Đặc điểm thủy văn
Thuỷ triều: Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ "Nhật triều” với chu kỳ khoảng 25 giờ, thuỷ triều có biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-180 cm, thuỷ triều lớn nhất đạt đến 4,5 m.
Thuỷ vă n: Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Ba Lạt (sông Hồng), có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.
Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sông Hồng. Vào mùa đông độ mặn trung bình của nước biển tương
đối đồng nhất trong khoảng 2,8-3%. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa
đông, dao động trong khoảng 20-27 %.
Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đầu mùa Đông không khí lạnh khô, cuối mùa đông không khí lạnh ẩm . Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 9 , khí hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm là 24 0C , biên độ nhiệt trong năm rất lớn (từ 6,80 C đến 40,10 C)
Lượng mưa trung bình năm là 1.175 mm. Số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Sang mùa hạ (tháng 4-9) hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam.
Đặc điểm đa dạng sinh học
Hệ thực vật
Tại VQG Xuân Thủy hiện đã phát hiện được 95 loài thực vật trong đó thành phần thực vật bậc cao có mạch có các ngành: khuyết thực vật (Psilotophyta), thực vật hạt kín (Angiospermae), thực vật hai lá mầm (Dicotyledones), thực vật một lá mầm (Monocotyledones). Tuy nhiên, thành phần họ và chi thực vật rất đa dạng so với
tổng số loài, 42 họ, 99 chi thực vật. Có tới 24 họ chỉ có 1 loài trong họ, 6 họ có 2 loài, 4 họ có 3 loài, 2 họ có 4 loài, 6 họ còn lại có từ 5 loài trở lên. Họ có số loài lớn nhất là Họ Cỏ (Poaceae) 18 loài, họ Cúc (Compocitae) 14 loài, họ Cói (Cyperaceae) 10 loài và họ Đậu (Leguminosae) 8 loài. VQG Xuân Thuỷ có 14 loài cây gỗ, trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào rừng ngập mặn và rừng phi lao tập trung,
đó là các loài: mắm biển, sú, vẹt dù, trang, đước và phi lao [24].
Hệ chim
Theo điều tra bước đầu của Birdlife (2001), ở VQG Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau
đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả.
Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là: Cò thìa (Platalea minor, P.leucorodia) , Bồ nông (Penecanus philippensis) , Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt đầu đốm ( Tringa guttifer ) , Choi choi mỏ thìa ( Erynorhynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus) .
Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Xuân Thuỷ. Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới. Loài Choi choi mỏ thìa là loài rất hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở VQG Xuân Thuỷ [41].
Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất; vào mùa di trú có thể gặp 30
đến 40 ngàn cá thể (tiêu chí của một vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế chỉ là 20 ngàn cá thể). Hàng năm vào mùa đông (từ tháng 11, 12) chim di trú từ Xibêri, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía nam, Xuân Thuỷ là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim. Đến VQG chim di trú dừng chân
để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn km của
mình. Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam (Australia, Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản (khoảng tháng 3, 4) lại dừng chân ở Xuân Thuỷ. VQG Xuân Thủy cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư. Chính vì vậy địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim, bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế [4].
Hệ thú
Theo Ban quản lý VQG, tại Xuân Thủy có khoảng trên 10 loài thú. Trên cạn là các loài: dơi, chuột, cầy, cáo; còn ở dưới nước có ba loài quí hiếm là rái cá (Lutra lutra), cá heo (Lipotes vexilifer ) và cá đầu ông sư (Neophocaera phocaenoides).
Hệ cá
Vào những năm 1980 đã thống kê được 107 loài thuộc 12 bộ , 44 họ, trong đú cú một số loài có loài có giá trị cao như: Cá Vược (Lates calcarifer ), Cá bớp (Bostrichthys sinénsis) , Cá đối (Mugil nepalensisreus ). Cá dưa (Muraenesox cinereus), Cá nhệch (Pisoodonophifboro), Cá Tráp (Taius tumifrons).
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
Vùng đệm của VQG bao gồm 5 xã là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân
và Giao Hải thuộc huyện Giao Thủy.
Dân số
Vào năm 2007, 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 46.148 nhân khẩu, 11.464 hộ với diện tích 38,66 km2, bình quân 4 người/ hộ. Trong mỗi hộ thường có 2- 3 thế hệ, rất ít hộ có 9- 10 người và có 4 thế hệ chung sống. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.206 người/ km2. Xã có mật độ dân cao nhất là Giao Lạc với
1.331 người/ km2, thấp nhất là Giao Thiện, 1.023 người/ km2. Khu vực 5 xã vùng
đệm là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh. Tỷ lệ dân theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 41% tổng số dân trong khu vực.
Bảng 2.2: Dân số các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
Đơn vị: người
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005
Dân số | Tăng % | Dân số | Tăng % | Dân số | Tăng % | |
Giao Thiện | 9.639 | 2,0 | 9.805 | 1,7 | 9.950 | 1,5 |
Giao An | 9.449 | 1,9 | 9.583 | 1,4 | 9.688 | 1,1 |
Giao Lạc | 9.596 | 1,9 | 9.742 | 1,5 | 9.850 | 1,1 |
Giao Xuân | 9.488 | 2,0 | 9.642 | 1,6 | 9.780 | 1,4 |
Giao Hải | 6.561 | 1,6 | 6.654 | 1,4 | 6.699 | 1,0 |
Tổng | 44.733 | 1,8 | 45.426 | 1,5 | 45.967 | 1,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa Chọn Các Phương Pháp Để Đánh Giá Giá Trị Kinh Tế Của Đnn
- Ngoại Ứng Tích Cực Và Sự Thất Bại Thị Trường
- Các Loại Cơ Chế Chi Trả Cho Dịch Vụ Môi Trường
- Đánh Giá Các Giá Trị Sử Dụng Trực Tiếp Của Đnn
- Thống Kê Mô Tả Về Hoạt Động Nuôi Ngao Trong Mẫu Điều Tra
- Một Số Đặc Điểm Của Các Vùng Xuất Phát Của Du Khách Nội Địa
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Xã
Nguồn: [49]
Cơ cấu lao động và ngành nghề
Theo số liệu của Huyện Giao Thủy (2005), số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là 23.412 người, chiếm 50,7% số dân trong khu vực. Số lao động nữ là 12.046 người, chiếm 51,5%.
Bảng 2.3: Cơ cấu dân số và lao động các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy
Đơn vị: người
Tổng dân số Dân số trong độ tuổi lao động
Tổng | Nữ | Nam | Tổng | Nữ | Nam | |
Giao Thiện | 9.950 | 5.268 | 4.682 | 5.670 | 2.830 | 2.840 |
Giao An | 9.688 | 4.482 | 4.846 | 4.750 | 2.550 | 2.200 |
Giao Lạc | 9.850 | 5.023 | 4.827 | 5.150 | 2.626 | 2.524 |
Giao Xuân | 9.780 | 5.022 | 4.758 | 4.538 | 2.359 | 2.171 |
Giao Hải | 6.699 | 3.440 | 3.259 | 3.304 | 1.681 | 1.623 |
Tổng | 45.967 | 23.595 | 22.372 | 23.412 | 12.046 | 11.366 |
Xã
Nguồn: [41]
Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,6% tổng số lao động. Còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ chiếm 2%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 3,2% [41].
2.2. NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI
CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH
Tài nguyên ĐNN tại khu vực cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định cung cấp rất nhiều các loại giá trị kinh tế cho người dân và cộng đồng xã hội. Mục tiêu của luận án là nhận diện và đánh giá các giá trị này. Thông qua phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tư liệu thứ cấp, các nhóm giá trị kinh tế nổi bật, đặc thù và quan trọng của ĐNN tại khu vực nghiên cứu đã được nhận diện để đánh giá giá trị kinh tế. Các chuyên gia được tham vấn bao gồm các nhà sinh thái, nghiên cứu, quản lý ĐNN cấp quốc gia, các nhà quản lý bảo tồn tại VQG Xuân Thủy, các nhà quản lý ngành thủy sản tại huyện Giao Thủy và một số người dân có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên ĐNN tại địa phương.
Các loại giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại khu vực được nhận diện và phân loại trong bảng 2.4; phần tiếp sau sẽ mô tả chi tiết các giá trị này. Như vậy, mặc dù sử dụng cách tiếp cận tổng thể để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN (Total economic valuation) nhưng luận án chỉ xem xét và nghiên cứu những giá trị quan trọng cốt yếu tại khu vực nghiên cứu. Một số các loại giá trị kinh tế khác mặc dù có hiện diện tại hiện trường những nếu được đánh giá là không quan trọng sẽ nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu.
Bảng 2.4: Các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại VQG Xuân Thủy
Giá trị sử dụng
trực tiếp
Giá trị nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm VQG: tôm, ngao, cua, rong câu
Giá trị khai thác thủy sản
và mật ong tại vùng lõi
Giá trị tham quan, du lịch
tại VQG
Giá trị sử dụng
gián tiếp
Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn
Giá trị bảo vệ đê biển của rừng ngập mặn
Giá trị hấp thụ CO2 của rừng ngập mặn
Giá trị phi sử dụng
Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến của các chuyên gia (2008)
2.2.1. Các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN
Giá trị nuôi tôm
Huyện Giao Thủy có vị trí địa lý thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản do vị trí địa lý nằm sát biển, khí hậu ôn hòa, thời kỳ nóng ấm kéo dài cùng với rất nhiều các bãi bồi ven sông, ven biển. Nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trồng mặn lợ đã phát triển mạnh từ đầu những năm đổi mới, thu hút nhiều lao động và mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương. Trong các loại hình nuôi trồng thủy sản thì nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu là phát triển mạnh nhất với diện tích nuôi trồng lên tới gần 1.800 ha tập trung chủ yếu tại khu vực vùng đệm các xã Giao Thiện, Giao An và Giao Lạc. Giống tôm nuôi phổ biến tại đây là tôm sú.
Giá trị ngao giống và nuôi ngao
Vùng ĐNN ở cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thuỷ là một vùng đất giàu tiềm năng. Từ đây đón nhận nguồn phù sa phong phú của sông Hồng - con sông lớn nhất miền Bắc, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ giữa sông và biển để hội tụ đầy đủ các nguồn lợi tự nhiên cho khu vực. Từ năm 2004, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 ở khu vực xuất hiện nguồn lợi ngao giống là ngao cám (Meretrix lusoria) và Ngao thóc (Meretrix lyrata) tự nhiên với quy mô tương đối lớn. Cộng đồng dân địa phương đã tranh thủ khai thác nguồn lợi này để cung cấp con giống cho các khu nuôi trồng ngao tại địa phương và cỏc vựng lõn cận.
Ngoài khai thác nguồn ngao giống sẵn có, vùng đệm của VQG Xuân Thủy còn là một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả nước. Trong đó ngao nuôi tập trung chủ yếu tại xã Giao Xuân, Giao Lạc và Giao Hải. Tại đây, có gần 180 hộ khoanh nuôi ngao rộng trên 450 ha ở vùng bãi triều ven biển.
Giá trị nuôi cua
Nuôi cua ở Giao Thủy là nghề cùng xuất hiện với nghề nuôi tôm sú. Trong số các
loại thuỷ sản nuôi, cua được coi là một mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao nên thị
trường tiêu thụ đang ngày càng được mở rộng. Kỹ thuật nuôi cua không khó, công việc chăm sóc đơn giản hơn so với nuôi tôm sú, đặc biệt mỗi ngày số lần cung cấp thức ăn cho cua chỉ một lần và số lần cũng không tăng lên khi cua càng lớn, nên có nhiều hộ gia đình ngoài tôm còn tham gia nuôi thêm cua để tăng thêm thu nhập.
Giá trị sản xuất rong câu
Trồng rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) xen tôm nước lợ trở nên rất phổ biến tại khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây. Điều kiện tự nhiên tại vùng nước lợ bãi bồi cửa sông rất thuận tiện để giống rong câu chỉ vàng phát triển. Đây là vùng nước lợ không bị ô nhiễm với độ muối của nước khoảng 15% và có khả năng thay nước thuận lợi, đáy là bùn cát, có tỷ lệ bùn/cát từ 70/30, mỗi chu kỳ thuỷ triều đảm bảo đầm/ao được ngập nước 0,6 - 1,0 m [48].
Giá trị khai thác mật ong và thủy sản trong vùng lõi
Rừng sú vẹt tại vùng lõi VQG Xuân Thủy có năng suất sinh học rất cao, là nơi cư ngụ của nhiều loại động thực vật. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm của cây sú vẹt thu hút rất nhiều các đàn ong mật. Khai thác mật ong là một nguồn lợi kinh tế quan trọng cho người dân địa phương.
Với diện tích bãi bồi rộng lớn và rừng ngập mặn dầy đặc, sản lượng thủy sản tự nhiên theo thủy triều tại vùng bãi bồi là rất cao. Hàng ngày, có khoảng 500 người dân ở vùng đệm kiếm kế sinh nhai bằng cách xâm nhập khai thác thủy sản tự nhiên ở vùng lõi của VQG. Lực lượng này chủ yếu là người nghèo không có tiền để đấu
đầm hoặc hành nghề khác, sự lựa chọn dễ dàng và hiệu quả nhất là ra VQG để khai thác tự do nguồn lợi tự nhiờn. Thủy sản đỏnh bắt tại bói bồi cú rất nhiều loại như tụm, cua, ốc và cỏc loài nhuyễn thể.
Giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy
VQG Xuân Thủy với giá trị sinh thái và đa dạng sinh học cao là một điểm du lịch sinh thái tiềm năng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Số liệu của Ban quản lý
VQG Xuân Thủy cho thấy lượng du khách đến Xuân Thủy mặc dù có tăng nhưng không đáng kể trong giai đoạn 2005-2007. Trung bình mỗi năm VQG đón nhận khoảng 1.100 du khách trong đó khoảng 100 khách quốc tế và 1.000 khách nội địa.
Hiện tại Xuân Thủy chưa phải là điểm du lịch hấp dẫn do cơ sở hạ tầng đi lại và du lịch còn kém, chưa có đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cũng như các hoạt động tuyên truyền quảng bá về giá trị du lịch của Vườn. Du khách quốc tế đến đây chủ yếu là đi xem chim từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau khi lượng chim di trú là rất lớn. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Vườn đã tăng dần trong những năm qua do xu hướng thu hút và gia tăng khách lịch tới Việt Nam. Còn du khách Việt Nam đến chủ yếu là trong các chuyến đi học tập, hội thảo, nghiên cứu hoặc những người về thăm quê hương từ các vùng miền khác trên cả nước. Gần đây, với sự ra đời của một số các câu lạc bộ xem chim tại Hà Nội, lượng khách nội địa đến xem chim cũng có xu hướng tăng thêm [1].
2.2.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN
Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn
ĐNN nói chung và rừng ngập mặn (RNM) nói riêng có giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản. Các quan sát thực tế tại rất nhiều điểm nuôi trồng thủy sản tại khu vực cho thấy có một sự khác biệt khá rõ rệt về năng suất nuôi thủy sản giữa những đầm/ao nuôi có rừng ngập mặn che phủ và những đầm/ao nuôi không có rừng ngập mặn (bãi nuôi trắng). Sự chênh lệch về năng suất nuôi trồng này là do vai trò của RNM tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh vật tăng trưởng [22].
Vai trò hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản được lý giải như sau. Thứ nhất, RNM tạo ra một môi trường vi khí hậu thuận lợi cho sinh vật trong ao nuôi thông qua quá trình quang hợp, tạo ôxi cho nước trong ao, rừng trong ao cũng có tác dụng hạn chế ánh nắng mặt trời, tạo ra nhiệt độ thích hợp cho việc nuôi thủy sản. Thứ hai, tại Xuân Thủy nói riêng, các ao nuôi tôm, cá được bố trí ở ngoài đê quốc gia, vì vậy RNM ở đây có tác dụng ngăn sóng mạnh khi đập trở ra từ thành đê, tạo ra kết cấu ao và thể nền ổn định không bị xáo trộn so với những điểm không có rừng. Thứ ba,