Một Số Đặc Điểm Của Các Vùng Xuất Phát Của Du Khách Nội Địa



Với du khách Việt Nam, các hoạt động chính chủ yếu là tham quan rừng ngập mặn, vùng cửa sông phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tập huấn, hội thảo, cũng có một số ít đến xem chim (chủ yếu thuộc câu lạc bộ xem chim Hà Nội). Ngoài ra là những người về thăm quê.


Các hoạt động

Nội địa

Quốc tế


Số lượng T

ỷ lệ (%)

Số lượn (người)

g Tỷ lệ (%)

Xem chim

29

28,43

27

77

Nghỉ ngơi thư giãn

26

25,49

19

54

Ngắm cảnh

56

54,90

20

57

Nghiên cứu, học tập

35

34,31

14

40

Hội thảo

21

20,58

8

22

Tổng

102

100

35

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 12

Bảng 2.12: Các hoạt động của du khách tại VQG Xuân Thủy


(người)


Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Vùng xuất phát của du khách và tỷ lệ du lịch (visitation rate)


Thông tin thu thập được qua bảng phỏng vấn, nghiên cứu chia du khách nội địa thành 3 vùng xuất phát tùy thuộc vào khoảng cách trung bình từ điểm xuất phát tới VQG theo các tuyến đường bộ.


Bảng 2.13 : Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa



Vùng

Khoảng cách trung bình (km)

Tỉnh thành

Tổng dân số trong độ tuổi lao động của vùng (người)

1

50

Nam Định

1.974.300

2

150

Hà Nội

3.216.700

3

806

Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái

6.795.075



Bình, Nha Trang (Khánh Hòa), Kiên Giang


Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)



Sau khi du khách nội địa được phân thành 3 vùng theo khoảng cách du lịch thì tỷ lệ du lịch của từng vùng được tính toán dựa trên các dữ liệu về lượng du khách của từng vùng trong mẫu, số lần du lịch trung bình trong năm và dân số của từng vùng.


Bảng 2.14: Tỷ lệ du lịch của du khách nội địa


Vùng

Số du khách

Số lần du lịch

Tổng dân số

Tỷ lệ du lịch (số

trong mẫu trung bình trong của vùng

lần du lịch/1.000


(người)

năm

(nghìn người)

người dân)

1

68

665

1.974,3

0,34

2

26

254

3.216,7

0,08

3

8

79

6.795,075

0,01

Tổng

102

998

11.986,075


Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Tỷ lệ du lịch rõ ràng đã giảm theo chiều tăng lên của khoảng cách trung bình, từ 0,34 lần/1.000 người dân của vùng có khoảng cách gần nhất đến 0,01 lần/1.000 người dân của vùng có khoảng cách xa nhất.

Bảng 2.15:Vùng xuất phát của khách quốc tế


Khu vực

Vùng

Số lượng khách trong mẫu (người)

Tỷ lệ (%)

Châu Âu

1

22

61,1

Châu Mỹ

2

14

38,9

Tổng


36

100

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Xác định các chi phí du lịch


Chi phí của du khách trong một chuyến du lịch được chia thành 3 nhóm chính là chi phí đi lại (transportation cost), chi phí cơ hội của thời gian (time cost) và các chi phí khác (other expenditure) như thuê nhà trọ, khách sạn, ăn uống, thuê phương tiện đi lại tại hiện trường và mua đồ lưu niệm [63]. Nghiên cứu này cũng sẽ sử dụng cách tiếp cận trên để tính chi phí du lịch. Tuy nhiên, có một vấn đề phải quan tâm trước



khi tính toán là việc phân bổ chi phí du lịch trong chuyến đi nhiều địa điểm (multi- purpose trip).

Một chuyến đi nhiều địa điểm là một chuyến đi mà du khách không chỉ đến một địa điểm du lịch nhất định mà là nhiều điểm trong cả chuyến. Vì vậy, để tính chi phí đến điểm nghiên cứu, phải sử dụng những nguyên tắc phân bổ nhất định.Với trường hợp VQG Xuân Thủy, du khách khi đến Nam Định có thể sẽ đi nghỉ tại bãi biển Quất Lâm để tắm biển và nghỉ ngơi, đặc biệt là vào mùa hè.

Spash (1993) đưa ra ba cách để phân bổ chi phí cho du khách “nhiều địa điểm”. Thứ nhất, hỏi du khách tính điểm tương đối với từng nơi du lịch và điểm tương đối được dùng để phân chia chi phí liên quan. Thứ hai là loại bỏ những người đi du lịch nhiều điểm ra khỏi nghiên cứu. Thứ ba là sử dụng tỷ lệ giữa thời gian tại điểm du lịch đang xét với tổng số thời gian sử dụng cho toàn chuyến đi (bao gồm cả đi tham quan các điểm khác) như là trọng số để phân bổ các chi phí [85].

Tại Xuân Thủy, luận án sử dụng tỷ lệ thời gian lưu trú, du lịch tại địa điểm nghiên cứu trong tổng số thời gian sử dụng như là hệ số để phân bổ chi phí. Với du khách nước ngoài, hệ số phân bổ chi phí sẽ bằng thời gian đi du lịch Xuân Thủy chia cho tổng thời gian đi du lịch tới Việt Nam

Chi phí đi lại


Theo Deshzazo (1997), chi phí đi lại bao gồm chi phí tàu xe, máy bay, xăng dầu và bảo dưỡng thiết bị đi lại. Như vậy, chi phí đi lại của du khách sẽ phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện đi lại. Chi phí đi lại được tính trong một số nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch như sau:

Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1996) sử dụng giá điều chỉnh là 150

VND/1km/người với giả định rằng phương tiện đi lại là xe ô tô thuê

Du (1998) sử dụng chi phí vé máy bay khứ hồi từ thành phố nơi du khách xuất phát tới điểm du lịch.



Leeworthy và Wiley (1991) sử dụng chi phí trung bình trên mỗi kilomet và khoảng cách từ vùng xuất phát tới nơi du lịch để tính chi phí đi lại.

Phạm Khánh Nam (2001) tính chi phí đi lại cho mỗi du khách bằng khoảng cách

ước tính nhân với chi phí đi lại trên 1km của một phương tiện đặc trưng.


Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận của Phạm Khánh Nam để tính chi phí đi lại trung bình cho từng vùng của khách nội địa.

Bảng 2.16: Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới VQG Xuân Thủy


Vùng

Khoảng cách trung bình (km)

Chi phí đi lại trung bình (nghìn đồng)

1

50

13,59

2

150

161,38

3

806

911,50

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Các khách quốc tế đến du lịch Xuân Thủy chủ yếu là các du khách tự mua vé đến du lịch Việt Nam không theo tour. Khi đến Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), họ liên hệ với các công ty du lịch để mua tour đến Xuân Thủy bên cạnh các địa danh nổi tiếng du lịch tại Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Sa Pa, Hạ Long, Huế, Hội An. Do đó, với khách du lịch xuất phát từ TP.HCM thì chi phí đi lại đến VQG sẽ phải có thêm chi phí vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội. Chi phí theo xe tour từ Hà Nội đến Xuân Thuỷ là USD 16/ người.


Bảng 2.17: Chi phí đi lại của khách quốc tế tới VQG Xuân Thủy


Khu vực

Chi phí vé máy bay khứ hồi tới Việt Nam

(USD)

Tỷ lệ thời gian tại Xuân Thủy so với tổng thời

gian tại Việt

Chi phí đi lại tới VQG (tính trung bình theo tổng

tiền tour) (đồng)

Chi phí đi lại trung bình (đồng)



Nam (%)



Châu Âu

1.500

5

902.000

2.102.000

Châu Mỹ

2.000

8

902.000

3.462.000

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra du khách và số liệu của Hanoi Agent Tour (2008)



Chi phí cơ hội của thời gian

Thời gian là một nguồn lực có hạn và có chi phí cơ hội của việc sử dụng. Do đó, chi phí thời gian phải được tính toán trong phân tích chi phí du lịch. Về cơ bản, tiền lương phản ánh chi phí cơ hội của thời gian nên có thể sử dụng như là ước tính chi phí của thời gian. Tuy nhiên, có nhiều cách khác nhau được sử dụng để tính chi phí này. Sau đây là một số cách tính cụ thể trong các nghiên cứu đã có.

Bảng 2.18: Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của thời gian


Nghiên cứu Địa điểm Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của

thời gian

Du (1998) East Lake, Trung Quốc

DeShazo (1997) Công viên Khao Yai, Thái Lan

Leeworthy và Wiley (1991) Bãi biển State

Park, Hoa Kỳ

Khu bảo tồn


Tiền lương toàn bộ và 1/3 tiền lương


Tiền lương toàn bộ

Tiền lương là một hàm số của các biến

số kinh tế xã hội của người trả lời.

Phạm Khánh Nam (2001)

biển Hòn Mun, Nha Trang

Tiền lương toàn bộ



Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan (2008)


Luận án sử dụng cách tiếp cận tiền lương toàn bộ để tính chi phí cơ hội của thời gian, cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến tại nhiều nghiên cứu trên thế giới. Trong đó chi phí cơ hội của thời gian đi du lịch tại Xuân Thủy (theo ngày) sẽ được tính theo lương tháng chia theo ngày làm việc trong tháng của du khách.

Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách nội địa


Vùng Thời gian du lịch trung Chi phí cơ hội của thời gian bình (ngày) (VND)

1 1,09 86.505,39

2 3,23 316.785,48

3 3,37 323.437,5

Bảng 2.19: Chi phí thời gian của khách nội địa


Vùng

Thời gian du lịch trung bình (ngày)

Chi phí cơ hội của thời gian (VND)

1

1,09

86.505,39

2

3,23

316.785,48

3

3,37

323.437,5

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)



Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách quốc tế


Vùng

Thời gian du lịch trung bình

Chi phí cơ hội của thời gian


(ngày)

(USD)

1

3,77

685,95

2

4,07

794,89

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Các chi phí du lịch khác


Các chi phí khác bao gồm phí vào cửa, tiền khách sạn, tiền ăn, tiền hướng dẫn du lịch, đồ lưu niệm, tiền đi lại tại nơi tham quan.

Bảng 2.21: Các chi phí khác trong chuyến du lịch


STT Các loại chi phí tại địa

điểm du lịch

Khách nội địa Khách quốc tế


1 Phí vào cửa 0 50.000 đồng/ người

2 Tiền ăn sáng 15.000 đồng/ bữa 2USD/ bữa

3 Tiền ăn trưa và tối 50.000 đồng/ bữa 5USD/ bữa

4 Tiền phòng 150.000 đồng/ phòng đôi 1 đêm


5 Tiền đi thuyền, xuồng 700.000 đồng/ thuyền

1.500.000 đồng/xuồng to

800.000 đồng/xuồng nhỏ

15 USD/ phòng điều hoà 1 đêm, 10USD/ phòng thường 1 đêm

900.000 đồng/thuyền

6 Tiền hướng dẫn viên 100.000 đồng/ngày 200.000 đồng/ngày

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Đường cầu du lịch và lợi ích du lịch


Du lịch nội địa


Từ các kết quả nghiên cứu về chi phí và tỷ lệ du lịch, mối quan hệ giữa tỷ lệ du lịch theo vùng và chi phí du lịch của vùng tương ứng được thiết lập và đây là cơ sở để xây dựng đường cầu du lịch.



Bảng 2.22: Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa


Vùng

Chi phí du lịch trung bình theo vùng (đồng)

Tỷ lệ du lịch/1.000 dân

1

183.446,7

0,34

2

890.631,2

0,08

3

1.774.688

0,01

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Từ các số liệu đã tính toán, hàm cầu du lịch được ương lượng và thể hiện mối quan hệ giữa chi phí du lịch và tỷ lệ du lịch cho từng nhóm du khách. Trong đó, tỷ lệ du lịch (VR) là biến độc lập và chi phí trung bình là biến phụ thuộc. Phương pháp hồi qui áp dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nghiên cứu này sử dụng dạng hàm tuyến tính:

Chi phí du lịch (VND ' 000)

VR = 0,335 – 0,000000202*(TC)



2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

0

0.05

0.1 0.15

0.2 0.25

0.3 0.35 0.4

Tỷ lệ du lịch (số lần đi/1000 người)

Hình 2.2: Đường cầu du lịch nội địa tại VQG Xuân Thủy

Nguồn: Tác giả xử từ số liệu điều tra (2008)


Để tính lợi ích giải trí từ đường cầu, thặng dư tiêu dùng từ hoạt động du lịch được ước lượng trên cơ sở hàm cầu và chi phí du lịch. Nghiên cứu sử dụng chi phí trung bình và số lượt du lịch từng vùng trong năm để ước lượng thặng dư tiêu dùng cho từng lượt du lịch từng vùng.



Bảng 2.23: Giá trị du lịch nội địa


Vùng

Lượt du lịch trong năm

Tổng lợi ích (đồng)

Tổng thặng dư tiêu dùng

(đồng)

1

665

222.238.170

33.746.115

2

254

239.109.817

12.889.493

3

79

144.209.289

4.008.937

Tổng

998

605.557.276

50.644.545

Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Du lịch quốc tế


Bảng 2.24: Quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của khách quốc tế


Vùng Lượng du khách

trong mẫu

Chi phí trung bình (triệu đồng)

Tỷ lệ du lịch/1000

dân


Châu Âu

22

14,378

0,0000835

Châu Mỹ

14

17,771

0,0000429

Tổng

36



Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra (2008)


Đường cầu du lịch quốc tế được ước lượng có dạng:


P = 21,356 – 83.571,428 Q

Trong đó: P là chi phí du lịch (triệu đồng)

Q là số lần du lịch /1.000 người

Với đường cầu được giả định là dạng tuyến tính, thặng dư tiêu dùng hàng năm của mỗi khách du lịch được tính như sau:

Tổng CS = ½ x số lần đi x (giá trần - giá chi trả) CS/khách = ½ x (giá trần - giá chi trả)

Với vùng 1 (Châu Âu):

CS = ½ x (21,356 - 14,378) = 3,489 (triệu đồng)

* Giá trần = 21,356 * Giá chi trả = 14,378

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí