Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công Tại Tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.2, cho thấy, tổng dân số Thái Nguyên trong 10 năm qua biến động không lớn, xấp xỉ 1,3 tỷ người. Đáng chú ý là lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có xu hướng gia tăng để bổ sung vào nguồn lao động, đồng thời số lao động có việc làm cũng tăng lên và số lao động thất nghiệp có xu hướng giảm xuống , năm 2018 là năm có số lượng lao động là thấp nhất. Năm 2019 có số lượng lao động thất nghiệp là cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng tổng dân số xấp xỉ 1% và chiếm 5,2% trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả cuộc tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019 tại tỉnh Thái Nguyên. cho biết, tính đến thời điểm 0h ngày 1.4.2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 trong các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 155.473 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm. Tỉnh có 410.267 người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 31,9% tổng dân số; 876.484 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 68,1%, tổng dân số của tỉnh. Năm 2019, tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Đáng chú ý là tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng lên, nếu giai đoạn 2010- 2014 chỉ ở mức dước 50% thì đến năm 2019 tỷ lệ này đã nâng lên trên 56% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.1. Những thuận lợi và cơ hội

- Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông được nâng cấp và cải tạo cùng với xây dựng quốc lộ 3 mới, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc bộ. Nguồn tài nguyên khá phong phú, than, khoáng sản, vật liệu xây dựng, là vùng sản xuất chè lớn của cả nước. Đặc biệt Thái Nguyên rất gần thủ đô Hà Nội, cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, từng là thủ đô gió ngàn trong thời kỳ chiến tranh, đây là dấu ấn quan trọng, rất thuận lợi đối với tỉnh trong tiếp cận các bộ, ngành Trung ương. Điều này được khẳng định thông qua việc thảo luận với các chuyên gia về lĩnh vực này, chuyên gia cho cho rằng:


Ở gần Hà Nội, lại là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, có nhiều thuận lợi hơn so với các tỉnh khác, vì trong quá trình thực hiện thường có những vướng mắc, mặc dù có được tập huấn, hướng dẫn, nhưng thực tế triển khai còn có nhiều phát sinh mà khi tập huấn chưa đề cập đến, nên cần phải làm rõ. Nếu như ở xa thì phải gọi điện hay làm văn bản để hỏi, nhưng ở gần Hà Nội thì có thể đến trực tiếp, nếu khi sắp xếp được lịch hẹn với người cần hỏi. Việc gặp để hỏi trực tiếp thuận lợi hơn so với các hình thức khác, đồng thời cũng tạo dựng được quan hệ tốt với Trung ương… hoặc việc đề nghị bổ sung thêm vốn đôi khi cũng có vẻ dễ dàng hơn vì Thái Nguyên được coi như cái nội của cách mạng. Đây được coi như một cơ hội tốt của tỉnh Thái Nguyên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi: Kinh tế Thái Nguyên trong

10 năm qua có tốc độ tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là giai đoạn 2014 - 2018, tốc độ tăng trưởng đạt trên từ trên 10 % đến trên 30%, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, bổ sung vào nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư công, nên có nhiều dự án đầu tư công được thực hiện bằng nguồn Ngân sách địa phương

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển, từ sau khi Luật đầu tư công ra đời, hình thành nhiều khu công nghiệp, trong đó phải kể đến khu công nghiệp SamSung lớn nhất cả nước, hàng năm đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách của tỉnh để tái đầu tư phát triển các hạng mục công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trước đó thì thực hiện chính sách đầu tư côngtại tỉnh cũng đã tạo ra được hạ tầng cơ sở thuận lợi (mặt bằng, giao thông…) để thu hút nhà đầu tư quan tâm và quyết định đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Thái Nguyên có nhiều trường Đại học, đào tạo đại học và sau đại học lớn cho khu vực miền núi phía bắc và cả vùng đồng bằng Bắc bộ, nên Thái Nguyên có lực lượng lao động rồi dào, là nơi cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao, cũng như chuyển giao khoa học, công nghệ, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách đầu tư công nói riêng, đây là cơ hội không phải địa phương nào cũng có.

- Là đơn vị cấp tỉnh nhưng có hai thành phố trực thuộc là thành phố Thái Nguyên (thành phố cấp II) và thành phố Sông Công là cơ hội tốt để triển khai các chương trình, dự án thuộc chính sách đầu tư công.

- Được Đảng và Nhà nước quan tâm trong triển khai thực hiện chính sách đầu tư công, nhiều chương trình dự án đầu tư công cấp quốc gia được triển khai trên địa bàn tỉnh, tạo cơ hội thuận lợi để Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ thực hiện: Dự án đường Quốc lộ 3 mới, đường Bắc Nam… nhân dân đồng tình ủng hộ

3.1.3.2. Những khó khăn thách thức

- Kinh tế Thái Nguyên trong những năm qua, tuy đã phát triển, nhưng thu NSNN trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nguồn vốn NS địa phương cho thực hiện chính sách đầu tư công, trong khi nhu cầu để thực hiện các dự án đầu tư công là rất lớn, nhiều dự án đã được phê duyệt vượt khả năng về nguồn vốn để thực hiện.

- Lực lượng lao động rồi rào, và là tỉnh có nhiều trường Đại học đóng trên địa bàn chỉ sau Hà Nội, TP.HCM, nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, đây cũng là những khó khăn, thách thức đáng kể đối với việc triển khai thực hiện chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên.

- Tuy là thủ đô gió ngàn trong thời kỳ chiến tranh, có nhiều di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh, du lịch, nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế, nhất là người dân ở vùng núi, vùng sâu, xa, phần nào cũng ảnh hưởng đến thực hiện những chương trình dự án đầu tư công, theo đó, cản trở quá trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên.

- Nguồn vốn NSNN trung ương cấp còn rất hạn chế so với nhu cầu của tỉnh, mặc dù NSNN cấp tỉnh đã được bổ sung đáng kể thường gấp từ 1,5 đến 2 lần so với NSNN Trung ương, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Điều này dẫn đến nhiều dự án còn dang dở không đúng tiến độ đã đề ra.

- Một trong những thách thức lớn đó là sự biến động về giá cả, gây khó khăn cho các đối tượng thực hiện dự án, nhất là những nhà thầu, khi thực hiện chậm tiến độ, có thể sự biến động về giá cả làm tăng chi phí của các hạng mục đầu tư, do vậy cần phải điều chỉnh kinh phí, nhưng việc điều chỉnh này lại rất phức tạp phải trải qua rất nhiều khâu mới có thể nhận được sự điều chỉnh hoặc cũng có thể không được điều chỉnh, vì vậy, ảnh hưởng tiến trình đầu tư,

3.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách đầu tư côngtại Thái Nguyên

3.2.1. Về quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện chính sách đầu tư công đã được đề cập ở chương 2 gồm 6 nội dung chính: (1) xây dựng kế hoạch; (2) Tổ chức thực hiện và (3) Đánh giá kết quả, hiệu quả; (4) Điều chỉnh thực hiện chính sách ; (5) Theo dõi kiểm tra thực hiện chính sách ; (5) Tổng kết thực hiện chính sách . Tuy nhiên, quy trình này được vận dụng cấp quốc gia, còn đối với cấp tỉnh quy trình thực hiện được vận dụng cho những dự án cụ thể, hơn nữa ở cấp tỉnh không có vai trò điều chỉnh chính sách cũng như tổng kết thực hiện chính sách . Vì vậy, quy trình thực hiện chính sách tại tỉnh Thái Nguyên được khái quát như sau:

Biểu đồ 3 1 Sơ đồ quy trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh 1

Biểu đồ 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đầu tư công

* Xác định cơ quan tổ chức tham gia thực hiện: Sau khi Quốc hội ra Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tiến hành giao kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các bộ ngành và địa phương. Tỉnh Thái Nguyên cũng xác định rõ các cơ quan tổ chức tham gia gồm: Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT); Sở Tài chính là những cơ quan đầu mối, ngoài ra còn có các sở, ngành, địa phương

cùng tham gia thực hiện.

* Xây dựng Chương trình hành động để thực hiện: Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. UBND tỉnh, thành phố (gọi chung là UBND cấp tỉnh) tổ chức hội nghị triển khai đến các sở ngành, các địa phương trong tỉnh. Tại Hội nghị này, UBND tỉnh giao:

- Sở Kế hoạch & Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn các sở ngành, địa phương (huyện, thành phố thị xã) lập kế hoạch đầu tư công trung hạn; Chủ trì và phối hợp với sở tài chính tổng, hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của các sở, ngành, địa phương báo cáo và tham mưu UBND tỉnh làm căn cứ trình HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về kế hoạch vốn đầu tư công.

- Sở Tài chính lập kế hoạch vốn và thu chi ngân sách báo cáo UBND tỉnh làm căn cứ để phê duyệt kế hoạch đầu tư công hàng năm và Trung hạn.

Đối với HDND tỉnh, nhận được tờ trình của UBND tỉnh sẽ tổ chức họp và ban hành Nghị quyết về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn. Tại Nghị quyết này quy định rõ:

- UBND tỉnh thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn từ vốn NSNN. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần phải điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn và danh mục dự án, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định.

- Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện.

Đối với các sở ngành, địa phương, sau khi nhận kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn từ UBND tỉnh các sở ngành, địa phương tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch theo trình tự: Mời tư vấn khảo thiết kế; sau đó tiến hành đấu thầu; lập dự án và thi công công trình/dự án theo kế hoạch, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

* Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện: Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đầu tư công 2014; Nghị định 77/2015 NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; Nghị định 120/2018 NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 77/2015/NĐ-CP. Công văn

số 5639/2014/BKHĐT - TH ngày 19/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 136/2015/NĐ-CP.

Ngày 13/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư công 2019, sửa đổi bổ sung luật đầu tư công 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, trong luận án này, NCS phân tích tình hình thực hiện chính sách đầu tư công tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2019, vì vậy, các quyết định đầu tư từ 2019 trở về trước vẫn tuân thủ Luật Đầu tư công 2014.

Dựa vào cơ sở pháp luật nêu trên, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các, sở, ban, ngành liên quan, giao sở KH&ĐT là đầu mối xây dựng các văn bản chỉ đạo để thực hiện tốt chính sách đầu tư công. Theo quy định tại khoảng 1 điều 91 và điều 92 Luật Đầu tư công, [38] HĐND và UBND cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn trong chỉ đạo thực thi chính sách đầu tư công. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn này HĐND và UBND ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể:

(i) Văn bản của HĐND tỉnh Thái Nguyên

- Nghị quyết Số 84/2015/NQ-HĐND ngày 26/8/2015 của HĐND tỉnh Thái Nguyên quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và danh mục dự án, dự kiến khởi công mới thuộc vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Nguyên. Đây là văn bản đã thể hiện được đầy đủ các nội dung và xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công. Theo đó, hàng năm HĐND ban hành các văn bản liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể. Luận án trích một vài văn bản sau:

- Nghị quyết số 99/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016;

- Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về tiêu chí dự án đầu tư công nhóm C tại tỉnh Thái Nguyên. giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị Quyết số 31/NQ-HĐND ngày 08/12/ 2017 của HĐND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về kế hoạch đầu tư công năm 2018.

(ii) Văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ thị số 20/CT-UBND, ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020. Đây được coi là văn bản cơ bản xuyên suốt của UBND tỉnh để thực hiện chính sách đầu tư công. Hàng năm. UBND ban hành các quyết định liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể.[39]

- Quyết định Số 12/2015/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của UBND tỉnh, ban hành quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, kết cấu hạ tầng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định Số 35/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh, ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định Số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh, ban hành một số nội dung về quản lý, đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các văn bản chỉ đạo của HĐND, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên là cơ quan tham mưu, được UBND tỉnh giao đầu mối tổ chức thực hiện, ban hành Văn bản hướng dẫn các sở, ngành, địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư Trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh làm căn cứ trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết.

3.2.1.2 Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách đầu tư côngtại tỉnh Thái Nguyên

Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách đầu tư côngở cấp địa phương là việc hiện thực hóa chính sách đầu tư côngvào cuộc sống, thông qua các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái nguyên tập trung phân tích những nội dung chính là:

a) Huy động nguồn vốn thực hiện Chính sách đầu tư đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

Nguồn hình thành vốn: Điều 23, khoản 4, luật Đầu tư công 2014, có chỉ rõ các nguồn vốn dành cho các công trình đầu tư công tại Việt Nam bao gồm: Vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA

và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, cơ quan trung ương; Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Chính phủ.

Trên cơ sở Luật Đầu tư công năm 2014, trong các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, cũng quy định vốn đầu tư công bao gồm các nguồn từ Ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng Nhà nước, vốn ODA và vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước và được chia thành các nguồn chủ yếu như sau:

(i) Vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), TPCP: là nguồn thu trong nước của Ngân sách Nhà nước phân cho các Bộ Ngành và phân cho các địa phương. Vốn đầu tư này được sử dụng cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường hoặc bảo dưỡng các công trình công cộng công. Các chương trình, dự án này thường không hoặc rất ít có khả năng thu hồi vốn, nếu có thì thu hồi rất chậm. Ngoài ra, vốn NSNN còn được đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, cụ thể như: Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình ngành thực hiện cho một số ngành hay vùng cụ thể, thường được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, nhưng về chủ trương dài khoảng từ 3 - 5 năm. Nguồn vốn từ TPCP là vốn Nhà nước phát hành trái phiếu để có vốn cho địa phương đầu tư phát triển một số lĩnh vực như giáo dục, năng lượng… và phải hoàn lại ngân sách theo một thời hạn nhất định.

(ii) Vốn vay: gồm vốn cho vay của Nhà nước với mức độ ưu đãi lãi suất nhất định và vốn vay ngoài nước. Theo đó, đối với nguồn vốn cho vay của Nhà nước, Chính phủ sẽ cho các địa phương vay với mức lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA và cho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch Nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Còn đối với nguồn vốn vay ngoài nước, là khoản tiền mà Chính phủ vay nợ, nhận viện trợ từ bền ngoài thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để tập trung đầu tư những dự án đã được cam kết với các nhà tài trợ.

(iii) Vốn Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Gồm vốn của doanh nghiệp mà phần quan trọng có nguồn gốc từ NSNN chủ yếu từ các nguồn như: khấu hao cơ

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí