Đánh Giá Các Giá Trị Sử Dụng Trực Tiếp Của Đnn



các bộ phận già cỗi của cây rừng như lá, vỏ, thân, rễ khi chết rơi xuống ao tạo ra các chất mùn bã, từ đó hỗ trợ chuỗi thức ăn trong ao nuôi.

Giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn


Rừng ngập mặn đóng vai trò như một “tấm đệm” chắn sóng có khả năng bảo vệ và phòng hộ đê biển trong các đợt bão lũ. Theo kết quả đánh giá của Mazda (1997), nơi có RNM rộng 1,5 km thì sóng cao 1m ở ngoài bãi trống sẽ giảm còn 0,05 m khi tới chân bờ đầm. Nơi không có rừng thì cũng với khoảng cách đó nhưng chiều cao của sóng ở chân bờ đê là 0,75m và đê có thể bị xói lở. Trong RNM, rễ cây ngập mặn đan với nhau tạo thành một hệ thống lưới sinh thái phòng hộ rất vững chắc có tác dụng cản các lực do sóng biển tạo ra đập vào mặt đê khi có bão lũ, do đó giảm bớt thiệt hại của bão gây ra cho đê biển, giúp duy trì được tính bền vững của đê.

Giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn


Hệ sinh thái RNM có khả năng hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và lưu trữ cacbon. Ngoài ra, các chất hữu cơ tiết ra bởi RNM như lá cây, rễ cây khi rụng hoặc chết tạo thành lớp mùn đáy cũng có khả năng lưu trữ cacbon [22].

2.2.3. Các giá trị phi sử dụng của ĐNN


Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học


Giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái ĐNN bao gồm hai nhóm là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền. Đây là những giá trị nằm trong cảm nhận, tri thức và độ thỏa mãn của một cá nhân khi biết rằng một tài nguyên đang tồn tại hoặc được lưu truyền cho thế hệ tiếp sau ở một trạng thái nhất định. Cuộc họp chuyên gia cho thấy giá trị tồn tại mà cụ thể là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học là một giá trị quan trọng tại VQG Xuân Thủy. Người dân ở đây sinh sống và có sinh kế gắn bó với tài nguyên ĐNN, được tận mắt chứng kiến giá trị đa dạng sinh học của vùng cũng như nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên ĐNN và RNM với cuộc sống của cá nhân và gia đình. Vì vậy, luận án lựa chọn giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN tại Xuân Thủy là giá trị phi sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế.



2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA ĐNN


2.3.1. Phương pháp tiếp cận


Để tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN trong việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho người dân địa phương như thủy sản, rong câu và mật ong, luận án áp dụng phương pháp giá thị trường để ước lượng thặng dư sản xuất từ việc khai thác, nuôi trồng các sản phẩm từ ĐNN. Về bản chất, thặng dư sản xuất là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm và chi phí để sản xuất sản phẩm đó và thể hiện phần đóng góp của ĐNN trong việc tao ra giá trị sản phẩm. Thặng dư sản xuất được tính theo công thức:

Vi (Pi * Qi Ci)


Trong đó Vi: Thặng dư sản xuất của sản phẩm thứ i

Pi: Giá sản phẩm thứ i

Qi: Lượng sản phẩm i khai thác, sản xuất

Ci: Chi phí liên quan đến quá trình khai thác, sản xuất sản phẩm i


2.3.2. Thu thập số liệu


Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu sẵn có và các số liệu sơ cấp tại hiện trường bằng phương pháp điều tra và thảo luận nhóm để tính toán thặng dư sản xuất của các sản phẩm trực tiếp của ĐNN. Các số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 tại hiện trường nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp


Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các báo cáo hàng năm về nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp của Huyện Giao Thủy, Qui hoạch nuôi trồng thủy sản, Dự án đầu tư phát triển vùng đệm, Qui hoạch bảo tồn VQG Xuân Thủy và các nghiên cứu khác để tìm hiểu thực trạng về tình hình khai thác nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm



khác từ ĐNN tại khu vực. Các số liệu phục vụ cho tính toán giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản phân bổ cho từng xã vùng đệm, sản lượng trồng rong câu xen tôm nước lợ và lượng khai thác mật ong trong vùng lõi của VQG, một số mức giá bán của sản phẩm tại thị trường địa phương cũng được thu thập trong các tài liệu thứ cấp

Số liệu sơ cấp


Số liệu sơ cấp được thu thập tại hiện trường thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn đối với hai nhóm đối tượng chủ yếu là chủ hộ nuôi tôm và chủ hộ nuôi ngao. Đây cũng là hai sản phẩm thủy sản quan trọng nhất của địa phương có nguồn gốc từ khai thác sử dụng tài nguyên ĐNN. Các số liệu sơ cấp để phục vụ tính toán giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các nhóm chi phí liên quan đến sản xuất, năng suất, diện tích nuôi trồng, giá thị trường của sản phẩm và một số các biến kinh tế xã hội khác. Phiếu điều tra hộ nuôi tôm được sử dụng cho cả đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp.

Họp nhóm chuyên gia để xây dựng bảng hỏi


Để xây dựng phiếu điều tra có tính thực tế và phù hợp với điều kiện tại địa phương, một cuộc họp chuyên gia đã được tổ chức bao gồm các cán bộ của Phòng Thủy sản huyện Giao Thủy và đại diện một số cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các xã vùng đệm.

Trong cuộc họp, dự thảo của hai loại phiếu điều tra hộ kinh doanh (nuôi ngao và tôm) được giới thiệu để thu nhận ý kiến đóng góp phản hồi của các chuyên gia. Trên cơ sở bản mẫu phiếu dự thảo, các ý kiến thu nhận được trong cuộc họp được sử dụng để hoàn thiện mẫu phiếu điều tra thực tế.


Bảng hỏi và đối tượng phỏng vấn


Bảng hỏi cho các hộ nuôi tôm gồm 6 câu hỏi, trong đó 5 câu đầu liên quan đến các thông tin chung của hộ nuôi như trình độ học vấn, hình thức nuôi tôm của hộ, các khóa đào tạo nuôi tôm mà chủ hộ đã tham gia. Câu hỏi thứ 6 yêu cầu người trả lời



cung cấp các thông tin sâu về hoạt động nuôi tôm của mình bao gồm diện tích, thời gian nuôi, năng suất, các chi phí đầu tư, hoạt động (con giống, thức ăn, lao động, bảo dưỡng cải tạo ao) và thông tin về diện tích rừng ngập mặn trong ao nuôi.

Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:


n N

1 N e 2


Trong đó: N là kích cỡ của tổng thể

n là kích cỡ mẫu

e là mức sai số chấp nhận [70]


Theo Phòng Thủy sản của Huyện, tại các xã vùng đệm hiện có 183 đầm nuôi tôm. Với mức sai số chấp nhận là 10%, đã 80 bảng hỏi đã được phát ra cho các hộ nuôi tôm tại 4 xã Giao An, Giao Lạc, Giao Thiện, Giao Xuân. Điều tra được tiến hành bởi tác giả và các cán bộ quản lý thủy sản tại địa phương theo phương pháp hỏi trực tiếp chủ hộ.

Đối với hộ nuôi ngao, bảng hỏi gồm có 5 câu hỏi chính. Trong đó 4 câu đầu tiên thu thập thông tin tổng quan về hộ như địa chỉ, khóa đào tạo nuôi mà hộ tham gia, trình độ học vấn. Câu hỏi 5 gồm rất nhiều câu hỏi phụ thu thập số liệu chuyên sâu về hoạt động nuôi ngao của hộ như các chi phí, năng suất, sản lượng và qui trình nuôi.

Với tổng số khoảng 120 hộ nuôi ngao tại khu vực và sai số lựa chọn là 10%, đã có 49 bảng hỏi được điều tra với các hộ nuôi ngao tập trung chủ yếu ở các xã Giao Xuân, Giao Hải và Giao Lạc là vùng nuôi ngao chủ yếu tại các xã vùng đệm.


2.3.3. Giá trị nuôi tôm


Trong quá trình nghiên cứu, đã có 80 bảng hỏi được phát ra với các hộ nuôi tôm tại các xã vùng đệm, tổng quan về số lượng đầm và diện tích nuôi được trình bày trong bảng 2.5.



Bảng 2.5: Các đầm nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu




thu về

Giao Thiện

97

663,5

35

Giao An

62

897

24

Giao Lạc

18

169

19

Giao Xuân

6

49,5

2

Tổng

183

1779

80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 10

Xã Số đầm Diện tích (ha) Số phiếu phát ra và


Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)


Doanh thu từ nuôi tôm


Hiện tại, trong khu vực vùng đệm của VQG Xuân Thủy có 183 đầm nuôi tôm với tổng diện tích là 1.779 ha. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong đó, các ao nuôi được thiết kế và bố trí dọc theo bờ biển và các bãi bồi (bên ngoài đê trung ương), lợi dụng chu trình tự nhiên của thủy triều để cung cấp thức ăn và lọc sạch nguồn nước trong ao. Các ao nuôi có diện tích từ 1 ha đến khoảng 30 ha và có một cổng ao để điều hòa nguồn nước và lấy thức ăn từ thiên nhiên. Khi bắt đầu vụ nuôi, chủ ao phải thả tôm giống trên khắp diện tích của ao với mật độ trung bình từ 2 đến 5 con/1 m2. Tôm giống sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Tôm được nuôi theo vụ từ tháng ba đến tháng chín trong năm. Năng suất nuôi dao động từ khoảng 50 - 200 kg/ha/vụ.

Trước đây, phần lớn khu vực nuôi được rừng ngập mặn che phủ, sau đó chủ ao chặt rừng đi để chuyển thành các ao nuôi. Tại các ao nuôi gần đê trung ương, hiện tại không còn rừng ngập mặn trong ao nữa. Nuôi quảng canh tại các ao không có rừng được gọi là “nuôi trắng” (thuật ngữ địa phương) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ của các nhà quản lý). Tuy nhiên, tại các ao gần vùng lõi VQG vẫn còn một phần RNM che phủ trong ao. Cách nuôi tôm trong những ao có rừng được gọi là nuôi sinh thái. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phương thì năng suất nuôi tôm sinh



thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tôm quảng canh vì rừng trong ao điều hòa vi khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2007 là 146,5 kg/ha. Giá bán của tôm sú thành phẩm trên thị trường, theo điều tra các chủ hộ nuôi tôm dao động từ 80.000 đồng tới 95.000/1kg (mức giá tại năm 2007). Luận án sử dụng mức giá trung bình là 87.500 đồng/1kg. Với mức giá đó thì tổng doanh thu từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2007 là 22.804.556.250 đồng hoặc trung bình là 12,825 triệu đồng/1ha (Bảng 2.6 trình bày thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra).

Bảng 2.6: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra



Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Diện tích (ha)

10,85

8,28

1

30

Năng suất (kg/ha)

146,5

29,2

50

200

Tuổi của ao (năm)

8,8

3,8

3

20

Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha)

12

-

-

-

Chi phí cải tạo phục hồi

(triệu đồng/ha)

1,28

0,28

0,5

2

Số ngày lao động trung

bình trong năm (1 ha)

90

28,5

60

150

Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra (2008)


Chi phí nuôi tôm


Các chi phí liên quan trong quá trình nuôi tôm được chia thành chi phí đầu tư và chi

phí sản xuất.


Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đường bao cho đầm, chòi canh và các thiết bị khác. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 10 triệu/ha cho nuôi quảng canh và 15 triệu/ha cho nuôi sinh thái (chi phí đầu tư trung bình là 12



triệu đồng/ha) (Giá tính tại thời điểm đầu tư). Sử dụng hệ số sinh lời 10% để qui đổi giá trị từ khi đầu tư đến khi hết hạn sử dụng đất thì chi phí đầu tư trung bình của 1ha là 23,4 triệu đồng/ha. Thời gian nuôi tôm trung bình là 9 năm. Từ đó, chi phí phân bổ cho một năm là 2,6 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí

lao động.


Sau mỗi mùa vụ, người nông dân phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm. Trước hết là bơm ra khỏi đầm. Sau đó là sục bùn trong vài ngày (phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng của đầm). Các đường bao cũng được gia cố lại. Sau khi thực hiện những công đoạn trên, nước được bơm lại vào đầm để phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo. Chi phí phục hồi của đầm tôm quảng canh trung bình 1,28 triệu VND/ha.

Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các loại thuốc phòng bệnh và một số nguyên liệu khác. Trong đó, chi phí mua tôm giống chiếm một phần quan trọng. Theo các doanh nghiệp nuôi tôm, gía tôm giống không biến động nhiều qua các năm, khoảng 250.000 đến 450.000 đồng/10.000 con, phụ thuộc vào chất lượng của từng loại. Nếu lấy số tôm giống thả trung bình trên một m2 là 3,5 con thì chi phí

tôm giống trung bình cho một ha là 292.000 đồng/1ha.


Chi phí lao động được tính toán dựa trên số tiền thuê lao động và số lao động trong gia đình mỗi năm. Chi phí lao động bao gồm chi phí cải tạo ao, bảo vệ ao, chăm sóc và thu hoạch. Nguồn lao động bao gồm lao động tại gia và lao động thuê ngoài. Chi phí trung bình của thuê lao động ngoài năm 2007 là 50.000 đồng/ngày. Số ngày lao động trung bình trong năm là 90 ngày. Lao động tại gia cũng được qui đổi theo mức này để tính chi phí cơ hội của lao động. Như vậy, chi phí lao động trung bình cho một ha/1 năm là khoảng 4,5 triệu đồng.

Bảng 2.7 trình bày tổng hợp giá trị từ nuôi tôm năm 2007 tại khu vực Xuân Thủy từ mẫu nghiên cứu. Qua đó thì tổng lợi nhuận của hoạt động nuôi tôm tại khu vực là khoảng 7,94 tỷ đồng.


Bảng 2.7:

Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy


Đơn vị: đồng

Doanh thu


12.825.000

Chi phí đầu tư


2.600.000

Chi phí trung gian

- Chi phí cải tạo ao



1.280.000

- Chi phí tôm giống


292.000

Chi phí lao động


4.500.000

Lợi nhuận


4.153.000

Tổng lợi nhuận từ nuôi tôm

cho 1779 ha ao nuôi

7.388.187.000

Nguồn: Xử lý tác giá từ số liệu điều tra (2008)


2.3.4. Giá trị nuôi ngao và khai thác ngao giống


Giá trị nuôi ngao


Vùng đệm của VQG Xuân Thủy là một trong những khu vực nuôi ngao lớn nhất cả nước. Tại đây, có 150 hộ khoanh nuôi ngao rộng trên 450 ha ở vùng bãi triều ven biển, năng suất thường đạt 20-25 tấn ngao thương phẩm/ha, tổng thu nhập đạt khoảng 72 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 160 triệu/ha [47].

Đầu tư vào nghề nuôi ngao, chủ nuôi không phải lo thức ăn, nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng 2-3 ha, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư 7-8 triệu đồng/ha để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó, người nuôi còn đầu tư 6-7 triệu đồng/ha để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao. Những hộ nuôi ngao có kinh nghiệm thường không chọn đầm nuôi tại vùng có sóng to gió quá lớn vì lớp cát tầng đáy luôn bị xáo trộn, làm cho ngao giống bị chết hoặc chậm lớn.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí