21
Linh mục: là một chức vị đạo (chức thánh) thuộc hàng giáo sĩ của Giáo hội Công giáo Rôma. Linh mục gồm hai loại: linh mục triều và linh mục dòng. Linh mục triều là các linh mục thuộc quyền giám mục giáo phận, do giám mục giáo phận đào tạo, sử dụng vào hoạt động coi sóc một giáo xứ hoặc các chức vị khác trong giáo phận; linh mục dòng là các linh mục thành viên của một dòng tu Công giáo, dưới quyền một vị bề trên, do dòng tu đào tạo, sử dụng tham gia vào các hoạt động chuyên môn, như y tế, giáo dục, thiện xã hội. Linh mục dòng cũng có thể tham gia cai quản, coi sóc giáo xứ, nhưng thường theo nhóm hay tổ phụ trách giáo xứ.
Lễ buộc: là thánh lễ bắt buộc tín đồ phải tham dự. Có hai loại lễ buộc là lễ Chúa nhật và lễ trọng buộc.
Lễ trọng: là bậc lễ cao nhất trong lịch phụng vụ của Giáo hội Công giáo, liên quan đến một sự kiện đức tin về Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria hay các vị thánh quan trọng khác. Theo giáo luật, Công giáo có các ngày lễ trọng như lễ Giáng sinh (25-12), lễ Phục sinh, lễ Chúa Giêsu lên trời (thăng thiên), lễ Chúa Thánh thần hiện xuống, lễ Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời (15-8) và lễ các thánh (1-11).
Người Mông: là dân tộc sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Chữ “Mông” còn được viết là Hmông, bởi vì, trong nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, chữ “người” đọc là “Hmon”, phát âm thành “Hmông”. Nếu viết tên tộc người này bằng tiếng Latinh thì viết là “Hmôngz”. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt và tiếng Mông hiện nay đều sử dụng chữ cái la tinh để ghi văn bản. Tiếng Việt có 22 phụ âm, còn tiếng Mông có tới 57 phụ âm. Các phụ âm giống tiếng Việt thì trong tiếng Mông đều có, nhưng còn 35 phụ âm nữa của tiếng Mông tiếng Việt không có, không thể phát âm giống Tiếng Việt mà phải đọc bằng phương thức mũi. Chữ H đầu chỉ là âm gió, nên phụ âm “Hm” chỉ phát âm là “M” trong tiếng Việt mà thôi, vì thế nếu ta đọc là “Hơ-mông”, hay “Hờ-mông” là sai, không có nghĩa. Để viết bằng tiếng Việt đảm bảo được tính đơn âm của phụ âm, đúng với nghĩa của từ “người” và tên tộc danh, ta nên sử dụng một phụ âm “M” của tiếng Việt để biểu thị là hợp lý nhất.
Tại Hội nghị cán bộ cốt cán dân tộc Mông năm 1978 do Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức đã thông nhất gọi dân tộc này là dân tộc Mông. Từ đó về sau các văn bản của Đảng và nhà nước đều viết là “Mông”. Ví dụ: Chỉ thị 45-CT/TW, ngày 23- 9-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) cũng ghi là “Chỉ thị về một số
22
công tác vùng dân tộc Mông”; Công văn số 09-CV/HĐDT, ngày 4-12-2001 về việc đề nghị đọc đúng tên và khái niệm dân tộc, nêu rõ: “tên gọi dân tộc Mông, nếu viết bằng chữ phổ thông là ngôn ngữ chính thức của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì viết là Mông”.
Có thể bạn quan tâm!
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 1
- Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 2
- Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Và Một Số Khái Niệm Sử Dụng Trong Luận Án
- Vài Nét Về Vùng Người Mông Theo Công Giáo Ở Lào Cai Hiện Nay
- Giai Đoạn Từ Năm 1950 Đến Năm 1989
- Nguyên Nhân Công Giáo Du Nhập, Phát Triển Trong Cộng Đồng Người Mông Ở Lào Cai
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Gần đây một số công trình khoa học của giới nghiên cứu cũng đã viết là dân tộc này là “Mông” thay vì “Hmông”, như: Dân tộc Mông ở Việt Nam của Cư Hòa Vần và Hoàng Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1994; Bản sắc văn hóa dân tộc Mông và giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị của nó ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ của Hoàng Xuân Lương, 2002; Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay” của Thào Xuân Sùng, NXB Chính trị quốc gia, 2009…
Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả cũng viết là: “dân tộc Mông”, “người Mông”, “đồng bào Mông” vừa dễ đọc, vừa chuẩn âm và mang tính phổ thông hơn.
Người Mông Công giáo: Bộ phận người Mông theo Công giáo, xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng trên 17.000 người (chiếm 2% trong tổng dân số người Mông), tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và một bộ phận ở Tây Nguyên.
Nhà nguyện: cơ sở thờ tự được đấng bản quyền (giám mục giáo phận hoặc bề trên dòng tu giáo sĩ) ban phép để dành riêng cho việc thờ phụng Thiên Chúa của một cộng đoàn (giáo họ), thường ở nơi quá xa nhà thờ xứ để tu sỹ, giáo dân đến đó cầu nguyện hoặc của các nhà dòng, các tu viện dòng tu Công giáo hay của một vị giám mục. Nhà nguyện có thể có “nhà tạm”,-nơi để Mình Thánh Chúa, cử hành các thánh lễ, các bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối...
Nhà thờ: cơ sở thờ tự của giáo phận, giáo xứ (cũng có trường hợp là cơ sở thờ tự của giáo họ), dành riêng cho việc thờ phụng Thiên Chúa, nơi các tín hữu có quyền lui tới để thờ Thiên Chúa. Nhà thờ chỉ được xây dựng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của giám mục giáo phận và phải được cung hiến, có tước hiệu riêng. Nhà thờ được thiết kế theo một kiến trúc riêng, chuyên dùng để thờ Chúa. Theo giáo luật, nhà thờ phải có “nhà tạm” để Mình Thánh Chúa. Nhà thờ chính xứ, là cơ sở thờ tự của của một giáo xứ, nơi linh mục chính xứ cư trú tại nhà xứ gần nhà thờ, gọi là nhà thờ chính xứ. Nhà thờ chính xứ cũng đồng thời là nhà thờ của giáo họ chính xứ hay họ đạo đầu nhà xứ.
Mục vụ: là hoạt động của giáo hội, cụ thể của các giáo sĩ trong việc chăm sóc giáo dân về mặt thiêng liêng, như giảng đạo, cử hành các phép bí tích, truyền giáo, quản giáo.
23
Thánh lễ: nghi thức dành cho thần linh. Thánh lễ trong Công giáo gồm hai phần: phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh thể.
Thừa sai: trong luận án này được hiểu là những nhà truyền giáo phương Tây được giáo hội cử đi truyền đạo ở Việt Nam.
Thừa tác viên: những người được giáo hội giao thực hiện các nghi lễ trong hoạt động mục vụ và phụng tự của giáo hội. Theo giáo luật, có hai loại thừa tác viên: thừa tác viên thường lệ, gồm những người có chức thánh (giáo sĩ) để thực thi hoạt động mục vụ, coi sóc tín đồ. Thừa tác viên ngoại lệ, gồm những người không có chức thánh (giáo dân). Trước Công đồng Vatican II (1962-1965), chỉ có thừa tác viên có chức thánh bậc linh mục và giám mục mới được coi là thừa tác viên thường lệ trong hoạt động mục vụ, còn chức phó tế cũng chỉ được xem là thừa tác viên ngoại lệ, giáo dân (tín đồ), không được tham gia vào tác vụ của hàng giáo sĩ, tức là không được giáo hội thừa nhận và trao tác vụ làm thừa tác viên của giáo hội. Sau Công đồng Vatican II, theo sắc chỉ của Giáo triều Rôma năm 1969, các phó tế được thừa nhận là thừa tác viên thường lệ, giáo dân được công nhận là thừa tác viên ngoại lệ. Các Thừa tác viên có chức thánh thực thi việc phục vụ đặc biệt của mình qua việc giảng dạy, cử hành phục vụ và hướng dẫn đạo của các tín hữu. Các Thừa tác viên không có chức Thánh được trao một số nhiệm vụ do các Giám mục quy định.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát về người Mông ở Lào Cai
1.2.1.1. Vài nét về lịch sử tộc người Mông ở Lào Cai
Theo nhiều nghiên cứu dân tộc học, người Mông được xem là tộc người có lịch sử lâu đời ở Châu Á. Vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, biên niên sử Trung Hoa đã xuất hiện cụm từ “Tam Miêu” để chỉ một quốc gia được thành lập do một số bộ lạc hợp nhất lại, cư tụ ở vùng Bành Lãi và Hồ Động Đình thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Trong lịch sử, người Mông phải chịu nhiều đau thương. Do bị các triều đại phong kiến người Hán ở Trung Hoa đánh đuổi, nên người Mông từ phương Bắc di cư dần xuống phía Nam. Vào khoảng thế kỉ VIII, tộc người này lùi xuống sinh tụ tương đối ổn định ở Quý Châu, Hồ Nam và Vân Nam (Trung Quốc). Do sinh sống ở Quý Châu thời gian lâu nhất, nên người Mông coi nơi đây là vùng đất tổ thứ hai của mình. Đầu thế kỷ XV, nước Tam Miêu ở Quý Châu vẫn được quyền tự cai quản. Nhưng đến thế kỷ XVIII, nhà Thanh, xóa bỏ chế độ thổ ty (1720), người Mông ở
24
Hồ Nam và Quý Châu có những cuộc nổi dậy với khẩu hiệu “đuổi người khách giành lại đất cũ”, phản đối chính sách của nhà Thanh. Để đối phó với phong trào đó, “nhà Thanh đàn áp có tính hủy diệt thực hiện chính sách đốt sạch, phá sạch. Ở Đông Nam Quý Châu, trước đó có khoảng 50 - 60 vạn người Mông, sau 20 năm chỉ còn vài vạn” [160, tr.21]. Sau biến cố ấy, người Mông tiếp tục di chuyển về phía Nam và phía Tây, cư trú trên các vùng núi cao tách biệt hẳn với người Hán. Người Mông di cư đến Việt Nam, trong đó có Lào Cai vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trong 3 đợt chủ yếu: Đợt di cư lần thứ nhất diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đợt di cư lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian 1840 - 1869. Đợt di cư lần thứ ba diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Do có nguồn gốc từ phương Bắc, nên người Mông vẫn còn một số yếu tố văn hóa của người phương Bắc thể hiện qua nhà ở, trang phục, cách thức chế biến thức ăn,v.v… Tuy nhiên, đa số yếu tố văn hóa của dân tộc Mông thuộc về phương Nam. Về ngôn ngữ, phần lớn các nhà khoa học xếp ngôn ngữ Mông thuộc ngữ hệ Nam Á. Hiện nay, trong các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, dân tộc Mông chiếm hơn
26% tổng dân số, có 4 ngành chính: Mông Lềnh (Mông Lênhx) chiếm 70% số người Mông toàn tỉnh, cư trú ở cả 8 huyện, nhưng tập trung ở các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên; Mông Đen (Mông Đuz) cư trú ở các huyện Bát Xát, Sa Pa; Mông Xanh (Mông Njuôz) chỉ có ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn; Mông Trắng (Mông Đơưz) cư trú ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa, Si Ma Cai. Tuy phân biệt thành bốn ngành khác nhau, nhưng chỉ ngành Mông Xanh ở xã Nậm Xé (Văn Bàn) là có nhiều nét khác biệt. Ba ngành Mông Lềnh, Mông Trắng và Mông Đen cơ bản giống nhau về văn hoá. Trong ngôn ngữ có tới hơn 90% từ vị và cách phát âm của các ngành Mông giống nhau. Sự khác nhau giữa các ngành Mông chủ yếu dựa trên trang phục của phụ nữ, nhưng đúng ra phải phân biệt qua ngôn ngữ mới chính xác. Chẳng hạn như ở Sa Pa, có 3 ngành Mông Lềnh, Mông Trắng và Mông Đen. Mông Lềnh và Mông Đen đều mặc quần áo màu đen như nhau nên nhiều người xếp chung vào ngành Mông Đen. Trên thực tế, ngành Mông Đen chỉ có một nhóm ở xã Tả Phìn mà thôi, còn phần lớn người Mông ở Sa Pa thuộc ngành Mông Lềnh.
Người Mông di cư đến Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng với mong muốn có cuộc sống ổn định hơn và no ấm hơn. Nhưng đến đây, họ lại bị ách áp bức bóc lột của thế lực thổ ty và thực dân Pháp với chính sách thuế khóa nặng nề. Đời sống
25
của người Mông ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vô cùng cực khổ. Không chịu khuất phục trước cường quyền, họ liên tiếp đứng lên chống Pháp và tay sai. Những người tham gia các phong trào bị đàn áp, giam cầm, sát hại. Có cuộc nổi dậy bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Từ khi đát nước độc lập, Lào Cai được giải phóng, đồng bào Mông phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, vào Chính phủ, đồng bào hăng hái dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tạo ra bản làng vùng cao đầm ấm. Người Mông ở Lào Cai luôn coi Việt Nam là Tổ quốc mình, luôn kề vai sát cánh cùng các dân tộc khác xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” của Tổ quốc.
1.2.1.2. Đời sống kinh tế của người Mông ở Lào Cai
Do người Mông ở Lào Cai sinh sống trên các triền núi cao, gắn bó với núi rừng, nên nông nghiệp nương rẫy trở thành nền tảng kinh tế quan trọng của đồng bào. Họ làm nương rẫy theo các dạng địa hình khác nhau để trồng các loại cây lương thực, rau củ quả phù hợp. Ngoài trồng lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, dưa leo, người Mông còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải, trồng các loại cây thuốc để bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
Kinh tế nương rẫy của người Mông phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ở vùng cao do khí hậu lạnh kéo dài, nên người Mông chủ yếu làm một vụ, năng suất cây trồng thấp, đồng bào liên tục mở rộng diện tích gieo trồng bằng cách phát nương, đốt rẫy. Phương thức này gây ra những tác hại lớn đến môi trường sinh thái, dẫn đến tài nguyên cạn kiệt, đất đai bị xói mòn, bạc màu, sản xuất nông lâm nghiệp khó khăn, người Mông lại du canh du cư tìm vùng đất mới, lập nên những bản làng vùng sâu vùng xa. Môi trường càng trở nên khép kín, thiếu thông tin, không có điều kiện để giao lưu văn hóa, nên đồng bào Mông dễ tin theo những điều mê tín và tôn giáo mới.
Ngoài nương rẫy, các hoạt động kinh tế khác cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc sống của đồng bào như săn bắn, hái lượm, thủ công như rèn đúc, thêu thùa, đan lát... Nhìn chung, kinh tế của dân tộc Mông ở Lào Cai chủ yếu là tự cấp tự túc, khép kín, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.
1.2.1.3. Xã hội truyền thống của người Mông ở Lào Cai
Người Mông có tổ chức xã hội khá chặt chẽ, bền vững. Xã hội truyền thống của người Mông dựa trên quan hệ huyết thống dòng họ. Những người cùng dòng họ đều là anh em (cứ tỳ), dù người đó ở đâu, không phụ thuộc vào địa bàn cư trú xa hay gần, kể cả khác quốc gia. Thành viên trong dòng họ gắn kết và trách nhiệm với
26
nhau trên cơ sở tuân thủ các phong tục tập quán. Về quan hệ láng giềng, làng bản của người Mông mang tính khép kín, sự cố kết cộng đồng cao.
Người Mông theo chế độ phụ quyền. Chủ gia đình luôn là người bố, khi bố chết quyền hành trong nhà giao cho con trai trưởng. Chủ gia đình là người đề ra kế hoạch lao động sản xuất cũng như thực hiện các nghi lễ tôn giáo của gia đình.
Gia đình người Mông ở Lào Cai là một đơn vị kinh tế độc lập, thường từ 2 đến 3 thế hệ, khoảng 05 đến 07 người. Sự phân công lao động trong gia đình rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Nam giới đảm nhiệm toàn bộ công việc làm nương rẫy, cày bừa, cuốc đất vv. Nữ giới trồng cấy, dệt vải, thêu thùa, hái lượm… Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được coi là lao động chính; từ 8 đến 12 tuổi là lao động phụ. Trong gia đình, mọi người cùng nhau làm, cùng nhau hưởng lợi một cách hài hòa, đầm ấm.
Gia đình người Mông còn là một đơn vị văn hóa, vì đó là môi trường trao truyền và phát triển văn hóa tộc người. Từ tấm bé, các em trai được cha dạy cày bừa, làm súng kíp, đặt bẫy, săn bắn, múa khèn, thổi khèn, thổi sáo và làm lý. Các em gái được mẹ dạy cho cách may vá, thêu thùa, dệt vải, hát ru, thổi kèn lá, kèn môi, chế biến thức ăn... Trong gia đình, mỗi thành viên được học nếp sống truyền thống, qua đó bản sắc văn hóa của đồng bào Mông được bảo lưu từ đời này qua đời khác. Gia đình người Mông cũng là một đơn vị tín ngưỡng. Ngôi nhà vừa là nơi ở vừa là nơi thờ cúng các loại ma.
Dòng họ (xênhv) của người Mông gồm những người đàn ông thuộc các thế hệ khác nhau được sinh ra từ một ông tổ và vợ con của họ. Cùng họ là những người “cùng ma” (thôngx đangz), qua nhiều ký hiệu tín ngưỡng như: lễ thức chôn cất người chết, cách làm ma bò, ma lợn, ma cửa... Mỗi họ có nghi lễ riêng. Đối với người Mông, các lễ cúng ma cửa (xìa mình), ma mụ (đá trùng), ma lợn (bùa đáng), ma trâu (nhìu đáng) rất quan trọng mà sự phân biệt giữa các dòng họ là số lượng bát thịt cúng, cách bày bát thịt cúng, nơi cúng, bài cúng. Cùng ma đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc nhận người cùng huyết thống mà còn là yếu tố cốt lõi để cố kết các thành viên cùng một ông tổ, xây dựng hệ thống luật tục trong mối quan hệ giữa người cùng họ và người khác họ. Người Mông coi cùng họ là cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết ở trong nhà của nhau mà không sợ tổ tiên quở trách, luôn phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
27
Người Mông ở Lào Cai có khoảng trên 20 dòng họ, mỗi dòng họ lại có các chi họ khác nhau. Những người chung tên họ coi nhau là anh em dù không cùng một ông tổ. Các gia đình trong dòng họ có thể cư trú ở rất xa nhau, nhưng khi đến chơi với nhau, họ đều coi nhau như người nhà theo chế độ ngoại hôn (cùng họ không được lấy nhau). Đồng bào cho rằng, lấy vợ gả chồng cho con cái khác dòng họ thì làm ăn mới tốt, nếu không sẽ bị tổ tiên trừng phạt. Đây là một kiêng kị của người Mông, không ai được vi phạm.
Mỗi dòng họ của người Mông có một trưởng họ (uox thaux) đảm nhiệm các công việc chung. Trưởng họ là “người cầm quyền người”. Trưởng họ không nhất thiết là con trưởng theo kiểu cha truyền con nối như người Kinh ở miền xuôi mà do dòng họ bầu ra và có thể bị phế truất nếu như không còn tín nhiệm. Trưởng họ phải là người am hiểu phong tục tập quán, giỏi lý lẽ, giỏi kinh nghiệm sản xuất, được mọi người ủng hộ và nghe lời (không kể tuổi tác, ngôi thứ). Trưởng họ có quyền quyết định những công việc hệ trọng trong dòng họ. Như vậy, có thể coi tổ chức dòng họ là một bộ máy tự quản trong xã hội người Mông. Ngoài trưởng họ còn có người “cầm quyền ma, quyền khách” (cho dax khuô) và bà cô (phaux). “Người cầm quyền ma, quyền khách” phụ trách các công việc lên quan đế tín ngưỡng, tế lễ thần linh. Còn bà cô tuy đã đi lấy chồng, thuộc “ma” nhà chồng nhưng vẫn có trách nhiệm đối với con cháu của anh em mình.
Trong xã hội truyền thống của người Mông, tổ chức dòng họ thực sự là một bộ máy tự quản hữu hiệu, với sự cố kết chặt chẽ giữa những người cùng họ hay cùng ma. Mọi người trong họ luôn đề cao sự tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Các dòng họ thường cư trú quần tụ trong một bản, hay một phần của bản, tạo nên sức mạnh cộng đồng để chống thiên tai, địch họa và giúp nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Tính cố kết cộng đồng là một nguyên nhân các tôn giáo khác khó xâm nhập, nhưng khi trong dòng họ có một số người từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo thì chỉ trong một thời gian sau nhiều người khác cũng theo đạo. Những gia đình không theo đạo sẽ bị dòng họ gây áp lực tâm lý hoặc bị cô lập.
Về địa bàn cư trú, người Mông ở Lào Cai sinh sống tập trung ở các bản (jaol/giao) vùng cao. Mỗi bản có một hoặc vài dòng họ. Điều hành công việc chung là trưởng bản do dân bản bầu ra. Trưởng bản phải là người phải biết làm ăn, hiểu lý lẽ, sống công bằng, giao thiệp rộng; có anh em họ hàng đông, nhiều kinh nghiệm
28
trong sản xuất. Ông ta có trách nhiệm duy trì trật tự trong bản, điều phối các công việc chung, giải quyết những mâu thuẫn giữa gia đình các dòng họ hoặc giữa các thành viên trong bản.
Mỗi bản người Mông có quy ước riêng, mọi người phải thực hiện nghiêm túc. Việc xử lý các mối quan hệ xã hội của người Mông chủ yếu dựa trên luật tục mà ít khi dựa trên cơ sở pháp lý hay quy định của chính quyền. Dư luận xã hội và hình thức phạt vạ nghiêm ngặt là biện pháp đảm bảo các quy ước được thực hiện. Điều này làm cho những “cái mới” (tôn giáo chẳng hạn) không dễ xâm nhập, nhưng khi đã xâm nhập thì lại tồn tại, phát triển một cách bền vững. Và cũng chính điều này, đôi khi gây khó khăn nhất định trong việc quản lý nhà nước ở địa phương.
1.2.1.4. Tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Mông ở Lào Cai
Người Mông có tâm thức tôn giáo đa thần, theo quan niệm “vạn vật hữu linh”, chịu ảnh hưởng của Đạo giáo ngành phù thủy. Hệ thần/ma của người Mông khá đông đúc và phức tạp. Các hình thức tôn giáo sơ khai như tô tem giáo, hồn linh giáo vẫn tồn tại và đan xen trong tín ngưỡng dân gian. Trong tín ngưỡng truyền thống của người Mông, thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo và thờ các vị thần/ma có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo quan niệm của đồng bào, tổ tiên là những người đã chết thuộc các thế hệ cha ông trở về trước. “Họ” trú ngụ ở trên trời có quyền năng rất lớn, có thể chi phối đến số phận của con cháu (sức khỏe, công việc…). Sự ban phúc hay giáng họa của tổ tiên tùy thuộc vào sự đối xử của con cháu, người thân đang sống. Do đó phải thờ phụng tử tế, chu đáo. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Mông ở Lào Cai khá đơn giản nhưng trang nghiêm, trong đó quan trọng nhất là lễ cúng tổ tiên vào năm mới (Môngz pêz chơưs), lễ cưới xin (yungz cưs), lễ tang ma (hôngx sưv), lễ cơm mới (maor yaz), lễ đặt tên trẻ sơ sinh (hnungz krênh nhuôs plix),v.v...
Về thế giới quan, người Mông cho rằng, vũ trụ có hai thế giới cùng tồn tại: thế giới trên trời là nơi có ông Trời (vị thần có quyền năng cao nhất) và các vị thần linh của người Mông, trong đó có tổ tiên và những người trong dòng họ đã chết. Thế giới mặt đất là nơi con người và muôn vật sinh sống, đồng thời có các ma lành, ma ác. Theo đó, “bầu trời và mặt đất do ông Trời sai khiến bà Chầy tạo nên, còn người Hmông sinh ra từ trong lòng đất” [124, tr.92].
Người Mông tin rằng, để tồn tại được trên trần gian, họ được các vị thần giúp đỡ, dạy cách “làm ăn, làm uống”, cách ứng xử trong cộng đồng. Họ luôn