Thống Kê Mô Tả Về Hoạt Động Nuôi Ngao Trong Mẫu Điều Tra



Bảng 2.8: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao trong mẫu điều tra



Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Diện tích (ha)

2,6

2,1

1

15

Năng suất/1ha (tấn)

22,5

7,5

15

25

Tuổi của ao (năm)

7,4

3,7

2

16

Chi phí đầu tư (đồng/ha)

15.000.000

-

10.000.000

25.000.000

Chi phí giống (đồng/ha)

200.000

-

-

-

Chi phí cải tạo phục hồi (đồng/ha)

1.300.000

153.000

1.000.000

2.000.000

Số ngày lao động trung bình trong năm (1 ha)

330

42,5

280

350

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 11

Nguồn: Xử lý của tác giá từ số liệu điều tra (2008)


Theo điều tra tại hiện trường thì chi phí cho ngao giống là 200 nghìn đồng/ha, tổng số ngày lao động sử dụng cho một ha nuôi ngao/1năm là 330 ngày. Chi phí trung bình cho một lao động là 50.000 đồng/ngày. Từ đó chi phí lao động cho 1ha trong năm là 17,5 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí nuôi ngao là 33 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận ước tính trung bình là 127 triệu đồng/ha/vụ. Với 450 ha ao nuôi thì lợi nhuận từ sản xuất mang lại cho địa phương là 57,150 tỷ đồng/1 vụ nuôi. Một vụ nuôi ngao thường kéo dài từ 16 đến 18 tháng từ khi thả con giống tới lúc thu hoạch, vì vậy nếu tính theo năm thì lợi nhuận nuôi ngao là 38,1 tỷ đồng/năm.

Giá trị khai thác ngao giống


Từ năm 2004, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 ở khu vực vựng lừi của VQG Xuõn Thủy xuất hiện nguồn lợi ngao giống tự nhiên với quy mô tương đối lớn. Ngao giống được cộng đồng dân địa phương khai thác để cung cấp con giống cho các khu nuôi ngao trong vùng hoặc xuất sang các huyện và tỉnh lân cận.

Lợi nhuận có được từ nguồn lợi ngao giống tự nhiên trên vùng ĐNN ở cửa Ba Lạt đã

tạo nên sức hút mãnh liệt đối với rất nhiều đối tượng, cả từ cộng đồng địa phương và



những người từ nơi xa đến. Vào thời vụ cao điểm, có tới hàng ngàn người dân và hàng trăm phương tiện thuyền bè lớn nhỏ tham gia khai thác. Năm 2005, cộng đồng

địa phương đã có thu nhập ước đạt 6-7 tỷ đồng (tương đương với 35 - 45 tấn sản phẩm). Lượng khai thỏc tăng lờn nhanh chúng, năm 2007 lượng ngao giống khai thỏc đạt 70 tấn với giỏ trị lờn tới 12 tỷ đồng.


2.3.5. Giá trị nuôi cua


Nuôi cua ở Giao Thủy là nghề cùng xuất hiện với nghề nuôi tôm sú. Theo những hộ nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực nghiên cứu thì vốn đầu tư nuôi cua không cao, một vụ nuôi chi phí khoảng từ 20-25 triệu đồng, thời gian nuôi chỉ trong vòng 3 tháng đối với giống cua to (cỡ giống: 2 cm/con) và 4 tháng đối với giống cua nhỏ (cỡ giống: 1-1,5 cm/con). Khi cua đạt trọng lượng trên 250 g là có thể thu hoạch nên đồng vốn dễ dàng được quay vòng. Thức ăn dùng trong nuôi cua chủ yếu là các loại cá tạp cho nên chi phí thức ăn chiếm rất ít trong tổng chi phí sản xuất. Mặt khác, việc nuôi cua đã tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có đồng thời làm đa dạng đối tượng nuôi tại địa phương. Uớc tính sản lượng nuôi cua năm 2007 đạt 100 tấn với tổng giá trị sản xuất là 7 tỷ đồng.


2.3.6. Giá trị sản xuất rong câu


Trồng rong câu chỉ vàng xen tôm nước lợ trở rất phổ biến tại Xuân Thủy. Thời gian trồng rong câu bắt đầu từ cuối tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 6, tháng 7 năm sau. Sau khi rải giống 40 - 50 ngày, rong câu được thu hoạch lần đầu, sau đó cứ từ 30 đến 35 ngày lại được thu hoạch lần kế tiếp. Trong một vụ trồng rong câu, có thể thu hoạch được từ 5 đến 7 lần. Rong được thu hoạch khi chiều dài tản rong

đạt 20 - 30 cm và phát triển đạt mật độ bình quân trên 1 kg/ m2. Rong câu tươi khi

thu lên được bỏ rong tạp và cỏ rác, rồi rửa sạch bùn đất bằng nước ngay tại đầm /ao đã trồng. Sau đó, rong được rải đều lên sân phơi (sân gạch, hoặc sân đất). Năng suất rong câu ước đạt 1,5 tấn/ha và lượng rong câu sản xuất năm 2007 là khoảng 900 tấn (tương ứng với nuôi 6 vụ và diện tích nuôi 600 ha ao).



Rong câu là nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm như aga, agarozơ, các sắc tố phycoeritrin, phycoxianin, được sử dụng rộng rãi trong chế biến dược liệu. Ngoài ra, rong câu cũng được sử dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Rong câu sản xuất tại Giao Thủy được bán cho các nhà thu mua tại địa phương. Hiện tại giá bán trên thị trường của rong là khá cao khoảng 50 nghìn đồng/1kg. Như vậy, doanh thu từ rong câu tại khu vực nghiên cứu là 4.5 tỷ đồng/1 năm.

Nuôi rong câu chỉ vàng được địa phương đánh giá là nghề “làm chơi, ăn thật” tức là có giá trị kinh tế cao trong khi chi phí sản xuất rất thấp. Ngoài rong giống được sản xuất ngay tại hộ gia đình thì rong được trồng trực tiếp trong các ao nuôi tôm nên không mất chi phí đầu tư. Chi phí lao động chỉ bao gồm việc thả rong, thu hoạch và phơi khô (trung bình khoảng 5 ngày lao động cho 1ha trong 1 vụ có thời gian 30 ngày). Với chi phí lao động khoảng 50.000 đồng/1 người/1 ngày thì tổng chi phí lao động cho 6 vụ trồng rong năm 2007 là 900 triệu đồng. Từ đó, lợi nhuận của hoạt động trồng rong câu tại địa phương ước đạt 3.6 tỷ đồng cho năm 2007.


2.3.7. Giá trị khai thác mật ong và thủy sản trong vùng lõi VQG Xuân Thủy


Khai thác mật ong trong vùng lõi VQG Xuân Thủy là một nguồn lợi kinh tế quan trọng cho người dân địa phương. Theo đánh giá của Ban quản lý VQG, sản lượng mật ong năm 2007 tại Xuân Thủy đạt khoảng 80 tấn với nguồn hoa từ rừng ngập mặn. Với giá bán khoảng 25 triệu đồng/1tấn mật ong năm 2007 thì tổng giá trị của khai thác mật ong tại khu vực là khoảng 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, với những bãi bồi rộng và mật độ rừng ngập mặn dầy đặc, sản lượng thủy sản tự nhiên theo thủy triều tại vùng bãi bồi là rất cao. Hàng ngày, có khoảng 500 người xâm nhập khai thác thủy sản tự nhiên ở vùng lõi của VQG. Thủy sản đánh bắt tại bãi bồi có rất nhiều loại như tôm, cua, ốc và các loài nhuyễn thể. Trung bình một người một ngày đánh bắt tại khu vực này có thu nhập khoảng 50.000 đồng. Với 500 người tham gia đánh bắt thì giá trị thu về từ khai thác thủy sản tự do tại bãi bồi vùng lõi là 25 triệu đồng/ngày hay 9,1 tỷ đồng/1 năm.



2.3.2. Giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy


VQG Xuân Thủy với giá trị sinh thái và đa dạng sinh học cao là một điểm du lịch sinh thái tiềm năng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Để đánh giá giá trị du lịch giả trí của vùng ĐNN Xuân Thủy, luận án sử dụng phương pháp chi phí du lịch.

Đơn vị

2004

2005

2006

2007

Du khách người


890


920


950


998

Du khách người


56


27


82


97

Bảng 2.9: Lượng du khách tới VQG Xuân Thủy trong giai đoạn 2004-2007


trong nước


quốc tế


Nguồn: [1]


Mô hình lý thuyết đánh giá giá trị du lịch


Phương pháp chi phí du lịch (TCM) sử dụng thông tin về sự lựa chọn và các hành vi du lịch của du khách để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí phải bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí, phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó.

Đối với một cá nhân, hàm lợi ích có dạng :


Max U (x, n, q)

với ràng buộc: M + (w.T) = x + (pn.n)


Trong đó :

U : hàm lợi ích cá nhân x : chi tiêu cho các hàng hóa khác n : số lần đi tham quan, du lịch M : thu nhập ngoài lao động

T : tổng quĩ thời gian q : chất lượng nơi du lịch

w : tiền lương Pn : tổng chi phí cho một lần tham quan



Bài toán hàm mục tiêu trên khi giải sẽ cho hàm cầu có dạng :


n* (pn, M, q)

Về thực nghiệm, có thể ước lượng được hàm cầu cá nhân trực tiếp, trong đó số lần tham quan là một hàm số phụ thuộc vào các biến độc lập như chi phí du lịch, sở thích, giới tính, thu nhập.

Hàm cầu cá nhân tuyến tính có dạng :


n = B0 pn + B1x1 + B2x2 +...+Bmxm


Trong đó n là số lần tham quan của một du khách, n phụ thuộc vào chi phí du lịch và các biến kinh tế - xã hội của cá nhân [71].

Khi số lần đi tham quan của cá nhân đến điểm tham quan là không nhiều trong một khoảng thời gian nào đó thì có thể ước lượng hàm cầu du lịch theo vùng (ZTCM). Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.

Vi = V(TCi, POPi, Si)


Trong đó :

Vi: Số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch POPi: Dân số của vùng i

Si: Các biến kinh tế xã hội của mỗi vùng.


Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần

tham quan trên 1000 dân [63].


Thu thập số liệu


Để đánh giá giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đánh giá chi phí du lịch theo vùng. Lý do là VQG Xuân Thủy mặc dù có tiềm năng về du lịch sinh thái cao do có giá trị đa dạng sinh học và sinh thái độc đáo nhưng do các yếu tố phát triển du lịch như đường xá, hạ tầng, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn



nên lượng du khách đến đây tham quan không nhiều, đồng thời số lần tham quan của một du khách tới VQG là rất ít, dao động từ 1 đến 3 lần, vì vậy khó có thể áp dụng phương pháp chi phí du lịch cá nhân mà phải gom các du khách thành từng vùng xuất phát, từ đó ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của từng vùng để tính thặng dư tiêu dùng từ hoạt động du lịch.


Để thu thập thông tin về hành vi du lịch của du khách tới VQG Xuân Thủy, một cuộc điều tra phỏng vấn các du khách đã được tiến hành trong tháng 2 và 3 năm 2008 tại VQG. Các du khách được chia thành khách nội địa và quốc tế.

Bảng hỏi phỏng vấn du khách được thiết kế gồm ba phần. Phần 1 giới thiệu mục đích của cuộc điều tra với du khách và nêu khái quát một số giá trị sinh thái tại VQG Xuân Thủy. Phần 2 tập trung vào các thông tin về chuyến đi của du khách bao gồm số lần tham quan tới VQG Xuân Thủy, các hoạt động tham quan tại VQG, phương tiện đi lại tới VQG và đặc biệt là các thông tin về chi phí du lịch. Phần 3 bao gồm các câu hỏi cá nhân của du khách như tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập.

Để có thể xử lý được vấn đề tham quan đa mục đích (multi purpose trip), bảng hỏi cũng yêu cầu du khách cung cấp thông tin về các điểm tham quan khác trong suốt hành trình của mình cũng như thời gian tham quan tương ứng của từng điểm.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi chính tác giả và cán bộ quản lý du lịch tại VQG Xuân Thủy tại trung tâm Ban quản lý là nơi du khách tập kết trước khi tham quan, một số cuộc phỏng vấn được tiến hành trên canô tham quan vùng lõi.

Kết quả nghiên cứu


Đặc điểm mẫu điều tra


Với số du khách hàng năm là khoảng 1.000 người (trong đó khách quốc tế chiếm 10%) và áp dụng công thức tính kích cỡ mẫu trang 68 để đảm bảo độ tin cậy, đã có 137 cuộc phỏng vấn du khách được tiến hành trong thời gian tháng 2 và 3 năm 2008. Trong đó có 35 khách quốc tế và 102 khách du lịch nội địa. Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.10.



Bảng 2.10: Đặc điểm của du khách nội địa đến VQG Xuân Thủy


Đặc điểm Trung bình Độ lêch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất


Số lần tham quan (lần)

1,71

1,17

1,00

5,00

Thời gian tham quan

(ngày)

1,81

1,20

1,00

7,00

Số người trong nhóm

23,32

11,20

1,00

36,00

Khoảng cách từ nơi xuất

phát tới VQG (km)

103,87

248,47

7,00

2.117

Thu nhập trung bình

2.625.397

1.872.205

500.000

12.500.000

(đồng)





Tuổi

38,66

9,65

15,00

70,00

Trình độ giáo dục (số năm

học qua trường lớp)

15,36

1.58

5,00

22,00

Giới tính (Nam=1; Nữ=0)

0,52

0,50

0,00

1,00

Tình trạng hôn nhân

0,88

0,32

0,00

1,00

(Có gia đình=1; Độc

thân=0)





Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Trung bình mỗi khách du lịch đến VQG Xuân Thuỷ 1,71 lần/ năm. Trên 60% khách nội địa đến thăm VQG Xuân Thuỷ là lần đầu tiên. Giải thích cho điều này có thể có 2 lí do: (1) Đi du lịch không phải là thói quen thường xuyên của người Việt Nam và

(2) VQG Xuân Thuỷ vẫn chưa thu hút được khách Việt Nam.


Thông tin thu thập cho thấy thu nhập bình quân của khách du lịch nội địa khoảng

2.625.397 đồng/ tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là

900.000 đồng/ tháng. Điều này cũng dễ hiểu vì du lịch giải trí là hàng hoá xa xỉ và chỉ những người có thu nhập vừa hoặc cao mới có đủ khả năng cho sở thích giải trí của họ. Trình độ giáo dục của khách du lịch nội địa trung bình là 15,36 số năm học qua trường lớp. Độ tuổi của khách du lịch hầu hết nằm trong nhóm thuộc độ tuổi lao động với mức tuổi trung bình là 38,66. Khoảng 52% khách du lịch trong mẫu nghiên cứu là nam và 88% đã có gia đình.



Bảng 2.11: Đặc điểm của du khách quốc tế đến VQG Xuân Thủy


Đặc điểm Trung

bình

Độ lêch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn

nhất


Số lần tham quan (lần)

1,14

0,35

1,00

2,00

Thời gian tham quan (ngày)

3,88

1,43

2,00

18,00

Số người trong nhóm (người)

5,83

5,60

1,00

14,00

Thu nhập trung bình (USD/ tháng)

5.611,11

2.068.65

2.500

10.500

Tuổi

47,61

13,98

28,00

74,00

Trình độ giáo dục (số năm học qua trường lớp)

15,54

2,83

5,00

22,00

Giới tính (Nam=1; Nữ=0)

0,64

0,49

0,00

1,00

Tình trạng hôn nhân

0,52

0,50

0.00

1.00

(Có gia đình=1; Độc thân=0)





Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Trung bình mỗi du khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ 1,14 lần/ năm, thấp hơn so với số lần đến của khách nội địa. Thu nhập bình quân của khách quốc tế là 5.611 USD/ tháng, hầu hết du khách quốc tế đến từ các nước phát triển. Số năm qua trường lớp bình quân của khách quốc tế là 15,54 cao hơn so với khách nội địa. Tuổi trung bình là 47,61 cao hơn so với tuổi trung bình khách Việt Nam. Trong số khách quốc tế tham gia phỏng vấn thì 64% khách quốc tế là nam, cao hơn so với khách Việt Nam và chỉ có 52% đã có gia đình.


Các hoạt động của du khách tại Xuân Thủy


Hoạt động của các du khách tại Xuân Thủy được chia thành 2 xu hướng rõ rệt. Các du khách nước ngoài chủ yếu đến để xem chim vì Xuân Thủy là một đỉnh trong tam giác xem chim ở miền Bắc Việt Nam bao gồm Phú Thọ- Tam Đảo- Xuân Thủy. Các du khách nước ngoài đặc biệt ưa thích xem các loại chim hiếm như cò thìa, giang sen và cò trắng Trung Quốc. Cò thìa hiện được xếp vào hạng nguy cấp trên toàn cầu. Có lúc cò thìa giảm xuống còn khoảng 300 cá thể trên thế giới. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, nhờ được bảo vệ tốt nên số lượng có thìa đã tăng lên tới khoảng 2000 cá thể, trong đó số cá thể xuất hiện tại Xuân Thủy chiếm khoảng 20% tổng số cá thể trên thế giới [44]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023