Nội Dung Cơ Bản Của Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Hiện Nay


đặc biệt là đối với thanh niên - sinh viên. Vì thế, cần phải xây dựng lối sống mới cho sinh viên, giúp họ đứng vững trước những tác động tiêu cực của các thế lực thù địch về đạo đức, lối sống.

Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch một mặt, ra sức cản trở, gây sức ép, tạo thế bất lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của chúng ta; mặt khác, chúng đẩy mạnh hoạt động chống phá trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Chúng đặc biệt chú ý tới việc làm “hỏng” thế hệ trẻ trong đó có sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước với những thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Chúng tìm mọi cách reo rắc văn hóa phẩm đồi trụy, mua chuộc, dụ dỗ, làm sa ngã, lôi kéo sinh viên vào con đường ăn chơi, lối sống lệch lạc, bản năng, buông thả, vị kỷ, thờ ơ với chính trị, với vận mệnh đất nước, vô cảm với đồng bào, quay lưng với quá khứ, chà đạp lên thành quả cách mạng...

Như vậy, trong xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối sống lành mạnh, có lý tưởng, trung thực, có ý thức xây dựng đất nước… với lối sống thực dụng, ích kỷ, sa đọa. Cái mới, cái tiến bộ đang từng bước được khẳng định. Cái xấu, cái tiêu cực len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống.

Tuy là bộ phận năng động nhất trong xã hội, nhưng do thiếu sự từng trải và chiêm nghiệm ở mức cần thiết, sinh viên chịu tác động mạnh nhất, nhanh nhất của cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục

- đào tạo làm cho xã hội lo lắng như suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoãi bão, ăn chơi, nghiện ma tuý… ở một bộ phận học sinh, sinh viên; coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” [27, tr.47]. Việc giáo dục cho họ những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới sẽ giúp cho sinh viên nhận diện được những việc làm phi đạo đức, dám đấu


tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, hướng sinh viên phát triển theo hướng lành mạnh, tích cực, tự tạo ra khả năng phòng chống sự băng hoại về đạo đức, lối sống của bản thân, tin tưởng vào cuộc sống, từ đó giúp họ xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập của mình, phấn đấu, rèn luyện để thành người có đủ đức, đủ tài giúp ích cho bản thân và cho xã hội. Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng lối sống mới sẽ góp phần thức tỉnh lương tâm, tạo ra một hành lang trách nhiệm đạo đức cho hoạt động năng động của mỗi con người, góp phần tạo ra một cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, văn hoá.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật, của kinh tế tri thức, tính cạnh tranh về lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi sinh viên phải vươn lên làm chủ tri thức, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải là người có đạo đức, bởi lẽ, nếu có tài mà thiếu đạo đức sẽ mất phương hướng hoạt động, thậm trí còn làm nguy hại đến lợi ích của cộng đồng. Sinh viên đang ở giai đoạn “định hình” nhân cách, xây dựng lối sống, nhiều giá trị chưa được nhận thức đầy đủ, nhất là các giá trị đạo đức như: tình yêu, nghĩa vụ, sự khiêm tốn… Định hướng giá trị là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong nhân cách đảm bảo cho tính mục đích, tính tích cực, tính kiên định của nhân cách. Để có được những nhân cách sinh viên phát triển hoàn chỉnh, không có con đường nào ngắn hơn và tốt hơn việc tăng cường công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Ba là, việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên bắt nguồn từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân sinh viên Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Lênin coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”, muốn cho xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi áp bức bóc lột thì

phải có thế hệ thanh niên là những người đã bắt đầu trở thành những người giác ngộ, trong một hoàn cảnh đấu tranh có kỷ luật và quyết liệt chống lại giai cấp tư sản. Chính trong cuộc đấu tranh này, thế hệ đó đã đào tạo ra được những người cộng sản chân chính; thế hệ đó

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 6


phải làm cho từng bước thực tập, giáo dục và học tập của mình phụ

thuộc và gắn liền vào cuộc đấu tranh ấy [82, tr.371].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn thức tỉnh dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên, Người còn khẳng định: thế hệ trẻ là “bộ phận quan trọng”, “tốt đẹp nhất” và “hy vọng nhất” của đất nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ, thanh niên có vinh dự to lớn thì cũng có trách nhiệm to lớn, chịu trách nhiệm tiếp sức cho cách mạng, là người phụ trách và dìu dắt cho thiếu niên, nhi đồng; thanh niên còn là chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng muốn thực hiện được vai trò nòng cốt ấy, thanh niên phải nỗ lực học tập, rèn luyện về mọi mặt. Hồ Chí Minh luôn theo dõi nhắc nhở thanh niên phải kiên quyết khắc phục những tồn tại của họ như: chủ quan, nôn nóng, thiếu thực tế... mà cần phải có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm...

Đối với sinh viên, hoạt động chủ yếu là học tập để hình thành phẩm chất, nhân cách mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và mục tiêu giáo dục. Với vai trò là chủ thể hoạt động học tập, sinh viên luôn có xu hướng vươn lên làm chủ tri thức mới để phục vụ công việc của mình. Bên cạnh việc tiếp thu tri thức mới, sinh viên cũng đã quan tâm tìm hiểu giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đảng ta đã khẳng định:

Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và của dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện với cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu [31].

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với những quy tắc khắc nghiệt có thể đem đến nghịch lý đáng buồn mà nếu không có sự định hướng và kịp thời


điều chỉnh sẽ làm cho đạo đức, lối sống của con người và xã hội suy thoái nghiêm trọng, đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ, có thái độ xử lý và biểu hiện đáng lo ngại, chẳng hạn quá coi trọng lợi ích kinh tế, sống vị kỷ, hưởng lạc, đua đòi, thậm chí không nỗ lực phấn đấu mà trông chờ, ỷ lại vào xã hội, gia đình, không quan tâm đến tình hình kinh tế - xã hội... Đây là những biểu hiện của sự mất phương hướng, niềm tin, quay lưng lại với truyền thống, đi ngược lại con đường mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Ở đây, xây dựng lối sống mới không phải chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức và lối sống hiện nay cần phải cứu chữa, mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược đối với sinh viên. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh kinh tế, nhưng xét đến cùng kinh tế không phải là cứu cánh, không có mục đích tự thân. Không xây dựng được nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh thì xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, sinh viên không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống. Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng những đảm bảo đạo đức và văn hóa lao động lối sống trong phát triển.

2.1.2.3. Nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên là phát triển con người toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lối sống mới phải là lối sống văn minh, tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh, là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, trước hết chúng ta phải xác định rõ ràng tiêu chí mà sinh viên cần hướng tới thực hiện hàng ngày trong cuộc sống:

Một là, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là có tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thái độ say mê, trung thực trong học tập, lao động.


Yêu nước là giá trị hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Nếu trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, yêu nước là sự hy sinh quên mình vì tổ quốc, thì yêu nước trong điều kiện hiện nay là nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa Việt Nam lên ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Khi nói về đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “một là sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh; hai là sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm” [91, tr.98].

Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc luôn là động lực tinh thần to lớn giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, có định hướng trong mọi hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần nâng niu, giữ gìn giá trị cao quý ấy. Sinh viên hôm nay cần phát huy truyền thống đó, quyết tâm vươn lên, đạt tới mục tiêu xây dựng thành công CNXH. Điều này đòi hỏi sinh viên phải có thái độ học tập lao động nghiêm túc, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, có tinh thần tương trợ hợp tác lẫn nhau, biết tranh thủ, thu xếp thời gian để học tập. Học để làm người, học để làm việc, học để chung sống và học để sáng tạo. Học để làm việc là yêu cầu đối với sinh viên phải tự giác, trung thực nghiên cứu, nắm được chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức khoa học để tạo ra năng suất lao động xã hội cao xây dựng và phát triển đất nước. Học tập cần cù phải gắn liền với sự sáng tạo, dựa trên tri thức khoa học, các quy luật tự nhiên - xã hội để có sự vận dụng vào trong mọi hoạt động của đời sống con người. Cần cù và sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau, có cần cù mới có sáng tạo, ngược lại muốn tìm và phát hiện ra cái mới phải trên cơ sở có sự kế thừa những tri thức khoa học của các thế hệ đi trước để tiếp bước trong tương lai. Xã hội không thể phát triển nếu không có sáng tạo của con người.

Hai là, xây dựng lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lương tâm trong sáng, lòng nhân ái bao dung cho sinh viên. Xây dựng lối sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn lao vì ngày mai lập thân lập nghiệp, có nghị lực và tự tin trong cuộc sống, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.


Lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm của sinh viên chính là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh và với xã hội. Xã hội luôn đánh giá cao vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của xã hội. Thông qua hình thức thu hút sinh viên tham gia mà các phong trào chính trị, xã hội - thực tiễn để giáo dục ý thức cộng đồng, lương tâm trong sáng cho sinh viên, chẳng hạn như: hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, tuyên truyền cho hoạt động giờ trái đất...

Lòng nhân ái, bao dung thể hiện ở tình yêu thương và quý trọng con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác không cần toan tính vụ lợi, nó còn biểu hiện ở tính nhân đạo, lòng vị tha và lòng nhân văn sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta, nó đang trở thành định hướng cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Như vậy, quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên là làm cho họ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, xã hội làm định hướng cho hoạt động của mình.

Theo Mác, lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo mục đích của mình và hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Chính mục đích đã định hướng cho con người hoạt động theo yêu cầu bảo đảm lợi ích của họ. Lý tưởng là sự hướng tới và theo đuổi những ước mơ có khả năng biến thành hiện thực, được hình thành từ hoạt động thực tiễn. Lý tưởng sống của sinh viên Việt Nam hôm nay chính là tình cảm, niềm tin, hành động thiết thực vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân. Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, lý tưởng cách mạng của sinh viên Việt Nam thể hiện ở tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù, ngày nay lý tưởng của họ là thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là lý tưởng về cuộc sống “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Với sinh viên, việc xây dựng lối sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão là tất yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Sinh viên cần phải có tinh thần gan dạ, sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” [90, tr.167].


Ba là, xây dựng lối sống văn minh, có văn hóa trong ứng xử, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật tôn trọng kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, dám đứng lên bảo vệ cái đúng, cái thiện.

Đây là những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Lịch sử nhân loại suy cho cùng là lịch sử từng bước giải phóng con người, hướng con người thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để xây dựng xã hội văn minh, hướng con người đến sự phát triển tự do, toàn diện. Ngày nay, chúng ta xây dựng CNXH là từng bước thực hiện mục tiêu trên. Vì vậy, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người là yêu cầu khách quan, trong đó trước hết là xây dựng lối ứng xử có văn hóa giữa người với người. Trong xã hội ta hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên còn sống đua đòi, ứng xử thiếu văn hóa. Mặt khác, các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội đang rất cần được giữ gìn và bảo vệ, sinh viên cần hướng tới lối sống văn minh, thanh lịch. Sinh viên Việt Nam hôm nay phải nỗ lực học tập để hiểu được đạo lý ở đời, biết ứng xử có văn hóa trong mọi quan hệ xã hội như biết kính trên nhường dưới, biết sống vì người khác, quan tâm đến những người xung quanh, đến cộng đồng, biết chia sẻ, kính trọng thầy cô, yêu thương gia đình, sống thân thiện, thấy được nghĩa vụ lớn lao đối với xã hội, có quan niệm đúng đắn về tình yêu để giải quyết tốt quan hệ giữa tình yêu và sự nghiệp.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên đòi hỏi phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật và có ý thức bảo vệ môi trường, mạnh dạn đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, đã có không ít thanh niên trong đó có sinh viên do định hướng không đúng, khủng hoảng niềm tin, sống sa đọa, vi phạm pháp luật vì những tội danh như vận chuyển ma túy, nghiện ngập, trộm cướp... tất cả đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của không ít thanh niên sinh viên trong xã hội cũng như việc xem thường pháp luật của họ. Sinh viên phải có thái độ rõ ràng trước những hành vi của con người trong xã hội, chẳng hạn như yêu những việc làm tốt, việc thiện; lên án cái xấu, cái ác cũng như kiên quyết đấu tranh


chống lại những bất công trong xã hội, chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái.

Bốn là, xây dựng thái độ đúng mực trong tình bạn, tình yêu cho sinh viên, thói quen, ứng xử văn hóa đạo đức trong lối sống của họ.

Đối với thanh niên, tình bạn, tình yêu trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt và là vấn đề khá nhạy cảm, tế nhị. Điều quan trọng là làm thế nào để họ nhận thức đúng đắn về một tình bạn, tình yêu đẹp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới động lực và chi phối hành động của thanh niên hiện nay. Vì vậy, giáo dục thái độ đúng mực trong tình bạn, tình yêu cho sinh viên là nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Tình bạn trong sáng, chân thành; tình yêu đúng đắn, cao đẹp chính là điểm tựa, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho sinh viên vươn lên trong cuộc sống, giúp họ gắn bó với tập thể, với cộng đồng, luôn có ý thức hướng tới tập thể, quan tâm giúp đỡ nhau, nhờ đó hình thành lối sống mới, tiến bộ trong mỗi con người. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay có lối sống lệch lạc, phóng túng, tự do vô kỷ luật, mắc phải các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, gái điếm, trai bao, môi giới mại dâm... những việc làm này đang làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của họ đối với mọi người. Vì thế cần phải nghiêm túc phê phán một bộ phận sinh viên có quan niệm tình yêu thiếu nghiêm túc, sống thử, sống gấp...

Ngoài ra, cần chú ý xây dựng và duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên như thói quen đọc sách, thưởng thức nghệ thuật, chơi thể thao... để có lối sống lành mạnh. Hiện nay, ngoài việc tìm đọc các sách giải trí, sinh viên vẫn tìm sách chuyên sâu, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống... những ngày hội sách thu hút được đông đảo bạn đọc đến mua sách. Đây là thói quen tốt cần phải được phát huy hơn nữa trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.

2.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

2.2.1. Giá trị, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

Khái niệm giá trị xuất hiện từ thời cổ đại và gắn liền với triết học, nó

nằm trong cấu trúc của đạo đức học. Đến đầu thế kỷ XX, giá trị học mới bắt

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí