Thực Trạng Của Việc Phát Huy Giá Trị “Cần Cù, Sáng Tạo Trong Lao Động”, Tinh Thần “Lạc Quan” Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên


vì cuộc sống cộng đồng”; “Tuổi trẻ làm theo lời Bác, sống đẹp, sống có ích”; “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, vì bình yên cuộc sống”; “Vì đàn em thân yêu”. Củng cố các đội tình nguyện, các tổ nhóm tình nguyện. Triển khai câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo; Phối hợp và tổ chức tốt có hiệu quả các hoạt động: "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn"... Phát động phong trào “Sinh viên với văn hoá giao thông", tuyên truyền sinh viên chấp hành Luật giao thông đường bộ, triển khai xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông. Đổi mới hơn nữa các hình thức hoạt động của tình nguyện Hè, chương trình tiếp sức mùa thi.

Sinh viên ngày nay tham gia tích cực các phong trào xã hội lành mạnh, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cộng đồng. Trong các năm qua, kể từ năm 2003 đến 2011, sinh viên tại Hà Nội nói riêng và sinh viên trong cả nước nói chung, đã tham gia các phong trào “mùa hè xanh tình nguyện” và thu được nhiều kết quả. Chỉ tính trong năm 2010, với chiến dịch này, đội sinh viên tình nguyện Đại học Điện Lực đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Sơn La, Huyện Đoàn Mường La - tỉnh Sơn La tiến hành thực hiện chiến dịch mùa hè xanh tình nguyện 2010 tại huyện Mường La - tỉnh Sơn La, cụ thể là tại xã Ngọc Chiến, cách thị trấn Ít Ong 31km về phía Đông Nam. Đoàn đã thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các thiết bị điện trong nhà; tuyên truyền việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn cho hơn 100 hộ gia đình nghèo và chính sách của các bản tái định cư 1, tái định cư 2, Phiêng Ái, Lộng Căn; tặng quà cho 10 hộ gia đình chính sách; phối hợp tình nguyện với các đơn vị bạn như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La; Trung tâm Y tế huyện Mường La - tỉnh Sơn La. Phong trào hưởng ứng Tết trồng cây (2011): trồng gần 50.000 cây xanh, đồng thời đảm nhận các công trình thanh niên tình nguyện như “Vườn cây thanh niên”, “Hàng cây thanh niên”, “Con đường thanh niên”…góp phần làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp. Chương trình “tiếp sức mùa thi” đã tư vấn và hỗ trợ thông tin cho 800.000 lượt thí sinh và người nhà; giới thiệu 222.131 chỗ ở giá rẻ, 35.404 chỗ ở miễn phí, phát


hơn 400.000 bản đồ và gần 200.000 cuốn cẩm nang giúp đỡ thí sinh. Ngoài ra còn giúp cho giới trẻ “tự giáo dục”, trang bị cho họ ý thức cộng đồng, xác định rõ hơn trách nhiệm của lớp trẻ hôm nay đối với quê hương, đất nước [148].

Phong trào thanh niên tình nguyện là phong trào chính thức được phát động từ năm 2000 và cho đến nay nó đã nhanh chóng trở thành một phong trào chính trị - xã hội thực tiễn rộng lớn của thanh niên sinh viên với nhiều nội dung thiết thực, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Cho đến năm 2010, qua 10 năm tổ chức phong trào tình nguyện, đoàn viên thanh niên cả nước đã thực hiện được 287 dự án làng thanh niên lập nghiệp với hơn 1.000 hộ gia đình trẻ định cư; xây mới và nâng cấp 11.231 cây cầu, 1.937 km đường giao thông nông thôn với trên 1,3 triệu ngày công lao động, qua đó làm lợi gần 30 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn vẫn tiếp tục triển khai đa dạng các phương thức tình nguyện phù hợp với từng đối tượng, chú trọng vào chiều sâu phong trào, kết hợp giữa hoạt động tình nguyện trong nước và quốc tế…

Thành Đoàn TNCS TPHCM tổ chức hội quân và tổng kết các chiến dịch tình nguyện hè 2010. Các chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ, Hành quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi và Trí thức, khoa học trẻ tình nguyện diễn ra trên địa bàn TPHCM, 11 tỉnh - thành Tây Nguyên, Đông Nam bộ và 2 nước bạn Lào, Campuchia. Hơn 100.000 lượt đoàn viên thanh niên thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả: xây tặng 188 tủ sách thiếu nhi với hơn 18.000 đầu sách; bê tông hóa 2.600m đường nông thôn; lắp đặt, thay mới thiết bị điện cho 153 hộ dân tại các khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao; khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 57.000 lượt người nghèo; xây mới 62 cây cầu giao thông nông thôn trị giá 3,8 tỷ đồng; hỗ trợ vốn cho trên 4.800 đoàn viên thanh niên...[148].

Có 727 sinh viên khi được hỏi đã tham gia những hoạt động sau đây [49, tr.215]: 1. Ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai....................................... 90,61%

2. Giúp học sinh nghèo vượt khó................................................. 55,67%

3. Giúp người tàn tật, bất hạnh.................................................... 52,61%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


4. Giúp đỡ các hộ nghèo.............................................................. 44,54%

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 12

5. Giúp đỡ các gia đình neo đơn.................................................. 32,71%

Theo quan niệm của người Việt Nam, đạo hiếu là một nguyên tắc, một quy chuẩn lối sống, đạo đức, của người làm con. Đó là lòng biết ơn, tình yêu thương, tôn kính và trách nhiệm phụng dưỡng đối với bậc sinh thành. Trong các gia đình Việt Nam hiện nay, đức hiếu thảo vẫn được coi là một trong những giá trị quan trọng hàng đầu cần được dạy bảo cho con cháu. Số ý kiến người được hỏi cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình thông qua ông bà, cha mẹ chiếm 94,6% và 88,5% số người cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu [141, tr.219].

Lòng nhân ái, bao dung của dân tộc ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mà nó đã vượt ra phạm vi quốc tế. Chúng ta đã có nhiều chuyến hàng giúp đỡ những nước bạn gặp khó khăn. Đặc biệt, lòng nhân ái còn được thể hiện bằng những nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho các nước bị sóng thần hung dữ tàn phá khốc liệt ; ủng hộ nước bạn khi bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhà máy điện hạt nhân…

Thứ ba, tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, chính lòng nhân ái, khoan dung trong giai đoạn hiện nay cũng có biểu hiện suy giảm, biến dạng trong lối sống của không ít cá nhân, trong đó có sinh viên. Dễ thấy nhất có lẽ là lối sống ích kỷ, hẹp hòi. Có một bộ phận sinh viên có lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân… Đó là tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ hay hạ thấp giá trị tinh thần; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị truyền thống. Chính điều này đã tạo nên tâm lý sống gấp trong một bộ phận sinh viên. Điều này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong việc chọn ngành - nghề, trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Không ít sinh viên đã đề cao lối sống vị kỷ, vị lợi, cho mình và vì mình. Họ coi trọng, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hơn là lợi ích tập thể, cộng đồng; họ thích sống hưởng thụ hơn là cống hiến. Do lối sống vị kỷ, vị lợi mà không ít sinh viên đã xa lánh những hoạt động mang tính


cộng đồng, không tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên, do Hội Sinh viên tổ chức như chiến dịch sinh viên tình nguyện hè hay chương trình tiếp sức mùa thi… Như vậy, lối sống vị kỷ, vị lợi ở một bộ phận sinh viên đang đối lập với chủ nghĩa tập thể, đối lập với truyền thống nhân ái, yêu thương con người của dân tộc ta. Đây là điều mà Đảng ta đã từng cảnh báo: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp” [27, tr.46].

Không ít người trẻ tuổi trở nên ích kỷ, thiếu sự quan tâm đến những người thân, những người sống xung quanh... những lớp người này nếu không có sự quan tâm dạy dỗ kịp thời sẽ có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh để làm chủ cuộc sống sau này.

Toàn cầu hóa đã dẫn tới sự ảnh hưởng lối sống gia đình kiểu phương Tây, những giá trị đạo đức truyền thống vốn được gìn giữ và lưu truyền đứng trước nguy cơ bị băng hoại, mai một đi. Quan hệ giữa những người thân thiết, ruột thịt trong gia đình bị thử thách bởi uy lực của đồng tiền. Lối sống quá coi trọng đồng tiền đã làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh sóng gió, tình trạng ly hôn ngày càng tăng lên. Nhiều trường hợp vì sự cám dỗ của đồng tiền mà con cái hành hung cha mẹ, vợ chồng ly tán, anh em tranh giành tài sản đến mức không nhìn mặt nhau... Từ việc đặt “lợi ích cá nhân” là tiêu điểm cao nhất nên không ít gia đình đã hình thành lối sống sòng phẳng, con cái đối xử tệ hại với cha mẹ.

Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống đang diễn ra ở nhiều nơi. Những hiện tượng như gây gổ, đánh nhau của sinh viên ngay trên giảng đường cũng đang là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Bởi nó đã phản ánh tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong sinh viên. Gần đây, các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này, cụ thể là sinh viên đánh nhau, chửi nhau, cắm quán, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo. Có vụ việc


xảy ra án mạng. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet.

3.2.4. Thực trạng của việc phát huy giá trị “cần cù, sáng tạo trong lao động”, tinh thần “lạc quan” trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên

Thứ nhất, cần cù, sáng tạo là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao đời của nhân dân ta, đó là nguồn gốc, là cơ sở để có được thành công của người Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong lao động, cần cù gắn liền với tiết kiệm. Cần mà không kiệm thì cuộc sống bấp bênh do "làm đồng nào xào đồng nấy". Còn kiệm mà không cần là vô nghĩa vì lấy gì mà kiệm. Điều đó cũng có nghĩa "khi có mà không ăn dè, đến khi ăn dè chẳng có mà ăn". Vì vậy, trong cuộc sống không nên "vung tay quá trán", nghĩa là phải biết tiết kiệm, biết quý trọng sức lao động, tiết kiệm còn có nghĩa là khéo léo sắp xếp cuộc sống, tránh những lãng phí không cần thiết. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi cũng là tấm gương sống cần kiệm, giản dị, thanh bạch, có sức cổ vũ lớn lao cho những người làm quan và dân chúng. Trong lịch sử của dân tộc ta, nhiều nhà trí thức yêu nước đã đề cao đức cần, kiệm, coi nó như một nguyên tắc cơ bản của đạo làm người. Nguyễn Trãi quan niệm, với người làm quan thì cần kiệm là đức tính không thể thiếu được. Ông thay Lê Thái Tổ (Lê Lợi) thảo "Chiếu ra lệnh cho các quan không được làm lễ nghi chúc mừng", đó là phải chăm lo những công việc ích nước, lợi dân, chống tiêu xài lãng phí như xây dựng nhiều cung điện, mở nhiều yến tiệc và các nghi lễ phiền phức khác làm tốn kém thì giờ, tiền bạc của nhân dân và của cải của đất nước.

Trong thời gian qua, giá trị cần cù, sáng tạo trong lao động được chúng ta kế thừa và phát huy một cách tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét trong lối sống của cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trong học tập hay trong lao động, đã có không ít người cần cù nghiên cứu, làm việc tận tâm, học hành nghiêm túc, cầu tiến nhằm tích lũy kiến thức để đảm nhiệm được những công việc trong thời đại mới. Nhìn vào trường học, đâu đâu cũng thấy tinh thần học tập hăng say, cần mẫn. Có những sinh viên tranh thủ học


hai, ba trường đại học cùng lúc. Họ ý thức được việc học tập để nâng cao

trình độ chuyên môn của mình.

Có thể nói, với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của dân tộc đã được thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có sinh viên ngày nay tích cực kế thừa và phát huy, làm nền tảng quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Một điều tra (bảng 3.4 - phụ lục) cho thấy, các phẩm chất cần có của người lao động được thanh niên sinh viên ưu tiên hàng đầu là phải có chuyên môn giỏi và đứng thứ hai là có đạo đức nghề nghiệp. Những phẩm chất và thứ tự ưu tiên mà sinh viên lựa chọn, về cơ bản là phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhưng cũng thể hiện tư duy đổi mới, hội nhập, phù hợp xu thế quốc tế hiện nay. Quan niệm đúng đắn đó sẽ là cơ sở quan trọng, định hướng cho quá trình lao động, rèn luyện, phấn đấu của sinh viên. Khi được hỏi, những tố chất cơ bản mà lớp thanh niên Việt Nam thời đại ngày nay cần có thì sinh viên (1.080) lựa chọn nhiều nhất là tinh thần sáng tạo: 77,27% và cần cù: 47,11% [49, tr.197].

Nhìn chung, sinh viên hiện nay đã có ý thức tự giác, tích cực, chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống, trở thành những con người “sống đẹp, sống có ích”. “Sống đẹp” là lối sống lành mạnh, thể hiện ở thái độ ứng xử văn minh, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, không sa vào các tệ nạn xã hội, nghĩa khí, trung thực, tiết kiệm, cần cù, tôn trọng pháp luật... Thanh niên sinh viên hiện nay đang từng ngày xây đắp cuộc sống mới tiến bộ, văn minh, góp phần khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới. Nhiều tấm gương tuổi trẻ đang tỏa sáng và có sức thuyết phục lớn không chỉ với thế hệ trẻ mà với toàn xã hội.

Tuổi trẻ gắn liền với hoài bão, ước mơ được dấn thân và khẳng định mình. Số đông thanh niên ngày nay có chí tiến thủ, tích cực học tập, chịu khó trau dồi đạo đức, sẵn sàng tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ để phục vụ, cống hiến. Có thể lấy ví dụ điển hình là hàng trăm trí thức trẻ vừa được tăng cường về làm phó Chủ tịch các xã nghèo trong cả nước. Hay tại các


đô thị lớn ở những giao lộ đông phương tiện dễ ùn tắc đều có bóng dáng áo xanh thanh niên tình nguyện. Trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, thanh niên còn tình nguyện kéo xe chổi quét “đinh tặc”, góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

Thứ hai, tinh thần lạc quan là một trong những giá trị truyền thống rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam. Nó hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước. Cơ sở khách quan của tinh thần lạc quan của người Việt Nam chính là lòng tin vào chính nghĩa, lòng tin vào sức mạnh tinh thần bất diệt của dân tộc trong dựng nước và giữ nước, lòng tin vào sự chiến thắng của “văn minh” đối với “bạo tàn”, của cái đúng, cái tốt và cái đẹp đối với cái xấu, cái ác và cái giả. Vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, người Việt Nam rất lạc quan.

Thời kỳ chiến tranh với bao gian khổ, cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng người Việt Nam vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Trong cuộc chiến không cân sức giữa ta và địch, tinh thần lạc quan đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua khó khăn thử thách “tiếng hát át tiếng bom”, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh để có được hết tháng lợi này đến thắng lợi khác trong sự nghiệp cách mạng “ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”...

Nhìn chung, sinh viên hiện nay đã có ý thức tự giác, tích cực, chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển những phẩm chất cá nhân tích cực, trở thành những con người “sống đẹp, sống có ích”. “Sống đẹp” là lối sống lành mạnh, thể hiện ở thái độ ứng xử văn minh, tích cực chủ động tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, không sa vào các tệ nạn xã hội, nghĩa khí, trung thực, tiết kiệm, cần cù, tôn trọng pháp luật... Sinh viên hiện nay đang từng ngày xây đắp cuộc sống mới tiến bộ, văn minh, góp phần khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời đại mới. Nhiều tấm gương tuổi trẻ trong lao động sáng tạo đang tỏa sáng và có sức thuyết phục lớn không chỉ với thế hệ trẻ mà với toàn xã hội.


Ngày nay, chúng ta tự hào và khâm phục với biết bao thanh niên sinh viên trẻ tốt nghiệp, tạm xa gia đình, hy sinh cái riêng vì cái chung lên công tác ở vùng cao, xa xôi, những thanh niên ngày đêm bảo vệ biên cương của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.

Thứ ba, tuy nhiên do tác động mặt trái của toàn cầu hóa, một bộ phận sinh viên lười học, thích sống đua đòi, xa rời những giá trị truyền thống lao động cần cù sáng tạo của dân tộc mình. Sự phát triển vượt bậc của đời sống kinh tế thời mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa đã kéo theo nhiều hệ lụy, phức tạp trong xã hội, tất cả đều tác động và phản ánh rõ nét trong đời sống của sinh viên thời nay.

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức, lối sống đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, lười lao động, họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.

3.2.5. Thực trạng của việc phát huy giá trị tinh thần “hiếu học”

trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên

Thứ nhất, tinh thần hiếu học - truyền thống của dân tộc được phát huy trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Với tinh thần vượt khó, hăng say rèn luyện, tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên đã có những chuyển biến tích cực. Xây dựng lối sống mới cho sinh viên cũng gắn liền với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm nâng cao ý thức học tập, thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho sinh viên, tạo điều kiện cho họ học tập, nâng cao trình độ. Nhiều chương trình được tổ chức đã có sự gắn bó yếu tố lao động (mưu sinh lập nghiệp) với khuyến học - tài năng. Cũng thông qua các chương trình, dự án, Đoàn và Hội sinh viên đã tích cực tham gia nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho sinh

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí