Khung Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng


Trong các tổ chức kinh doanh nói chung, kể cả các tổ chức tài chính, hoạt động quản trị thường bao gồm ba mảng nội dung có sự đan xen với nhau. Đó là quản trị tổ chức, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Tùy đặc điểm của tổ chức mà nội dung quản trị nào được nhấn mạnh hơn. Riêng đối với các ngân hàng thương mại, do hoạt động trong môi trường quá nhạy cảm, nên quản trị rủi ro được đặc bịệt nhấn mạnh. Thêm nữa tín dụng lại là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, vì vậy quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung đặc thù của hoạt động quản trị kinh doanh nói chung trong các ngân hàng. Vì vậy tiến trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung công việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực hiện trong họat động quản trị kinh doanh của mình. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng được mô tả khái quát trong khung quản trị rủi ro tín dụng như hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1: Khung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại


Xác định “khẩu vị rủi ro Tín dụng

Hoạch định chiến lược QTRR

Tín dụng

Xây dựng chính sách QTRR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Tín dụng

Các biện pháp điều chỉnh sau giám sát

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Khung quản trị rủi ro Tín dụng

Tổ chức bộ máy QTRR

Tín dụng

Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

Tổ chức thực hiện QTRR Tín

dụng


Nguồn tham khảo: Từ tài liệu [Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg (2008), Risk Management]


1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng


Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng là định hướng hoạt động được các nhà quản lý ngân hàng hoạch định, định hướng kinh doanh cho ngân hàng mình để đạt tới một mục tiêu nhất định. Trong đó, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh tổng thể, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và thái độ sẵn sàng chấp nhận của ngân hảng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trên cơ sở đó, ngân hàng đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng.

1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng


Mỗi một ngân hàng có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mô vốn tự có, năng lực quản trị, cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác của ngân hàng. Vì vậy cùng với việc hoạch định chiến lược, mỗi ngân hàng phải tự xác định khả năng chịu đựng rủi ro của mình, để đảm bảo các chính sách sau đó sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng này. Đây là yếu tố quan trọng mà ủy ban Basel gọi là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, hay là “khẩu vị rủi ro”. Để cụ thể hơn, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng có thể được xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng tài sản bảo đảm, theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng.

1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp


Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng chung cùa ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quán và phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của


ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh [Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội]. Và cũng chính bởi mục tiêu an toàn / tức giảm thiểu rủi ro, nên trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại không thể thiếu được một nội dung quan trọng đó là định hướng cho quản lý rủi ro tín dụng.

Những nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản trong chính sách gồm có:


+ Chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng. Trong từng ngân hàng luôn có những quy định về giới hạn cấp tín dụng, những giới hạn này có thể hình thành do quy định của luật pháp, hoặc của cơ quan giám sát ngân hàng từng nước, hoặc cũng có thể do chính ngân hàng tự đặt ra. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự tập trung trên danh mục cấp tín dụng, tránh dồn vốn cho một số ít đối tượng, gây bất lợi cho ngân hàng.

+ Chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực / ngành kinh tế, khu vực địa lý …Một mặt chính sách đa dạng hóa là cụ thể hóa nguyên tắc phân tán rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng, mặt khác thể hiện thị trường mục tiêu mà ngân hàng đang muốn hướng tới, phù hợp với năng lực kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

+ Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng, thông qua quy định về lãi suất tiền vay, quy định tài sản bảo đảm nợ vay, quy định về vốn đối ứng trong từng dự án, phương án vay vốn. Những quy định này có tính chất định hướng cho quá trình thực hiện cấp tín dụng tại ngân hàng.

+ Chính sách trích lập quỹ dự phòng tổn thất trong kinh doanh tín dụng. Tổn thất tín dụng mà ngân hàng gặp phải có thể là lọai ước tính được (Expected Loss) hoặc lọai không ước tính được (Unexpected Loss). Để đối phó với các lọai tổn thất này, ngân hàng thường có hai cách:

(i) Trích lập dự phòng cho tổn thất dự tính được và

(ii) Tính số vốn tự có cần thiết để trang trải cho tổn thất không dự tính được. Những nội dung liên quan đến dự phòng tổn thất phải được đề cập đến trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng.


1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng


Tất cả các nội dung chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thể thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Ở các ngân hàng thương mại hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung. Theo đó, sẽ hình thành một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản trị cấp cao có sự tư vấn của ủy ban quản trị rủi ro đến bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc Ban điều hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Ban kỉểm soát của ngân hàng thương mại.

Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hiện nay, ở hầu hết các ngân hàng thương mại đều chú trọng tách biệt 3 chức năng cơ bản, đó là chức năng kinh doanh (kiến tạo rủi ro), chức năng thẩm định (phê duyệt rủi ro) và chức năng giám sát (quản lý rủi ro). Trong đó, chức năng quản lý rủi ro được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt với tên gọi là Phòng/ bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này trực thuộc sự chỉ đạo của ban điều hành, cùng cấp với các phòng ban tác nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này tách biệt, không tham gia vào quá trình tác nghiệp để đảm bảo tính độc lập. Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thích hợp sẽ tạo điều kiện để các chính sách quản trị đã ban hành được thực thi một cách hiệu quả hơn.

1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng


Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng là một trong các nội dung quan trọng của tiến trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại các ngân hàng. Bởi vì nó được xem là khâu phức tạp do có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng, ban trong ngân hàng. Nếu không có sự phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, có thể làm phát sinh nhiều sai sót, chẳng hạn như bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết, vi phạm quy tắc “bốn mắt” trong xét duyệt tín dụng…và từ đây sẽ xuất hiện rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đã được Ủy ban Basel đề cập đến [Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel II- sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008]. Để cho quá trình thực hiện hoạt động tín dụng được diễn


ra suôn sẻ, giảm thiểu sai sót, các ngân hàng thường xây dựng các quy định cụ thể như quy chế, quy trình tín dụng có tính cách bắt buộc để các bộ phận cùng phối hợp thực hiện. Trong các văn bản này, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận /cá nhân tham gia được quy định rất rõ, nhằm hạn chế thấp nhất việc chồng chéo “giẫm chân lên nhau” trong quá trình thực hiện.

1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện


Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện có các ý nghĩa sau đây:


Thứ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề. Ngân hàng phải kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết. Trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo nguồn trả nợ, gia hạn nợ, giảm lãi. Trường hợp người vay lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng tìm giải pháp xử lý như bán tài sản bảo đảm, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản. Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh để nắm bắt được khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét, hỗ trợ thêm vốn cho doanh nghiệp hoặc có phương án thu hồi nợ sớm. Ngân hàng nên yêu cầu các doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn. Cán bộ tín dụng kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, theo dõi thị trường và ngành hàng sản xuất, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành…Rõ ràng giải pháp tối ưu là phải đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời tạo điều kiện cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện quá trình sàng lọc khách hàng, thông qua việc thu thập thông tin từ những khách hàng vay. Các ngân hàng phải thực hiện lọc những người vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiểm vay tín dụng có


dự báo xấu, bằng cách tập hợp thông tin. Nhờ vậy, các món tiền cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin qua tình hình tài chính, uy tín của khách hàng vay, dự báo thị trường đối với ngành hàng.

Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Trên cơ sở phân loại nợ theo chất lượng, hàng năm các ngân hàng thương mại tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các tổn thất ước tính. Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng tín dụng.

1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát

Đây là nội dung cuối cùng trong tiến trình quản trị rủi ro tại ngân hàng. Trong trường hợp kết quả giám sát cho thấy hoạt động tín dụng ổn thỏa, mọi rủi ro trong tầm kiểm sóat được thì xem như biện pháp điều chỉnh không xảy ra. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu xuất hiện các biến cố bất thường, chẳng hạn tỷ lệ các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề vượt khỏi dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung quá rõ thì ngân hàng lập tức phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mục đích sau cùng của các điều chỉnh này là đưa hoạt động tín dụng trở về quỹ đạo an toàn, trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Những biện pháp điều chỉnh mà ngân hàng thực hiện có thể là xử lý nợ có vấn đề thông qua các công cụ pháp luật, thực hiện mua bán nợ, điều chỉnh danh mục… Ở các nước phát triển do điều kiện thị trường tài chính phát triển mạnh, các ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp điều chỉnh như: hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa nợ chủ yếu nhằm giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của mỗi ngân hàng [Bùi Diệu Anh (2012) Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh]

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương

mại


1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô


­ Môi trường tự nhiên:

Khi môi trường tự nhiên có một sự biến động bất thường như động đất, núi lửa, bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh gia súc và cây trồng…gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn, nguy cơ rủi ro tín dụng là bất khả kháng.

­ Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Đối mặt với những thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, chính là thách thức đặt ra cho các ngân hàng. Chỉ có biện pháp quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả mới giúp ngân hàng vượt qua. Dưới góc độ vĩ mô, kinh tế Việt Nam chưa thực sự có nền kinh tế thị trường toàn diện. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chống chọi với sức ép từ bên ngoài, chưa tính đến trường hợp là doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải cạnh tranh ngoài lãnh thổ. Mặc khác, đối với những doanh nghiệp đang được nhà nước bao cấp sau khi cổ phần hóa, ngân hàng sẽ phải thu hồi các khoản nợ tồn đọng từ trước. Sự thay đổi mang tầm vĩ mô của nền kinh tế nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý và ứng phó kịp thời, hợp lý thì ngân hàng sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề.

­ Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủ của ngân hàng cao hay thấp. Hệ thống luật hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều chồng chéo gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động ngân hàng; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ quá khắt khe chỗ lại quá sơ hở, dễ bị lợi dụng, hoặc gây ách tắc không đáng có cho doanh nghiệp và ngân hàng.

­ Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro như:

+ Môi trường xã hội: Đạo đức của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng xuống cấp đã tác động xấu đến rủi ro tín dụng.


+ Những biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng giá trị tài sản bảo đảm, xử lý các tài sản bảo đảm.

+ Hệ thống thông tin hiện nay làm giảm đáng kể tính hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng do thiếu vắng và kém tin cậy của hệ thống thông tin được kiểm tra bỡi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá các doanh nghiệp, người tiêu dùng (như kiểm toán, kế toán, xếp hạng, đánh giá rủi ro). Do không có “trọng tài” khách quan cũng như các thông tin được kiểm chứng, ngân hàng phải tự mình đánh giá đối tác trong từng giao dịch. Trên thế giới, các thông tin của doanh nghiệp được công bố rộng rãi mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi tiến hành các giao dịch với ngân hàng hoặc giao dịch mua bán với nhau

+ Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý hiệu lực còn thấp, thiếu kiên quyết, không dứt điểm, do vậy chưa phát huy được tác dụng. Quy chế hướng dẫn còn chưa đồng bộ, chậm trễ bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Tất cả những yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Muốn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có hiệu quả cần phải có các tiền đề, hình thành môi trường kinh doanh ổn định có sự can thiệp và điều tiết của ngân hàng Nhà nước.

1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

­ Nhân sự

Nhân sự là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nhân sự phải có trình độ, năng lực, khả năng tư duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro rủi ro tín dụng. Nếu bố trí không hợp lý như một cán bộ phải theo dõi quá nhiều khách hàng, quy mô và tính phức tạp của khoản vay vượt quá khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, chất lượng tín dụng sẽ giảm sút, nguy cơ rủi ro tín dụng là tất yếu. Đối với những dự án công nghệ cao, khả năng tiếp cận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022