 0 | 0 |
Marketing kết hợp công cụ tìm kiếm | 22,7 | 6,8 | 22,7 | 11,4 | 36,4 |
Quảng cáo liên kết | 0 | 0 | 11,4 | 27,3 | 61,3 |
Truyền thông xã hội (facebook, Myspace, Twitter…) | 72,7 | 22,7 | 4,5 | 0 | 0 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
ảng 2.3 cho thấy không có doanh nghiệp du lịch nào dành nhiều ngân sách cho phương pháp email marketing, trong khi đó có đến 77,3% số doanh nghiệp được khảo sát tại Tp. Hồ Chí Minh chi ít ngân sách nhất cho phương pháp này.
4,4%
27,7%
35%
Website Email
Công cụ tìm kiếm
2,4%
Website liên kết
Mạng xã hội
30,5%
Hình 2.4: Tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Với Hình 2.4, Email cũng là địa điểm tìm kiếm thông tin ít dùng đến nhất của các khách du lịch quốc tế. Tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin qua email chỉ là 2,4%
2.2.1.2. Thiết kế email
100%
95%
7,9%
15,9%
90%
Không coi trọng việc thiết kế email
85%
92,1%
80%
84,1%
Coi trọng việc thiết kế email
75%
Doanh nghiệp du Khách quốc tế lịch
Hình 2.5: Tỉ lệ đánh giá của doanh nghiệp du lịch
và khách quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh đối với việc thiết kế email
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Các doanh nghiệp du lịch rất chú trọng trong việc thiết kế email và nội dung khi gửi thư cho khách hàng, cụ thể là có đến 84,1% doanh nghiệp khi được khảo sát đều cho rằng việc thiết kế email và lên nội dung là rất quan trọng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng. 15,9% doanh nghiệp còn lại cho rằng việc thiết kế email là không cần thiết, tốn thời gian và không mang lại nhiều hiệu quả. Cùng một câu hỏi đối với khách du lịch quốc tế, 92,1% cho rằng họ cảm thấy thiết kế email và lên nội dung là cần thiết. Điều đó sẽ làm cho họ cảm thấy thu hút và tin cậy hơn. Còn lại 7,9% khách du lịch quốc tế không chú trọng đến hình thức của email và cho rằng chỉ cần nhận được những nội dung cần thiết là họ đã hài lòng.
2.2.1.3. Hình thức gửi email
Hình 2.6 cho thấy, việc áp dụng hình thức gửi email cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp du lịch. Chỉ có 26 trong số 44 khách sạn (tỉ lệ 59,1,%) được khảo sát áp dụng hình thức gửi email khi được sự cho phép của khách hàng, trong khi đó 10 doanh nghiệp du lịch khác (tỉ lệ 22,7%) lại chỉ áp dụng hình thức gửi email Spam cho hàng loạt các khách hàng ở nhiều thị trường khác nhau. Số doanh nghiệp áp dụng cả hai hình thức trên không nhiều, 8 khách sạn (chiếm tỉ lệ 18,2%) kết hợp giữa gửi email
cho phép kèm theo hình thức gửi Spam tùy vào từng giai đoạn và chiến lược của doanh nghiệp du lịch cho từng chương trình cụ thể.
Hình thức gửi email của doanh nghiệp du lịch
Cho phép
18,2%
22,7%
Không cho phép (Spam)
59,1%
Cả hai hình thức trên
Cách xử lý đối với thư Spam
của khách quốc tế
2,5% 7,9%
Luôn đọc
Xóa ngay
29,3%
60,3%
Đọc nếu hấp dẫn
Đọc nếu rãnh
Hình 2.7: Tỉ lệ về cách xử lý email không cho phép của khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Về phía khách du lịch, không phải tất cả thư Spam đều bị liệt là thư rác và không có cơ hội được mở lên. Điều này được rút ra từ kết quả khảo sát với 300 khách du lịch tại các khách sạn và các khu di tích lịch sử trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Theo hình 2.7, 7,9% trong số đó cho biết sẽ mở email đọc dù tựa đề có hấp dẫn và đáng quan tâm hay, 31,8% khách du lịch còn lại thì chỉ đọc thư Spam nếu thư có nội dung hấp dẫn hoặc khi có thời gian rảnh rỗi. Có 60,3% khách du lịch chọn cách xóa hoặc cho vào hộp thư Spam.
Từ phân bổ ngân sách của doanh nghiệp du lịch dành cho chiến lược email marketing, có thể thấy doanh nghiệp hoặc không chú trọng đến chiến lược hoặc bản thân chiến lược này không tốn nhiều chi phí nên dù doanh nghiệp có áp dụng thì cũng không phải chi quá nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy, quảng cáo qua hình thức email cũng mang lại những thành công nhất định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cũng nên chú trọng vào việc đầu tư vào nội dung, thiết kế email thu hút và áp dụng cả hai
hình thức gửi email trên để có được thành công trong chiến lược e-marketing thông qua công cụ ít tốn kém này.
2.2.2. Ứng dụng e-marketing thông qua website marketing
Website được mô tả như một phòng trưng bày trên mạng của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các khách sạn. Đây là nơi chứa đựng thông tin, hình ảnh mà doanh nghiệp du lịch muốn lưu giữ hoặc truyền tải cho người xem nhằm thu hút khách du lịch tiềm năng cũng như tăng cường và duy trì quan hệ với những khách hàng hiện tại.
2.2.2.1. Ngân sách đầu tư xây dựng website
Theo bảng 2.3 về tỷ lệ phân bổ ngân sách của các doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh cho các công cụ e-marketing, 100% doanh nghiệp đều có địa chỉ website, trong đó có đến 47,7% doanh nghiệp là đầu tư ngân sách nhiều nhất cho công cụ này. Xét về phương diện so sánh các phương tiện marketing trực tuyến với nhau thì website chỉ đứng thứ hai (sau quảng cáo liên kết với 61,3%) trong danh sách ưu tiên được phân bổ ngân sách từ các doanh nghiệp du lịch.
Về phía khách du lịch quốc tế, theo hình 2.4 về tỉ lệ ưu tiên tìm kiếm thông tin của khách du lịch về doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh, có 27,7% du khách khi được khảo sát đã chọn website là địa chỉ đầu tiên tìm đến khi muốn tìm hiểu thông tin du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh, tỉ lệ này chỉ đứng thứ ba sau website liên kết (35%) và công cụ tìm kiếm (30,5%).
Qua phân tích trên cho thấy tất cả các doanh nghiệp du lịch được khảo sát đều xây dựng một hệ thống website và cung cấp một nguồn ngân sách đáng kể để duy trì và phát triển website đó. Trên thực tế, website doanh nghiệp là địa chỉ đứng đầu mà khách du lịch muốn tìm đến để tìm hiểu thông tin về tour du lịch hay khách sạn và các sản phẩm, dịch vụ của nó.
2.2.2.2. Ngôn ngữ
Việc thiết kế website như thế nào để có thể thu hút khách hàng là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp du lịch cần quan tâm. Trong đó, ngôn ngữ thể hiện trên website được coi là chìa khóa để thành công. Hiện nay, 10 thị trường được đề cập đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp, Canada.
120%
100%
100%
80%
60%
56,8%
43,2%
40%
38,6%
36,4%
25%
20%
%
Tiếng Anh Tiếng Trung Tiếng Đài Tiếng Pháp Tiếng Nhật Tiếng Hàn Quốc Loan Quốc
Hình 2.8: Ngôn ngữ thể hiện trên website doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% doanh nghiệp du lịch được khảo sát có website thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ Tiếng Anh. Tiếng Trung Quốc đứng thứ 2 với tỷ lệ 56,8%. Điều đáng chú ý từ đặc điểm ngôn ngữ là mặc dù người Đài Loan và người Trung Quốc nói tiếng giống nhau nhưng ngôn ngữ viết của hai dân tộc này lại khác nhau. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp khi xây dựng website dưới hình thức ngôn ngữ tiếng Trung cũng kèm theo ngôn ngữ tiếng Đài Loan. Tiếng Pháp và tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ được doanh nghiệp quan tâm khi xây dựng website. Ngoài những ngôn ngữ phổ biến kể trên, các website cũng có nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga… tùy thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
Tóm lại, tiếng Anh vốn là ngôn ngữ quốc tế nên được phiên dịch rộng rãi trên tất cả các website của doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra còn có các ngôn ngữ thông dụng khác như Trung Quốc, Nhật Bản... cũng dần được ứng dụng vào trong các website của doanh nghiệp du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn ngôn ngữ để dịch website cũng được các khách sạn cân nhắc từ nhiều yếu tố như: chiến lược kinh doanh, khách hàng mục tiêu, quốc tịch khách du lịch quốc tế vào Tp. Hồ Chí Minh…
2.2.2.3. Nội dung
Bảng 2.4: Thứ tự được quan t m đối với nội dung trên we site của doanh nghiệp du lịch và khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung | ||
Doanh nghiệp du lịch | Khách du lịch | |
1 | Văn hóa truyền thống, các địa điểm du lịch | Miêu tả sản phẩm, dịch vụ |
2 | ảng giá sản phẩm, dịch vụ | ảng giá sản phẩm, dịch vụ |
3 | Miêu tả sản phẩm, dịch vụ | Mục chăm sóc khách hàng |
4 | Mục chăm sóc khách hàng | Văn hóa truyền thống, các địa điểm du lịch |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, Phụ lục 4
Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm bốn nội dung được doanh nghiệp du lịch đặc biệt chú trọng khi xây dựng website trùng với những thông tin mà khách du lịch quốc tế quan tâm mặc dù thứ tự ưu tiên không giống nhau. Điều này cho thấy, đa số doanh nghiệp du lịch được khảo sát ở đây đều đáp ứng hầu như đầy đủ nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch. Tuy nhiên, các khách sạn được khảo sát ở đây chú trọng đến các thông tin về gói sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi nhiều hơn, do đó mà không đầu tư nhiều vào các mục chức năng trên website nhằm giúp website thân thiện hơn với người dùng cũng như thể hiện sự quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, như nút Tìm kiếm , chuyên mục
Thắc mắc , Khiếu nại …Trong khi đó, các khách du lịch quốc tế quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp.
2.2.2.4. Chất lượng
Vì câu hỏi khảo sát chỉ đề cập đến hai yếu tố là thiết kế của website và mức độ cập nhật thông tin, đo đó chất lượng website chỉ được đánh giá dựa trên hai yếu tố này. 100% doanh nghiệp du lịch được khảo sát đều xây dựng website nhưng không phải tất cả đều chú trọng đến việc thiết kế website chuyên nghiệp, đẹp mắt cũng như thường xuyên cập nhật thông tin và thay đổi hình ảnh để thu hút khách hàng. Có đến 40,9% doanh nghiệp được khảo sát chỉ chú trọng đến việc thiết kế website mà không thường xuyên cập nhật thông tin mới, trong khi chỉ có 15,9% doanh nghiệp thường xuyên cập