Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa

Theo Đại từ điển tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại. [33, tr.414].

Căn cứ theo luật định: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, khoa học” [55, tr4]. Có thể hiểu là, các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố...gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng...

1.3.3. Du lịch văn hóa

Căn cứ theo Luật Du lịch: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp du lịch bảo vệ môi trường. [56, tr.3].

Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization

- UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme - OMT) “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.

1.3.4. Du lịch di sản

Theo The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ, Du lịch Di sản giống như đi du lịch “để trải nghiệm những địa điểm, di tích, di vật và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu chuyện và con người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”. Theo Jascha M. Zeitlin và Steven W. Burr: “Du lịch di sản là du lịch tập trung vào khía cạnh lịch sử và di sản văn hóa. Nó bao gồm các sự kiện và lễ hội cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/địa điểm du lịch có liên quan đến con người, lối sống và các truyền thống trong quá khứ. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng “Du lịch Di sản là một kiểu hình du lịch cho những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tất cả những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của muôn loài hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã mất đi hoặc vẫn còn

tồn tại đến ngày nay.” Du lịch di sản văn hóa mang lại lợi ích cho cộng đồng và một đất nước, về tổng thể là:

- Tạo việc làm và phát triển kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Đa dạng hóa nền kinh tế địa phương

- Tạo cơ hội cho các quan hệ đối tác

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 5

- Thu hút du khách quan tâm đến lịch sử và vấn đề bảo tồn di sản tại nước sở tại

- Giữ gìn và bảo tồn truyền thống và văn hóa địa phương

- Tạo các nguồn đầu tư địa phương cho các tài nguyên lịch sử

- Xây dựng niềm tự hào của cộng đồng trong Di sản

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực

1.3.5. Phát triển du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ nhằm hỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu các nét đẹp văn hóa…của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận.

Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp không khói”. Trên cơ sở khái niệm tăng trưởng và phát triển đã được giới thiệu ở trên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của phát triển du lịch như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.

Khách du lịch: Là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cư trú.

Sản phẩm du lịch: là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp thành, cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.

Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau: Bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm du lịch. Không thể đưa sản phẩm đến nơi có khách mà bắt buộc

khách phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho.

Thị trường du lịch: Thị trường du lịch được quan niệm là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch.

1.3.6. Điểm du lịch di sản văn hóa

Các nước có hoạt động du lịch phát triển trên thế giới đều quảng bá, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến du lịch, tham quan nhằm mục đích tôn vinh hình ảnh quốc gia như một điểm đến. Trong các hội chợ đầu tư xúc tiến du lịch cho quốc gia thì các địa phương, điểm du lịch cũng có nhiều loại hình quảng bá rất đa dạng nhằm mục đích ký kết hợp đồng, hợp tác đầu tư với các công ty lữ hành để đưa khách du lịch tới. Điểm mà khách du lịch đến du lịch được gọi là điểm đến du lịch.

Thuật ngữ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”.2

Theo Luật Du lịch (2017) có hai khái niệm đó là: “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”.

Nói đến điểm đến du lịch nó không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa mà còn có cả nhiều điều kiện khác để trở lên hấp dẫn, đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch. Phát triển và nâng cao chất lượng “sản phẩm” du lịch chủ yếu tập trung ở điểm đến và điểm tham quan du lịch. Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt




2 A practical guide to tourism destination management, UNWTO, 2005

động du lịch trong một địa phương, một đất nước phần lớn tập trung tại điểm đến và điểm tham quan du lịch.

Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc.

1.3.7. Tuyến du lịch di sản văn hóa

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Khu vực Nam trung bộ nơi có mật độ di sản văn hóa cao thì việc thiết lập các tuyến du lịch cho khu vực này là phù hợp với xu hướng du lịch. Các di sản văn hóa có thể liệt kê như: Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Nhà thờ núi, chùa Long Sơn, tỉnh Bình Định quần thể Tháp Chăm, Quãng Nam – Đà Nẵng – Huế có thánh địa Mỹ Sơn, Hội An, quần thể di tích Cố đô Huế…di sản thiên nhiên thế giới như quần thể hang động của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Ngày nay, du lịch văn hóa trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, du lịch văn hóa là loại hình du lịch nằm trong cơ cấu của ngành du lịch Việt Nam chính vì vậy loại hình du lịch văn hóa được phát triển dựa vào nền tảng là các điều kiện phát triển du lịch nói chung. Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề gì, đặc biệt là hoạt động du lịch hay một lĩnh vực của du lịch đặc thù nói riêng phải căn cứ vào các điều kiện khách quan. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và đặc biệt dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tác giả cho rằng, để phát triển du lịch cần dựa trên các yếu tố cơ bản như: những điều kiện chung, điều kiện về cung – cầu trong du lịch.

- Điều kiện chung: đây là những điều kiện cần phải có để du lịch phát triển. Xét về điều kiện chung, bao gồm các yếu tố như điều kiện về kinh tế của một đất nước, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng.

- Điều kiện kinh tế: Một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của du lịch là điều kiện phát triển kinh tế nói chung. Vì sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác vì bản thân ngành du lịch không thể vận động một cách độc lập nó còn phụ thuộc vào các chuỗi giá trị cung ứng có thể kể một số ngành nằm trong chuỗi cung ứng như: ngành công nghiệp sản xuất, ngành dịch vụ để giúp khách thỏa mãn các nhu cầu như dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ngành sản xuất hàng hóa, ngành dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt, ngành điện cung cấp năng lượng cho các hoạt động phục vụ của khách, các ngành phụ trợ cung ứng các hàng hóa cơ bản để khách có thể tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí trong suốt chuyến đi. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, điều này đòi hỏi nhà cung ứng phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn cung cấp cho khách an tâm trong suốt quá trình lưu trú. Ngành khách sạn, lữ hành nhằm đáp ứng các du cầu đa dạng của du khách, các điều kiện kinh tế của du khách khác nhau cũng dẫn đến việc sử dụng các loại hình du lịch khác nhau, ngành lữ hành vừa là xương sống của ngành du lịch vừa giúp du khách trãi nghiệm những điều mới lạ tại các điểm du lịch. Ngày nay, khi đi du lịch du khách được lựa chọn các loại hình vận chuyển, phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách, phương tiện vận chuyển còn gián tiếp giúp cho ngành du lịch tạo nên các nguồn cầu du lịch vì công nghệ phát triển giúp cho các phương tiện vận chuyển cải tiến giúp cho du khách có nhiều hoạt động vui chơi khi di chuyển, phương tiện giao thông ngày càng rẻ do các hãng vận chuyển giảm giá để cạnh tranh và đó cũng là lý do làm tăng nguồn cung trong du lịch.

- Điều kiện an ninh và an toàn xã hội: xu hướng hòa bình giữa các quốc gia ngày càng được đề cao, vì vậy mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia với nhau đã giúp cho lượng khách của các quốc gia có mối quan hệ với nhau được tiếp cận đến các điểm du lịch nổi tiếng và được tự do khám phá những điều mới lạ tại các quốc gia mình đến du lịch. Xu thế hòa bình, an ninh an toàn, ổn định chính trị tại các

quốc gia được khách du lịch đặc biệt quan tâm làm tiêu chuẩn thước đo để khách du lịch chọn lựa cho kỳ nghỉ hàng năm.

Ngoài an ninh, an toàn xã hội thì yếu tố dịch bệnh, động đất, thiên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch, một quốc gia ổn định phải có chiến lược giảm thiểu rủi ro khi đặt các trường hợp bất trắc xảy ra. Vì vậy, cần phải giữ gìn một môi trường chính trị hòa bình, an toàn, an ninh xã hội và không khí trong lành thì du lịch mới có thể phát triển được.

- Điều kiện về chính sách phát triển du lịch của quốc gia, vùng: bất cứ sự phát triển của một lĩnh vực nào cũng đều phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nước những chính sách mang tầm vĩ mô, chiến lược phải được quan tâm phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển du lịch của quốc gia, vùng. Một ví dụ rất điển hình về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cho sự nghiệp phát triển du lịch cụ thể như về ban hành luật du lịch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, vùng và mỗi tỉnh, xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Ngày 27/12/2011, Bộ VH-TT&DL chính thức công bố tiêu đề, biểu tượng mới của chương trình xúc tiến du lịch quốc gia với biểu tượng chính là bông hoa sen 5 cánh, 5 sắc màu cùng slogan “Việt Nam- vẻ đẹp bất tận”. Điều đó cho thấy chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Những điều kiện về cầu du lịch: yếu tố cầu trong du lịch thể hiện việc xác định, tìm hiểu nhu cầu của du khách để có thể “bán cái du khách cần, chứ không phải bán cái mà ta có”. Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của du khách và giúp cho du lịch tăng trưởng như là thời gian rỗi, thu nhập gia tăng và trình độ dân trí ngày càng cao. Từ đó, nhu cầu đi du lịch, thưởng thức phong cảnh, tìm hiểu văn hóa ngày càng tăng. Trong đó, du lịch lễ hội nói riêng hay du lịch văn hóa nói chung đang là sự lựa chọn của những du khách thích khám phá nét đẹp trong phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc.

Điều kiện về cung du lịch: được xem là điều kiện đặc trưng tác động lên một vùng, một quốc gia trong sự phát triển của du lịch. Điều kiện về cung du lịch có tác động chủ yếu lên khả năng đáp ứng của ngành du lịch địa phương đối với nhu cầu của du khách, bao gồm những điều kiện sau:

- Điều kiện về tài nguyên du lịch di sản văn hóa: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh.

Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị di sản văn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với cộng đồng cư dân địa phương. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Khi khai thác các giá trị di sản văn hóa cần phải xem xét tính tổng thể trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác để có thể khai thác tối đa nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch đối với loại hình du lịch văn hóa.

Khi nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, phải nghiên cứu lịch sử hình thành triều đại Chăm trên vùng đất Nam Trung bộ để từ đó đi sâu phân tích thực trạng khai thác văn hóa Chăm tại địa phương nhằm mục đích phát triển du lịch. Các giá trị văn hóa, lịch sử tộc người, những thành tựu về di sản văn hóa vật chất như: các công trình kiến trúc của Tháp Chăm, các công cụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày có thể kể đến như nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm... và di sản văn hóa tinh thần như tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y An Na, múa bóng...đó chính là nét độc đáo khác biệt để thu hút khách du lịch.

- Điều kiện về tổ chức, cơ sở kỹ thuật và việc cung ứng hàng hóa du lịch không chỉ dừng lại ở việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm mục đích phát triển du lịch, du lịch không đơn thuần chỉ đáp ứng các nhu cầu tinh thần mà còn phải xét tới các yếu tố phụ trợ khác phục vụ cho việc đón tiếp và phục vụ khách trong suốt khoảng thời gian khách tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, lưu trú...tại địa phương.

Việc tổ chức cung ứng hàng hóa cho khách du lịch nhằm giúp khách du lịch tận hưởng các giá trị văn hóa bản địa làm tăng thêm sức hút cho sản phẩm du lịch tại điểm tham quan.

Tăng cường đầu tư vào hệ thống giao thông tại các điểm tham quan chính là giải pháp giúp khách du lịch tiếp cận điểm đến được thuận lợi. Việc đầu tư hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông ...tại các điểm tham quan nhưng vẫn phải hết sức tôn trọng các giá trị thực tại của tài nguyên du lịch.

Song song với việc khai thác các giá trị di sản văn hóa cần có các chính sách đặc biệt để bảo vệ các di sản văn hóa Chăm đang hiện hữu và cần khôi phục các sản phẩm văn hóa Chăm đã bị mai một.

Nói tóm lại, khi nói đến các điều kiện phát triển du lịch cần phải hết sức quan tâm đến cầu du lịch và cung du lịch vì nó chính là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương, vùng hay quốc gia.

1.4.2. Thị trường, khách du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

1.4.2.1. Thị trường du lịch

Thị trường là ở đó nói đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, vậy thị trường du lịch là nói đến một phạm trù trong hoạt động và sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hiển thị qua lăng kính kinh tế đó là quan hệ người cung ứng các sản phẩm và người mua tức là cầu du lịch. Cách tiếp cận này có thể được hiểu theo quan điểm như sau:

Thị trường theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”.

Thị trường theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch” [40.tr15].

1.4.2.2. Thị trường khách du lịch văn hóa Chăm

Thị trường khách du lịch văn hóa được xác định dựa trên những giá trị về văn hóa ở địa phương, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách. Đối với một số thị trường khách du lịch quốc tế, có thể khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ du khách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc. Đối với thị trường nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí