Các Tiêu Chí Đánh Giá Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại


thông tin và thực tiễn của các cán bộ tín dụng hạn chế cũng gây ra chất lượng tín

dụng thấp, mức độ rủi ro cao.

­ Công nghệ

Công nghệ đó là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện công nghệ thông tin toàn cầu phát triển như vũ bão, thì các phương pháp thu thập thông tin truyền thống đã quá lạc hậu đối với ngân hàng. Rủi ro mất vốn cũng có thể xảy ra từ việc ngân hàng thu thập thông tin bằng phương pháp truyền thống. Do lĩnh vực kinh doanh của khách hàng lại rất đa dạng phần lớn là ngoài chuyên môn của cán bộ tín dụng. Nếu công nghệ ngân hàng lạc hậu sẽ là cản trở rất lớn cho việc thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng.

­ Hệ thống kiểm soát

Các ngân hàng thương mại chưa phát huy đúng tác dụng của hệ thống kiểm soát. Do đó, sau khi cho vay, các ngân hàng thương mại yên tâm với tài sản bảo đảm và thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản cho vay, trong khi tài sản bảo đảm còn bị đánh giá sai lệch về giá trị.

Một ảnh hưởng nữa làm trầm trọng thêm mức độ rủi ro của các khoản tín dụng là những ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận đã bỏ qua quy trình tín dụng. Họ hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, không thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, quy chế bảo đảm tiền vay…Không ít ngân hàng quá chú trọng vào tài sản bảo đảm, chỉ đặt ra yêu cầu có thế chấp đầy đủ là được cấp tín dụng. Họ đã nới lỏng trong thẩm định cũng như giám sát thực hiện hợp đồng. Các ngân hàng có xu hướng muốn nhanh chóng tăng trưởng dư nợ. Nhưng việc mở rộng tín dụng quá nhanh cũng đe dọa gây ra tình trạng quá tải, vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng. Như vậy, một chính sách tín dụng thiếu linh hoạt, không phù hợp, quá nới lỏng cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ gia tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không được thực hiện nghiêm túc, chất lượng phân loại nợ và xếp hạng tín dụng không đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

­ Công tác thu thập và xử lý thông tin

Hiện công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được chú trọng và tổ chức bài bản có hệ thống. Do vậy đã xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay vốn nhưng lại thiếu những thông tin chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Trọng tâm của việc phòng ngừa rủi ro là phải tập hợp thông tin từ nhiều phía và quan tâm thường xuyên đến việc khai thác thông tin khách hàng. Từ đó tạo điều kiện để hoạt động của ngân hàng thương mại An toàn – Bền vững – Hiệu quả.

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


1.2.6.1. Tiêu chí định lượng

Để đánh giá hoạt động tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, các ngân hàng thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu định lượng sau đây:

­ Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng và gián tiếp thể hiện quy mô của các khoản cho vay có vấn đề. Nếu dùng chỉ tiêu này để đo lường rủi ro tín dụng thì chưa phản ánh chính xác được mức độ rủi ro. Bởi lẽ, có thể giảm tỷ lệ này bằng cách tăng dư nợ cho vay hoặc dùng biện pháp giãn nợ, đảo nợ. Mặt khác, nợ quá hạn chưa phải là tổn thất của ngân hàng vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều không thể thu hồi được. Như vậy tỷ lệ này chỉ là chỉ tiêu gián tiếp để đo lường rủi ro tín dụng.

­ Tỷ lệ nợ khó đòi/Dư nợ quá hạn

Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro tín dụng. Nó cho biết, trong tổng số dư nợ quá hạn có bao nhiêu dư nợ quá hạn được xác định là tổn thất. Ngân hàng luôn phải tìm biện pháp giảm tỷ lệ này bằng cách giảm nợ khó đòi, tích cực đôn đốc thu hồi các khoản nợ này. Nếu không sẽ phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp.

­ Giá trị tổn thất tín dụng

Tổn thất tín dụng được thể hiện là những khoản vay không thu hồi được, phản ánh giá trị tổn thất do hoạt động tín dụng gây nên trong kỳ và được xác định như sau:

Tổn thất tín dụng ròng = Giá trị khoản vay bị tổn thất – Giá trị thu hồi được


­ Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng dư nợ

Là tỷ số giữa các khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố không còn giá trị được đưa ra ngoài bảng theo dõi và tổng dư nợ. Khi chỉ tiêu này tăng, rủi ro của ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản.

­ Tỷ số dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay hay với tổng

vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại.

­ Tỷ trọng dư nợ một ngành/ một khu vực/một nhóm khách hàng so với tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu dư nợ, nhằm xem xét mức độ tập trung rủi ro tín dụng của ngân hàng ở mức độ nào. Khi ngân hàng có xu hướng tập trung các khoản cho vay vào một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định, thì sẽ hạn chế các cơ hội phân tán rủi ro về địa lý, ngành và lĩnh vực. Vì vậy, sự biến động về kinh tế của địa phương, ngành, lĩnh vực sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Để đánh giá mức độ rủi ro tập trung, chỉ tiêu này thường được so với các giới hạn có tính pháp lý quy định ở từng quốc gia cũng như so với các giới hạn cụ thể đã được quy định trong chính sách tín dụng và quản lý rủi ro ở từng ngân hàng.

­ Chỉ tiêu tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng trong tương quan với nguồn vốn có thể sử dụng để cấp tín dụng. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại chuyên nhận tiền gửi để cho vay. Nếu vốn không cho vay được, tức là đồng vốn của ngân hàng không sinh lời, mà vẫn phải trả lãi vốn huy động, khi đó ngân hàng gặp phải những tổn thất lớn. Song, với quy mô tín dụng lớn sẽ hạn chế khả năng lựa chọn được các khách hàng tốt; chi phí giao dịch lớn; khả năng kiểm soát dư nợ tín dụng bị hạn chế. Như vậy, với số lượng khách hàng lớn thì xác xuất rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Do vậy, tăng trưởng tín dụng không phù hợp cũng tiềm ẩn những yếu tố gây ra rủi ro.

­ Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản có


Hệ số rủi ro tín dụng cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:

(i) Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay được đánh giá có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, dư nợ của các khoản tín dụng thuộc nhóm này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

(ii) Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro được đánh giá có thể kiểm soát được, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải, dư nợ của các khoản tín dụng thuộc nhóm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

(iii) Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro được đánh giá thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng, dư nợ của các khoản tín dụng thuộc nhóm này luôn được ngân hàng khuyến khích tăng trưởng để chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

1.2.6.2. Tiêu chí định tính


Để nhìn nhận một cách toàn diện công tác quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng, ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, còn phải đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính. Cơ sở để đánh giá là căn cứ vào các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng (do cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước hoặc do từng ngân hàng xây dựng theo khung hướng dẫn chung) có được tuân thủ hay không và mức độ tuân thủ như thế nào. Theo hướng dẫn của Ủy ban Basel trong văn bản Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ban hành vào tháng 9 năm 2000, thì các chỉ tiêu cơ bản được cơ quan giám sát ngân hàng sử dụng để đánh giá hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại từng ngân hàng thương mại có thể được phân chia thành 4 nhóm sau đây:

­ Đánh giá môi trường quản trị rủi ro tín dụng

Cần xem xét môi trường quản trị rủi ro tín dụng hình thành tại ngân hàng có đảm

bảo tính thích hợp hay không? Một cách cụ thể hơn, môi trường quản trị rủi ro tín


dụng phải:


(i) Phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngân hàng: Trong đó chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng cần phải được thông qua và xét duyệt chỉnh sửa hàng năm bởi các nhà quản trị cấp cao (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) trong ngân hàng. Chiến lược và chính sách tín dụng cần phải thể hiện rõ khả năng chịu đựng rủi ro và mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng đạt được phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng đã chấp nhận. Chính sách tín dụng cần phải được cụ thể hóa bởi các nhà quản trị bậc trung trong ngân hàng, thông qua việc xây dựng một tiến trình quản trị bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát và kiểm soát rủi ro. Các nội dung này cần phải được thực hiện thành một chuỗi liên tục, nối tiếp và gắn kết với nhau, nhưng vẫn có sự độc lập nhất định, tránh xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện.

(ii) Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng: Ngân hàng cũng cần đảm bảo rằng chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng có thể bao quát hết các lọai rủi ro xuất hiện trong mọi sản phẩm tín dụng riêng biệt cũng như trên toàn danh mục tín dụng sẵn có của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng cần phải chắc chắn rằng việc phát triển mới các sản phẩm tín dụng trên thị trường phải hoàn toàn phù hợp và tương thích với tiến trình và hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

­ Đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hay không? Việc thiết lập các nội dung của tiến trình cấp tín dụng có thể không giống nhau giữa các ngân hàng do sự khác biệt về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị…của mỗi ngân hàng, tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi nó xuất hiện. Xuất phát từ bản chất không thể triệt tiêu được các rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại luôn luôn phải đối mặt với rủi ro trong suốt quá trình cấp tín dụng, kể từ khi chấp nhận phê duyệt tín dụng cho khách hàng cho đến khi kết thúc và thanh lý khoản tín dụng đã cấp. Nếu tiến trình cấp tín dụng được xây dựng và thực hiện chặt chẽ, sẽ hình thành những chốt kiểm soát rủi ro cài đặt ngay trong quá trình tác nghiệp.


Ngân hàng cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân,

phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của ngân hàng.

­ Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro tín

dụng

Ngân hàng có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các khoản tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên liên tục hay không. Ngân hàng có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mô hình đo lường rủi ro danh mục thích hợp không. Ngân hàng đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống này hoạt động có hiệu quả không. Quá trình giám sát đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời quan tâm đến cả rủi ro cá biệt cũng như rủi ro toàn danh mục, vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.

­ Đánh giá hiệu quả của môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của bộ phận kiểm soát (yêu cầu tách biệt với hoạt động điều hành và họach định xây dựng chiến lược), đảm bảo tính hiệu quả của môi trường kiểm soát tại ngân hàng.


1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại nước ngoài

Khủng hoảng tài chính khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan, và cuộc khủng hoảng tài chính- tín dụng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ lan rộng sang khu vực châu Âu và sau đó là các nước trên thế giới vào năm 2008, cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới với trình độ, thâm niên, kinh nghiệm hàng trăm năm nhưng cuối cùng cũng buộc phải công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục,


trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đứng trước nguy cơ phá sản hoặc thậm chí là tuyên bố phá sản như Fannie Mae và Freddie Mac hay Lehman Brothers. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với các rủi ro tín dụng cho các ngân hàng Việt Nam.

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi các ngân hàng thương mại Trung quốc trước áp lực cạnh tranh nên có xu hướng cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào giá trị tài sản thế chấp, người bảo lãnh, uy tín là những nguồn trả nợ thứ yếu trong công tác thẩm định cho vay mà không tập trung đánh giá các nguồn trả nợ chính của khách hàng vay tiền

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, kiểm tra giám sát,…Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.


Nhận biết và xử lý sớm các dấu hiệu rủi ro trên một các triệt để nhằm xây dựng chính sách phòng ngừa có hiệu quả các nguyên nhân này là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc

Ngoài ra, Theo quy định của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàng Trung ương), bộ phận tín dụng của ngân hàng thương mại cần phải có quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; Chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chính xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, việc quản lý tín dụng của ngân hàng.

Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng làm cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thông thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, trạng thái uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng. Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và năng lực quản trị, điều hành. Một trong những nỗ lực quan trọng đó là bổ sung thêm vốn điều lệ cho các ngân hàng lớn, có năng lực tài chính tốt và khuyến khích họ cổ phần hoá, niêm yết cổ phiếu ra công chúng.

Ngày đăng: 28/04/2022