Những Vấn Đề Đặt Ra Để Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết


Khi bàn về thực trạng lối sống sinh viên đại học Thái Nguyên và vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên được thể hiện ở bài viết của Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang, “Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên” [63]. Trong luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Hoài Thanh nghiên cứu về: “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [115]. Tác giả Võ Minh Tuấn (2004), phân tích những biểu hiện về mặt đạo đức sinh viên dưới tác động toàn cầu hóa qua bài “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay” [131].

Khi bàn về vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên sinh viên, tác giả Đỗ Thị Lan có nghiên cứu “Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái” [74]; Đặng Quang Thành trong Luận án tiến sĩ Triết học nghiên cứu: “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [116]. Lê Cao Thắng: “Xây dựng nếp sống văn hóa của sinh viên trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” [119].

Tác giả Võ Văn Thắng với bài viết “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)" [121]. Trong giai đoạn toàn cầu hoá, tác giả Nguyễn Thị Huyền có nói về nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam qua bài viết “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay” [62].

Ngoài ra, còn một số bài viết đăng tải trên các tạp chí và báo trung ương đề cập đến giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức của con người Việt Nam hiện nay ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Có thể kể đến: “Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” của TS Nguyễn Ngọc Vân [138]; “Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ và đề xuất” của GS. Phan Huy Lê [78]; “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của GS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn [17]; “Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của PGS,PTS Nguyễn Văn Huyên [60].


1.4. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM, TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI CHUNG, TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NÓI RIÊNG

Lưu Thu Thủy, với bài trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia bàn về “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh, sinh viên Việt Nam” [125]. Trên cơ sở thực trạng đạo đức, tư tưởng, lối sống của thanh niên, sinh viên đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm giáo dục, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên. “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý [86]; “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” của Nguyễn Đình Tường [133].

Tháng 8 năm 2004, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu đề tài: “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” do GS.VS Nguyễn Duy Quí làm chủ nhiệm với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín lớn như: GS Nguyễn Đức Bình, GS Vũ Khiêu, GS Nguyễn Trọng Chuẩn, GS Hoàng Chí Bảo, PGS Nguyễn Văn Phúc [109]... Trên cơ sở phân tích, mổ xẻ hiện thực cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công trình nghiên cứu này đã phác họa một cách trung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra xã hội học phong phú, thuyết phục, làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và đạo đức trong gia đình. Từ đó các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội và đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức xã hội.

Ở góc độ tâm lý, tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu con người và Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong quyển “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa -

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Những điều cần khắc phục” GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên [48]. Trong đó đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu, khẳng định những cái hay cần được kế thừa, phát huy, những điều dở cần được khắc phục trong lao động, học tập và lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về chiến lược và chính sách nhằm phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 3

Ở góc độ đạo đức, tập thể tác giả là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lý luận nước ta đã tiếp cận khái niệm lối sống như là một phạm trù đạo đức học trong quyển “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” [114]. Các tác giả phân tích thực trạng vấn đề đạo đức, lối sống và đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay. Trong luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Võ Văn Thắng nghiên cứu về vấn đề “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” [120].

PGS,TS Nguyễn Văn Phúc trên cơ sở phân tích sự biến động của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả đã luận chứng một số giải pháp căn bản để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta qua bài viết: “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay” [104].

Tác giả Bùi Thanh Thủy đã cho thấy rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa cần có sự kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua bài “Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa” [123]. Võ Văn Thắng có đưa ra một số giải pháp trong xây dựng lối sống hiện nay, thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống với bài viết “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, [122].

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

Một là, các công trình bàn về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối sống sinh viên được thể hiện chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học hay đề tài khoa học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới


góc độ triết học về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối

sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua cũng chỉ chủ yếu mô tả được một bức tranh chung về lối sống, lối sống sinh viên với các mặt biểu hiện còn dàn đều, chưa làm nổi bật và đi sâu vào yếu tố nào là cơ bản, quyết định nhất, đặc trưng cho lối sống sinh viên và chưa xem xét mối liên kết, tác động qua lại giữa các yếu tố đó và các yếu tố liên quan.

Vấn đề đặt ra cho luận án là tiếp tục kế thừa, bổ sung, làm sâu sắc hơn khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên; xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hai là, trong các công trình đã công bố, các tác giả đã cố gắng phân tích, làm rõ thực trạng lối sống sinh viên nhưng không nhiều và còn mờ nhạt. Ở đây, các tác giả chủ yếu bàn về thực trạng lối sống con người Việt Nam. Nhưng chưa có công trình nào luận chứng một cách toàn diện, hệ thống với đối tượng cụ thể dưới góc độ triết học về thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Ba là, các công trình của các nhà khoa học đã công bố cũng đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức cho sinh viên hay trong xây dựng lối sống hiện nay. Hệ thống những giải pháp đưa ra sâu sắc và toàn diện, mang tính khả thi, tập trung kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung luận chứng toàn diện, mang tính khả thi và tập trung vào đối tượng mang tính cụ thể đó là đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Những công trình trên đã đề cập các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án ở những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, phương pháp khác nhau, nội dung khác nhau về lối sống; xây dựng lối sống; xây dựng lối sống


con người; giá trị truyền thống; phát huy giá trị đạo đức truyền thống; toàn cầu hóa; tác động của toàn cầu hóa đến lối sống... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ triết học vấn đề giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ những nội dung trên, luận án đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học vấn đề: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


Chương 2

LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY


2.1. LỐI SỐNG, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.1.1. Khái niệm lối sống

“Lối sống” từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lí học, giáo dục học, đạo đức học, triết học, văn hóa học... Từ lối sống trong tiếng Pháp là mode de vie, trong tiếng Anh là mode of life hoặc way of life, còn trong tiếng Đức là Lebensweise. Mặc dù có nhiều tác giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác - Ăngghen viết:

Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ [88, tr.30].

Như vậy, Mác đã cho thấy, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống. Theo Mác, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và toàn bộ những điều kiện sinh sống của con người. Từ đó Mác cho rằng, ở những hình thái kinh tế

- xã hội khác nhau sẽ có lối sống tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội

đó. Đặc biệt, trong những xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giai cấp.


Tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội, Rútkêvích cho rằng “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [146, tr.45]. Còn G.Glezerman cho rằng: “lối sống là tổng hòa những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [Dẫn theo 143, tr.18].

Tiến sĩ V.I.Tônxtưkhơ dựa vào phạm trù hình thái kinh tế - xã hội để đi đến định nghĩa lối sống là “những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tiếp, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội - chính trị, sinh hoạt và giải trí” [Dẫn theo 143, tr.18].

Cùng với quan điểm xem lối sống là một phương thức hoạt động, I.V. Bextugiep cho rằng: “Lối sống được kiến giải như là một phương thức hoạt động sống của con người, thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội” [Dẫn theo 55, tr.19].

Trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm lối và sống. Lối là lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức. Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động sinh vật và xã hội của con người. Trong từ điển tiếng Việt và Hán - Việt cũng chỉ đề cập khái niệm “lối sống giản dị” làm ví dụ minh họa cho từ “lối” và dẫn “nếp sống” khi đề cập đến khái niệm “sống”. Có tác giả cho rằng, từ lối sống và nếp sống là kết quả của việc tạo từ trong ngôn ngữ tiếng Việt và là cách dùng thuật ngữ khác để dịch một thuật ngữ nước ngoài.

Khái niệm “lối sống” bắt đầu được đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và tiếp tục được đề cập đến ở các kỳ đại hội tiếp theo. Đại hội XI khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư


tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước” [33, tr.173]. Sự suy thoái về đạo đức không chỉ diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên mà còn diễn ra ở nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề lối sống, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cũng bắt đầu tập trung nghiên cứu. Quan điểm của các nhà khoa học thuộc đề tài cấp Nhà nước KX.06-13 được nêu khái quát trong Báo cáo tổng kết chương trình KX-06 (1991 - 1995) như sau: “Lối sống, trong một chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư” [130]. Định nghĩa này tiếp cận lối sống như một phương thức hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường nhất định và nó chịu sự quy định của môi trường sống.

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống, GS Vũ Khiêu trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” đã định nghĩa:

Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [68, tr.514].

Từ định nghĩa này đã khái quát được những nét đặc trưng cơ bản của lối sống, từ phương diện vật chất của lối sống: phương thức sản xuất vật chất và hình thái kinh tế - xã hội đến phương diện sinh hoạt tinh thần của lối sống. Lối sống được hiểu chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Do đó, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sẽ có lối sống khác nhau.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí