Lối Sống Mới - Lối Sống Xã Hội Chủ Nghĩa, Xây Dựng Lối Sống Mới Ở Việt Nam Hiện Nay


Xét lối sống gắn liền với hoạt động sống của con người và gắn với một hình thái kinh tế - xã hội, thì GS Thanh Lê đã định nghĩa: “Lối sống là một hệ thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [79, tr.24]. Ở góc độ xem xét tổng hòa các mặt cơ bản, khắc họa những đặc điểm cá nhân, tập thể, giai cấp và cộng đồng, GS.TS Nguyễn Văn Huyên khẳng định:

Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống [61, tr.29].

TS Nguyễn Viết Chức cho rằng: “Lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống điển hình và tương đối ổn định của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [21, tr.66].

Như vậy, trên cơ sở những quan điểm mà các tác giả đưa ra khi định nghĩa về lối sống, chúng ta có thể nhận thấy có những điểm tương đồng khi cho rằng: lối sống là sự khái quát hay tổng hòa toàn bộ hoạt động sống của con người trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống từ lao động, trong sinh hoạt vật chất đến tinh thần, trong quan hệ giữa người với người.

Từ đó chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của lối sống:

- Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống của con người trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

- Lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và điều kiện sống của xã hội. Tuy nhiên, sự quy định này phải thông qua hoạt động của con người (chủ thể), bởi con người vừa là sản phẩm nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoàn cảnh.


- Lối sống là sự tổng hòa các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế. Do đó, các đặc điểm của lối sống được thể hiện qua tất cả các hình thức hoạt động sống của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Lối sống nói chung đều mang tính văn hóa bởi nhận thức, tình cảm, hành động của con người là đặc thù của xã hội loài người nên những hành động xã hội, các quan hệ xã hội cho đến khuôn mẫu ứng xử... trong lối sống đều mang ý nghĩa văn hóa, đạo đức, luôn hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp.

Như vậy, lối sống được kiến giải như là một phương thức hoạt động sống của con người thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ sở của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 4

Vậy lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động, sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra mấy vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, lối sống bao gồm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong một xã hội nhất định, lối sống được biểu hiện qua quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trong ứng xử giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên “Lối sống không phải là hoạt động mà là lối hoạt động; không phải là sự giải trí mà là lối giải trí; không phải là giao tiếp mà là lối giao tiếp”. Lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hàng ngày.

Thứ hai, phương thức sản xuất và các điều kiện sống của con người suy cho cùng quyết định lối sống của họ. Lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, hệ động thực vật; của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, truyền thống... Trong các yếu tố nêu trên thì điều kiện xã hội có ý


nghĩa quyết định. Trong đó, phương thức sản xuất lại đóng vai trò quyết định đối với chính trị xã hội và văn hóa tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi vì lối sống là một thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội, lối sống của con người được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động, trước tiên là lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và các hoạt động khác v.v... đồng thời chịu sự chi phối của các hoạt động đó.

Theo C.Mác - Ph.Ăngghen “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [88, tr.30]. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định mỗi phương thức sản xuất tạo nên một cách sinh hoạt, cách sống tương ứng. Vì vậy, mỗi giai đoạn lịch sử của từng dân tộc, từng địa bàn dân cư, từng cá nhân có lối sống riêng, nghĩa là không có lối sống cho mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội có giai cấp, bởi vậy trong cùng một phương thức sản xuất cũng tồn tại nhiều lối sống khác nhau thậm chí đối lập nhau. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lối sống đối với phương thức sản xuất mang tính tương đối. Lối sống ngoài việc chịu sự quy định của kinh tế còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa.

Thứ ba, lối sống nói chung mang giá trị văn hóa, là giá trị chung của lịch sử nhân loại, hướng tới chân - thiện - mỹ vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù. Phạm vi và nội dung của lối sống bao gồm: các khuôn mẫu ứng xử, các thiết chế xã hội vận hành theo một bảng giá trị trong toàn bộ các hoạt động sống của dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trong các lĩnh vực đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa con người với con người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.

Một số khái niệm liên quan đến khái niệm lối sống:

Một là, lẽ sống là mặt ý thức của lối sống. Nó đề cập tới mục đích, ý nghĩa, lý tưởng của cuộc sống, là ý chí, khát vọng của con người. Lẽ sống phản ánh mục đích của lối sống, định hướng của cuộc sống.


Lẽ sống gắn liền với hệ tư tưởng, là thế giới quan, nhân sinh quan của con người. Lẽ sống có vai trò như “kim chỉ nam” cho cá nhân điều chỉnh hành vi của mình, vì hạnh phúc cá nhân, vì cộng đồng xã hội. Lẽ sống biểu hiện ở quan điểm sống, mục đích sống, động cơ, thái độ lựa chọn các hoạt động và các mối quan hệ trong cuộc sống. Một người có lẽ sống đúng đắn sẽ góp phần hình thành lối sống tốt đẹp. Đối với việc giáo dục sinh viên, lẽ sống và lối sống không tách rời nhau. Khi sinh viên hướng đến một lẽ sống cao đẹp thì lối sống cũng được dẫn dắt theo hướng lành mạnh. Do vậy, có thể coi lẽ sống là mặt lý tưởng của lối sống, là nhân lõi của lối sống.

Hai là, nếp sống: L.V. Kokan trong bài “Nếp sống cá nhân, những lý thuyết và phương pháp luận” viết “Nếp sống của con người được coi như là sự phản ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như là sự xã hội vào cá nhân” [Dẫn theo 55, tr.23]. Theo A.P.Butenco “nếp sống không phải là một phần mà là một hình thức biểu hiện của lối sống” [Dẫn theo 55, tr.23].

Theo Thanh Lê: Nếp sống “là những quy ước được lặp đi lặp lại trở thành một thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán, hành vi đạo đức. Nói đến nếp sống là nói đến một mặt nào đó trong lối sống” [79, tr.32].

Vì thế, nếp sống được hiểu là những phương thức hoạt động, hành vi ứng xử của con người được lặp đi lặp lại thành thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán, hành vi đạo đức. Nếp sống là biểu hiện một trong những mặt của lối sống, chẳng hạn lối sống của sinh viên biểu hiện qua nề nếp học tập, nếp sinh hoạt, nếp sống ở ký túc xá, cách thức nói chuyện hay chào hỏi...

Ba là, mức sống: là khái niệm xác định mức độ đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. Các nhà triết học Liên Xô trước đây xem lối sống ở hai mặt chất và lượng của nó. Rútkêvich cho rằng:

Nếu như mặt chất của lối sống phản ánh tính chất của chế độ xã hội

- kinh tế thì mặt lượng của lối sống được xác định bởi mức độ phụ thuộc của nhu cầu vào sự phát triển của lực lượng sản xuất ấy và mặt lượng này được thể hiện ở mức độ phúc lợi của nhân dân. Mức độ phúc lợi này thường được gọi là mức sống [146, tr.29].


Nếu xét lối sống và mặt nội dung của nó thì mức sống không thể coi là một tiêu chuẩn đầy đủ để xác định đặc trưng của lối sống. Trong thực tiễn cho thấy, điều kiện vật chất hay mức sống như nhau nhưng lối sống khác nhau. Mức sống chỉ là một bộ phận của những điều kiện tác động tới lối sống. Khái niệm mức sống chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng của đời sống, khía cạnh kinh tế của phúc lợi con người, còn lối sống lại bao hàm cả đặc trưng chất lượng của hoạt động sống của con người. Như vậy, khái niệm “mức sống” không đồng nhất với khái niệm “lối sống”. Mặc dù hai khái niệm này có mối liên hệ khăng khít, nhưng mức liên hệ ấy không phải trực tiếp, bởi vì cũng một mức sống giống nhau, lối sống có thể khác hẳn nhau, thậm chí đối lập nhau. Điều này cũng thể hiện rõ trong sinh viên, có những sinh viên mức sống vật chất đầy đủ mà lối sống thấp kém, lệch lạc; ngược lại không ít sinh viên nghèo mà có ý chí vượt qua khó khăn, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, biểu hiện một lối sống đẹp của người sinh viên.

2.1.1.2. Lối sống mới - lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay

Sự xuất hiện của những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã mở đầu cho sự hình thành trong thực tế của lối sống xã hội chủ nghĩa. Lối sống xã hội chủ nghĩa là lối sống đáp ứng với những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra; những nét điển hình trong hành vi của con người đều được đánh giá theo thước đo ấy. Lối sống xã hội chủ nghĩa được biểu hiện rõ nét ở tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân với tư cách là một đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động con người. Nhưng mỗi cá nhân không thể sống tách rời tập thể, với xã hội, mà chỉ có trong tập thể thì cá nhân đó mới có thể trực tiếp thể hiện cá tính riêng của mình, tính chủ động sáng tạo của bản thân. Điều này cũng đã được Mác - Ănghen khẳng định:

Điều kiện quyết định sự phát triển phổ biến của các cá nhân là sự thống nhất tập thể của con người, là lối sống tập thể của họ. Chỉ có trong một tập thể sống theo lối sống cộng sản chủ nghĩa (lúc đầu là lối sống xã hội chủ nghĩa), người lao động mới có thể trực tiếp thể hiện cá tính riêng của mình, tính chủ động cá nhân của mình [89, tr.281].


Như vậy, lối sống của con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội càng có tính chất tập thể bao nhiêu, thì lối sống ấy - xét về mỗi cá nhân càng cá nhân hóa bấy nhiêu, càng trở nên độc đáo bấy nhiêu. Trách nhiệm của mỗi người trước tập thể và trách nhiệm của tập thể đối với mỗi thành viên của mình - đây là nét không thể tách rời của lối sống xã hội chủ nghĩa. Vậy lối sống xã hội chủ nghĩa là gì? Theo GS Thanh Lê: “Lối sống xã hội chủ nghĩa là lối sống trong những điều kiện đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, gắn với phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa” [79, tr.53].

Lối sống xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống tốt đẹp với những giá trị, tư tưởng mới của thời đại, trong mọi hoạt động, hành vi... Lối sống mới, nếp sống mới không chỉ là những biểu hiện đơn thuần về phương thức sản xuất, về mặt kinh tế, đó còn là sự phản ánh đời sống tinh thần của dân tộc, trong văn hóa, trong lối ứng xử...

Xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay

Lối sống tồn tại và thể hiện đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử, của từng dân tộc, từng địa bàn dân cư, do đó bên cạnh tính phổ quát, lối sống còn thể hiện tính riêng, tính đặc thù.

Lối sống mới là phương thức sống của con người thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trên các lĩnh vực đức, trí, thể, mỹ.

Xây dựng lối sống mới chính là quá trình tác động đến con người nhằm hình thành và hoàn thiện ở mỗi cá nhân những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Nhờ đó, mà cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hiện thực xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn.

Đó là lối sống có tính dân tộc - hiện đại - nhân văn, phải gắn liền với quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Ở đây, khi đặt ra nội dung xây dựng lối sống mới cần quán triệt quan điểm lịch


sử - cụ thể, làm sao bảo đảm thống nhất biện chứng giữa trước mắt và lâu dài, giữa truyền thống và hiện đại. Nếu tuyệt đối hóa cái trước mắt, cái hiện tại thì không có định hướng, nếu tuyệt đối hóa cái lâu dài, cái tương lai thì ảo tưởng. Trong quan hệ truyền thống và hiện đại, nếu tuyệt đối hóa truyền thống thì sẽ không tiếp nhận được tinh hoa nhân loại, truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì không được tiếp thu những nhân tố mới sẽ trở nên bất lực trước thực tiễn và thời đại. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa hiện đại, coi nhẹ truyền thống thì sẽ tạo ra những giá trị văn hóa của người khác, dân tộc khác. Xuất phát từ những yêu cầu trên cần chú ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống có chuẩn mực đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Khi nói về đặc trưng lối sống của con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời một học giả người Pháp là Đơ Puphuôcvin: “Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, yêu thương giống nòi, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh” [Dẫn theo 76, tr.265], nhận xét trên đây của tác giả thể hiện sự nhận thức khá sâu sắc, toàn diện về con người Việt Nam.

Đa số các nhà nghiên cứu nước ta đều cho rằng, lối sống truyền thống của người Việt Nam được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: yêu nước, đoàn kết, thương người, cần kiệm, sáng tạo, thủy chung, ham học, trung thực, quý trọng người hiền tài, nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, linh hoạt... các giá trị đó đã tạo nên bản sắc dân tộc ta.

Mặc dù vậy, quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trong thế giới đương đại, các đặc trưng này có những biến đổi nhất định. Vì thế, để xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải có những định hướng cụ thể. Nghị quyết của Bộ chính trị về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã xác định: những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý


thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động... đó là nền tảng to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái [26, tr.19].

Như vậy, lối sống mới mà Đảng và nhân dân ta hướng đến xây dựng hiện nay là lối sống mang đậm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện con người trên các lĩnh vực: đức, trí, thể, mỹ.

Thứ hai, xây dựng lối sống mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện, có nhân cách phong phú.

Việc xây dựng lối sống mới cho con người ở nước ta trong giai đoạn này cần tập trung vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam với những phẩm chất nêu trên, những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên. Hội nghị trung ương năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối

đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể và xã hội.

Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [27, tr.58-59].

Năm phẩm chất trên đây thể hiện đặc trưng lối sống mới của con người Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022