Thực Trạng Phát Triển Marketing Điện Tử Trong Ngành Bán Lẻ Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam‌‌

Hạ tầng cơ sở pháp lí:

Môi trường kinh doanh dù thực hay ảo cũng đều phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp lí nhật định và hoạt động Marketing điện tử trong ngành bán lẻ cũng vậy. Các quốc gia muốn điều chính hoạt động marketing điện tử thì phải xây dựng các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động này và các hoạt động có liên quan khác như thanh toán điện tử, bảo mật thông tin… Các quy định, văn bản pháp quy đều phải phù hợp với các đặc điểm, tính chất và cơ chế hoạt động riêng của marketing điện tử trong ngành bán lẻ.

Hoạt động marketing điện tử diễn ra chủ yếu trên mạng internet, nơi mà khái niệm biên giới quốc gia không còn tồn tại, khiến cho những hoạt động này không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một nước nên khung pháp lí điều chỉnh những hoạt động này cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất toàn cầu. Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa thể thực hiện được, do đó khi một doanh nghiệp muốn sử dụng internet để tiến hành kinh doanh với đối tác nước ngoài thì họ còn phải quan tâm đến những quy định của nước đó đối với lĩnh vực, hình thức kinh doanh của họ.

Như vậy để tạo dựng khung pháp lí ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động marketing điện tử trong ngành bán lẻ, mỗi quốc gia cần phải chú ý đến những vấn đề như: thừa nhận tính pháp lí của chữ kí điện tử và đề ra các thiết chế thích hợp cho việc chứng thực, xác nhận chữ kí điện tử, bảo về pháp lí các hoạt động thanh toán điện tử, bảo vệ pháp lí đối với quyền sở hữu, các chính sách an ninh mạng…

Hệ thống thanh toán điện tử:

Sự phát triển của marketing điện tử gắn liền với sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử, bởi thanh toán điện tử là cơ sở, là nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động marketing điện tử. Trong thương mại truyền thống, việc thanh toán gặp rất nhiều khó khăn do những trở ngại về ko gian và tg. Các

phương tiện điện tử xuất hiện, đặc biệt là internet đã tạo một bước tiến mới trong hoạt động thanh toán, nó thúc đẩy các hoạt động giao dịch diễn ra thường xuyên hơn, rộng rãi hơn. Đối với lĩnh vực bán lẻ, việc áp dụng thanh toán điện tử là cần thiết vì nó giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí giao dịch rất nhiều.

Tuy nhiên hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi có chế độ bảo mật rất cao, phải thỏa mãn các yêu cầu về sự tin cẩn (confidentiality), sự trung thực (intergrity) và sự xác nhận (authentication).

Ngoài ra, để hỗ trợ cho hệ thống thanh toán điện tử mỗi quốc gia cần phải thiết lập một hệ thống mã hóa thương mại thống nhất và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các mã vạch cho phép mã hóa các sản phẩm dịch vụ bằng một dãy số gồm 13 chữ số, nhờ đó máy tính có thể dễ dàng đọc tên sản phẩm và việc giao dịch, luân chuyển hàng hóa sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Vấn đề bảo mật an toàn thông tin:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

An toàn thông tin nghĩa là thông tin được bảo vệ và các hệ thống thông tin có khả năng chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi hay các thay đổi. Vấn đề bảo mật bao gồm bảo mật về giao dịch và bảo mật về những thông tin cá nhân của khách hàng. Mặc dù internet là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm marketing trong việc thu thập thông tin nhưng việc này cũng đụng chạm tới vấn đề tế nhị là tính riêng tư cá nhân. Điều này đặt ra một số vấn đề đối với những thông tin được cung cấp trên mạng.

Yêu cầu bảo mật

Bao gồm yêu cầu về tính bí mật và yêu cầu về tính toàn vẹn. Yêu cầu về tính bí mật là yêu cầu về việc bảo vệ những thông tin cá nhân của khách hàng. Đó là những thông tin như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hòm thư… hay số thẻ tin dụng. Việc để lộ những thông tin này sẽ có thể gây tổn thất cho khách hàng về mặt vật chất hoặc tinh thần. Thực tế hiện nay cho thấy

tình trạng tin tặc lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng để làm thẻ tín dụng giả, hay thực hiện những giao dịch bất hợp pháp đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, nhất là ở các nước phát triển, nơi mà giao dịch qua mạng đã trở nên phổ biến. Việc bảo mật những thông tin này giúp doanh nghiệp chiếm được long tin của khách hàng và đây là cơ sở để có được long trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin:

Là việc thông tin được đảm bảo một cách toàn vẹn mà không bị thay đổi trong suốt quá trình lưu chuyển. Phổ biến nhất là tình trạng thư điện tử bị thay đổi nội dung trong quá trình gửi đi, hay việc các trang web bị thay đổi kết cấu, nội dung….gây mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế hiện nay các biện pháp bảo mật thông tin như: sử dụng mã khoá bí mật, bức tường lửa, phong bì số đang được sử dụng rộng rãi.

Vấn đề nhận thức:

Với sự hình thành và phát triển nhanh chóng của Internet thì việc kinh doanh giao dịch của con người đã thay đổi rất nhiều so với các hình thức kinh doanh trước kia. Thương mại điện tử và marketing điện tử diễn ra trong một môi trường khác hẳn với thương mại và marketing truyền thống, do đó cách thức tiến hành marketing điện tử cũng có sự khác biệt, đòi hỏi những nhà marketing phải tiếp cận và ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế số hóa, marketing điện tử đang dần chiếm ưu thế so với marketing truyền thống. Do đó không chỉ nhận thức của doanh nghiệp mà nhận thức của người tiêu dùng cũng phải thay đổi cho phù hợp với môi trường mới.

Trước hết người tiêu dùng phải tạo được thói quen mua sắm qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là trên internet. Họ cũng phải làm quen với khái

niệm thanh toán qua mạng, hay bảo mật và an toàn trên mạng. Đối với Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải cải tạo được một đội ngũ chuyên gia tin học nhanh nhạy, thường xuyên bắt kịp với những công nghệ mới, cũng như có khả năng thiết kế những công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hóa, tránh bị động phụ thuộc vào nước khác. Vấn đề này liên quan trực tiếp tới hệ thống giao dục đào tạo và phổ cập internet cũng như cần phải được đầu tư đích đáng cả về thời gian và tiền bạc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM‌‌

2.1 Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới

2.1.1. Thực trạng phát triển marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Mỹ:

Để tìm hiểu tình hình phát triển marketing điện tử tại các doanh nghiệp bán 1

Để tìm hiểu tình hình phát triển marketing điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ của Mỹ, trước tiên ta phải nghiên cứu các điều kiện để vận hành marketing điện tử ở đất nước này.

Bắc Mỹ Châu Đại Dương

Châu Âu Mỹ Latinh Trung Đông

Châu Á Châu Phi

Trung bình thế giới


Hình 2.1: Tỷ lệ sử dụng Internet ở các vùng miền trên thế giới (tính đến cuối tháng 9/2009)

Nguồn: Internet World Stats – www.internetworldstats.com/stats.hml


Nhìn chung, Mỹ là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin. Internet ra đời và được ứng dụng sớm nhất tại Mỹ, điều này đã tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động thương mại điện tử tại quốc gia này. Mỹ đã chính thức mở cửa mạng internet cho công chúng vào tháng 1 năm 1991, đây thực sự là một bước ngoặt thúc đẩy

cuộc cách mạng tin học, thương nghiệp và điều chỉnh ngành nghề tại Mỹ. Theo số liệu của liên minh viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union) ITU, năm 2009 có tới 74,1% dân số Mỹ sử dụng Internet và chiếm tới 90% số người dùng internet ở Bắc Mỹ.

Bảng 2.1: Sự tăng trưởng số lượng người dùng Internet trong dân số Mỹ giai đoạn 2000-2009

Nguồn Internet World Stats – www internetworldstats com stats hml Với một thị trường 2

Nguồn: Internet World Stats – www.internetworldstats.com/stats.hml


Với một thị trường rộng lớn như vậy, các công ty kinh doanh trên mạng của Mỹ đang mở rộng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Cụm tử “thương mại điện tử” không còn xa lạ gì với người Mỹ bởi từ lâu họ đã hình thành thói quen mua sắm trên mạng.

Tổng doanh thu thị trường bán lẻ trực tuyến tại Mỹ sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2009 bất chấp khủng hoảng kinh tế, nghiên cứu mới nhất của hãng Forrester Research cho biết.

Theo số liệu của các chuyên gia Forrester Research, tổng doanh số của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến năm 2009 sẽ có mức tăng trưởng là 11%, đạt

156 tỉ đôla. Đương nhiên, mức tăng trưởng này không thể sánh được với những năm trước, mà gần đây nhất là năm 2008 với 13% [17].

Chi tiêu trên mạng sẽ tiếp tục tăng phần nhiều là do khách hàng chuyển từ các cửa hàng ngoại tuyến sang các cửa hàng trực tuyến. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sẽ ngày càng nhiều khách hàng ưu tiên mua hàng qua mạng thay vì tại các cửa hàng truyền thống, bởi trên mạng họ có nhiều điều kiện so sánh giá cả và tìm được những món hàng thực sự cần thiết hơn.

Để tìm hiểu các việc áp dụng mô hình marketing điện tử trong ngành bán lẻ của Mỹ, chúng ta sẽ tìm hiểu hai nhà bán lẻ hàng đầu là Amazon và Walmart. Walmart là nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, còn Amazon lại là một kênh bán lẻ trực tuyến được biết đến nhiều nhất trên thế giới.

Kinh nghiệm của Amazon.comCơ hội

Jeff Bazos là người nhìn thấy cơ hội bán hàng qua Internet và đã lựa chọn sách là sản phẩm phù hợp nhất để bán qua mạng. Qua các năm, sản phẩm được liên tục mở rộng từ sách đến các sản phẩm khác, nâng cao dịch vụ khách hàng, bổ sung các dịch vụ và các đối tác chiến lược. Amazon.com phát triển từ cửa hàng sách lớn nhất thế giới thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện đơn hàng và kho vận. Công ty đã đầu tư hàng triệu USD vào xây dựng hệ thống kho hàng được thiết kế phù hợp với việc giao hàng bưu kiện nhỏ đến những đơn hàng lên tới vài trăm nghìn khách hàng. Thử thách lớn nhất của Amazon.com là làm thế nào để tiếp tục thành công trong khi hàng loạt công ty khác đã thất bại, làm sao thu được và duy trì lợi nhuận sau khi đã đầu tư một khoản vốn rất lớn vào mô hình kinh doanh này.


Hình 2 2 Giao diện trang chủ của Amazon Nguồn www amazon com truy cập ngày 20 tháng 3

Hình 2.2. Giao diện trang chủ của Amazon

Nguồn: www.amazon.com(truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010)


Công nghệ của Amazon.com

Bên cạnh những cửa hàng trực tuyến, Amazon đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều hướng khác nhau như: cửa hàng chuyên dụng, ví dụ như cửa hàng kĩ thuật, đồ chơi... Amazon cũng mở rộng dịch vụ biên tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua mạng lưới các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Amazon cũng mở rộng danh mục sản phẩm thêm hàng triệu đầu sách đã qua sử dụng và không còn xuất bản nữa. Amazon cũng mở rộng sang các sản phẩm ngoài sách, liên kết với tập đoàn Sony năm 2002 để bán các sản phẩm Sony online. Những đặc điểm nổi bật của cửa hàng trực tuyến Amazon là dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng, nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lí và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống, hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí