HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
GIá TRị ĐạO ĐứC TRUYềN THốNG DÂN TộC VớI VIệC XÂY DựNG LốI SốNG MớI CHO SINH VIÊN
VIệT NAM TRONG BốI CảNH TOàN CầU HóA HIệN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 2
- Những Vấn Đề Đặt Ra Để Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Lối Sống Mới - Lối Sống Xã Hội Chủ Nghĩa, Xây Dựng Lối Sống Mới Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THẾ KIỆT
2. PGS,TS. HOÀNG ANH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Những công trình đề cập đến lối sống; lối sống sinh viên và đặc điểm
lối sống mới của sinh viên Việt Nam hiện nay 5
1.2. Những công trình đề cập đến giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá
trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Sự tác động toàn cầu hóa đến việc
phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 9
1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và nguyên nhân của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 12
1.4. Các công trình đề xuất phương hướng và giải pháp, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong xây dựng lối sống con người Việt Nam, trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam nói
chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng 14
1.5. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 15
Chương 2: LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 18
2.1. Lối sống, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam hiện nay 18
2.2. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó đối với việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay 44
Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 63
3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đến việc phát huy giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay 63
3.2. Thực trạng việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay 74
3.3. Một số vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU
HÓA HIỆN NAY 121
4.1. Phương hướng phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 121
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay 131
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 176
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCH : Ban chấp hành
CTQG HCM : Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
KTTT : Kinh tế thị trường
KHXH : Khoa học xã hội
NQ : Nghị quyết
Nxb : Nhà xuất bản
TW : Trung ương
TNCS : Thanh niên Cộng sản Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình, một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình. Trong các truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nổi bật lên là đạo đức truyền thống. Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông ta. Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác, hình thái kinh tế - xã hội này qua hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì thế, việc phát huy các giá trị truyền thống, đặc biệt là giá trị đạo đức, nhằm xây dựng lối sống mới con người Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng trong điều kiện hiện nay là một trong những yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội X của Đảng khẳng định:
Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên; đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [30, tr.172].
Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong quá trình phát triển của xã hội, chúng còn là yếu tố nội sinh, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn hóa, một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng lối sống của mỗi con người, trong đó có thanh niên - sinh viên.
Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lối sống là điều không ai nghi ngờ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nào trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực,
là cơ sở định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là gì, và đòi hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Cho nên, để xây dựng lối sống hiện nay, chúng ta không ngừng nâng cao nhận thức của toàn xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng về vai trò, tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống, phát huy các giá trị đó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đây, nẩy sinh nhiều vấn đề đặt ra, làm sao định hướng đúng đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - khi mà các giá trị đạo đức truyền thống đang có những biến đổi, làm thế nào để sinh viên có một tình cảm thực sự, một thái độ đúng đắn và một niềm tin vững chắc khi thực hiện các hệ chuẩn giá trị xã hội để họ xây dựng lối sống mới của mình. Và, chính các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng tạo nên đặc trưng lối sống của người Việt Nam nói chung và của sinh viên nói riêng. Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là vấn đề giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội và trong sinh viên đã và đang diễn ra phức tạp. Những biểu hiện của nó ngày càng rõ nét hơn đến mức không thể không quan tâm. Lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ trong thanh niên sinh viên có xu hướng gia tăng, gây nhức nhối đời sống xã hội. Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ” [30, tr.106].
Vì thế, có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp “trồng người” trong sinh viên hiện nay. Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống vô cùng quan trọng và là cơ sở để sinh viên xây dựng lối sống mới, gắn liền với việc xây dựng người sinh viên toàn diện, hiện đại. Cho nên, việc nghiên cứu vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết và
cấp bách. Xuất phát từ căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ tầm quan trọng, thực trạng việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đó, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho
sinh viên.
- Làm rõ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là sinh viên đang học trong các trường đại học. Số liệu khảo sát chủ yếu là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ khảo sát thời gian từ 1986 cho đến nay.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối sống thanh niên, sinh viên, ngoài ra luận án còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án.
- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học... nhằm thực hiện mục tiêu mà luận án đã đặt ra.
3. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm lối sống, lối sống của sinh viên, xây dựng lối sống sinh viên.
- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Luận án làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào của sinh viên.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường và học viện.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương 12 tiết.