Tình Hình Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai


đó ảnh hưởng của công tác kế toán là một trong những yếu tố chính trong sự vững mạnh của DNNVV. Việc vận dụng chuẩn mực kế toán thực sự quan trọng để DNNVV củng cố thông tin minh bạch, hợp lý trên BCTC của DN mình, tạo niềm tin hữu ích đối với người sử dụng nó, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như thuận lợi trong việc kinh doanh và phát triển DN mình.

3.1.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Trong luận án này, mẫu nghiên cứu được chọn ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đối tượng tham gia khảo sát là kế toán trưởng/ kế toán viên đang công tác tại doanh nghiệp cần nghiên cứu. Những đối tượng này là đối tượng trực tiếp vận dụng CMKT, cung cấp thông tin kế toán.

Bằng phương pháp thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tiếp (phát bảng câu hỏi giấy) tới tay người được hỏi kết hợp với tham khảo thông tin trên BCTC năm của các DN. Khái quát về đối tượng tham gia khảo sát tổng cộng 340 phiếu trong đó kế toán viên đến 229 phiếu (chiếm 67,36%), còn lại 111 phiếu được hỏi đến các kế toán trưởng trong các DN (chiếm 32,64%). Trên thực tế, một số doanh nghiệp kế toán viên cũng chính là kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tất cả các đối tượng này là những người có kiến thức nhất định trong công tác kế toán. Tuy nhiên, do đặc điểm vùng miền mà những DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nên ít nhiều cũng bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như trình độ, kinh nghiệm hành nghề của kế toán hoặc bị tác động từ phía chủ doanh nghiệp,… Điều này có thể làm thay đổi thông tin hoặc xứ lý số liệu “đẹp” mà họ có thể kiểm soát được. Vì vậy, quá trình khảo sát được tác giả mô tả thêm thâm niên công tác của các đối tượng để xem xét hành vi trong công tác kế toán.

Bảng 3.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu


Chỉ tiêu


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng phiếu

Phát ra

350

100,00

Thu về

340

97,14

Chức vụ

Kế toán trưởng

111

32,64

Kế toán viên

229

67,36

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

120

35,29

Trên 5 năm

220

64,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 13

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Thông tin chi tiết về mẫu nghiên cứu được mô tả trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng doanh nghiệp điều tra theo ngành


Ngành

Số lượng

Phần trăm (%)

Phần trăm lũy kế (%)

Sản xuất

58

17,06

17,06

Thương mại

173

50,89

68,49

Dịch vụ

65

19,11

87,06

Kết hợp

44

12,94

100

Tổng cộng

340

100


(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhìn vào bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp điều tra cho thấy, trên địa bàn Gia Lai doanh nghiệp thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn nửa số lượng doanh nghiệp điều tra. Điều này phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế đặc thù của tỉnh Gia Lai khi hoạt động thông thương được xem là các hoạt động chính, là cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất các loại cây nông nghiệp dài ngày, tạo ra sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước, mang lại nguồn thu nhập cao trên địa bàn tỉnh.

3.2. Tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai

3.2.1. Đánh giá chung

Để đánh giá tình hình vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu tới các đối tượng liên quan đến công tác kế toán đang hoạt động trong các DN. Thông qua yêu cầu người trả lời cho ý kiến ‘Có’ hay ‘Không’ sử dụng các chuẩn mực trong 19 danh mục các chuẩn mực áp dụng cho DNNVV. Tác giả dùng chỉ số thống kê Index

𝐼 = ∑

19

𝑖=1

VAS/19 để tính mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán. Theo thông tư

133/2016/TT – BTC – chế độ kế toán cho DNNVV thì 19/26 chuẩn mực kế toán được vận dụng trong DNNVV tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp. Trong số 19 chuẩn mực đó, doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực nào, chuẩn mực nào không vận dụng? Kết quả cho thấy DN nào có chỉ số index càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó vận dụng nhiều chuẩn mực và ngược lại. Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả


các DNNVV đều vận dụng chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, mức độ vận dụng không giống nhau, dao động từ 26,3% - 89,5% nghĩa là doanh nghiệp vận dụng ít chuẩn mực nhất chỉ ở mức 26,3% trong khi có những doanh nghiệp vận dụng nhiều chuẩn mực nhất đạt 89,5%. Không có doanh nghiệp nào vận dụng 100% chuẩn mực kế toán dùng cho DNNVV. Kết quả điều tra ban đầu đã khái quát tình hình chung sử dụng các chuẩn mực kế toán ở các DNNVV ở Gia Lai qua Bảng 3.3.

Kết quả khảo sát trên bảng được chia thành ba nhóm. Các chuẩn mực có tỷ lệ sử dụng bình quân trên 80% được đánh giá là có mức độ sử dụng thường xuyên, trên tỷ lệ 50% được đánh giá mức độ sử dụng trên trung bình, dưới tỷ lệ 50% được xem là các chuẩn mực có mức độ sử dụng thấp hay không sử dụng thường xuyên.

Qua phân tích cho thấy các chuẩn mực sử dụng phổ biến là những chuẩn mực liên quan đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày ở các DNNVV như: chuẩn mực chung, mua và bán hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ hữu hình, chuẩn mực hàng tồn kho, thuế thu nhập doanh nghiệp... Đặc biệt, chuẩn mực trình bày BCTC (VAS 21) có tỷ lệ sử dụng cao (98,2%) đã phản ánh những nguyên tắc kế toán cơ bản trong đo lường và trình bày như là tham chiếu quan trọng trong công tác kế toán ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, một tỷ lệ vận dụng các chuẩn mực của một số chuẩn mực chưa cao, cho thấy người làm kế toán có thể không biết hay chưa nhận thức đầy đủ rằng các chuẩn mực đã thể hiện phần nào trong các quy định thực hành kế toán hàng ngày.

Ở nhóm các chuẩn mực có tỷ lệ sử dụng thấp hơn, đáng chú ý là chuẩn mực chi phí đi vay (61,8%) và chuẩn mực các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC có tỷ lệ 52,6%. Điều này cũng có nghĩa nhiều DNNVV đã sử dụng vốn vay ngân hàng để tài trợ hoạt động kinh doanh của mình. Một số ý kiến của kế toán về 2 chuẩn mực này cho thấy, việc lập BCTC thường niên ở DN không thể không quan tâm đến những sự kiện mà vì lý do chủ quan hay khách quan chưa thể xử lý vào ngày lập BCTC. Điều này góp phần làm cho thông tin kế toán có tính hữu ích hơn khi công bố BCTC.

Ở nhóm các chuẩn mực có tỷ lệ sử dụng thấp, có những chuẩn mực có tỷ lệ vận dụng rất thấp như chuẩn mực Báo cáo bộ phận hay ảnh hưởng của việc thay đổi


tỷ giá hối đoái (0,29%), tỷ lệ này là hợp lý và phù hợp với đặc thù của các DNNVV trên địa bàn tỉnh. Do ở đó quy mô vốn hạn chế nên ít có các hoạt động góp vốn, đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, hay tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu làm phát sinh các giao dịch liên quan đến ngoại tệ. Đối với trường hợp của chuẩn mực hợp đồng xây dựng, chuẩn mực này chỉ thích hợp với các DN xây lắp mà số lượng các DN này trên địa bàn tỉnh không nhiều. Vì thế, tỷ lệ sử dụng một số chuẩn mực trong các ngành này thấp là phù hợp.

Bảng 3.3. Tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực trong DNNVV




N

Số lượng DN vận dụng

Tỷ lệ DN có vận dụng (%)

Chuẩn mực TSCĐ vô hình

340

337

99,1

Chuẩn mực TSCĐ hữu hình

340

335

98,5

Trình bày BCTC

340

334

98,2

CM Doanh thu và Thu nhập khác

340

329

96,8

Chuẩn mực hàng tồn kho

340

318

93,5

Chuẩn mực chung

340

299

87,9

Thuế thu nhập doanh nghiệp

340

223

65,6

Chi phí đi vay

340

210

61,8

Thuê Tài sản

340

174

53,1

Các sự kiện PS sau ngày kết thúc KKT

340

179

52,6

Bất động sản đầu tư

340

164

51,3

Thông tin về các bên liên quan

340

139

40,9

Hợp đồng xây dựng

340

138

40,6

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

340

134

39,4

Thay đổi chính sách KT và các sai sót

340

126

37,2

Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng

340

103

30,3

Kế toán các khoản đầu tư vào CTLK

340

49

14,3

Báo cáo bộ phận

340

1

0,29

Ảnh hưởng của việc thay đổi TGHĐ

340

1

0,29

(Nguồn: Phân tích của tác giả)


3.2.2. Đánh giá tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực kế toán phổ biến trong các DNNVV tại Gia Lai

Thông qua kết quả nghiên cứu về tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tác giả đã chọn ra nhóm chuẩn mực có tỷ lệ vận dụng cao, liên quan trực tiếp đến các hoạt động phát sinh hàng ngày của DN để đánh giá theo từng khoản mục về mức độ đo lường và công bố thông tin. Các chuẩn mực có tỷ lệ cao (theo kết quả khảo sát cho thấy ở bảng 3.3) thì chuẩn mực kế toán hàng tồn kho, chuẩn mực TSCĐ và chuẩn mực ghi nhận doanh thu và thu nhập khác có tỷ lệ cao nhất và được xem là nhóm chuẩn mực vận dụng thường xuyên ở các DNNVV. Tình hình vận dụng cụ thể từng tiêu chí của nhóm chuẩn mực được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực kế toán phổ biến trong DNNVV tại Gia Lai


Tên chuẩn mực

Tỷ lệ sử dụng theo ngành (%)

SX

TM

Dịch

vụ

Hỗn

hợp

A. Chuẩn mực hàng tồn kho





1. Giá gốc hàng tồn kho

100

100

98.6

95.5

2. Phương pháp tính giá HTK

- Giá đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước


20.0

64.9

15.1


12.0

58.3

29.7


17.8

69.1

13.1


14.7

62.4

22.9

3. Chi phí phát sinh

86.2

91.4

82.9

80.5

4. Lập dự phòng giảm giá HTK

41.4

49.7

66.2

45.5

5. Công bố thông tin liên quan đến chính sách kế toán theo yêu cầu chuẩn mực

- Xác định giá gốc HTK

- Tính giá HTK

- Cách thức xác định dự phòng giảm giá


87.9

80.2

51.7


99.5

86.1

47.4


77.3

82.6

52.3


82.4

79.1

43.2

B. Nhóm các chuẩn mực TSCĐ







Tên chuẩn mực

Tỷ lệ sử dụng theo ngành (%)

SX

TM

Dịch

vụ

Hỗn

hợp

6. Nguyên tắc xác định giá gốc

100

100

100

100

7. Nguyên tắc xử lý chi phí sau ghi nhận ban đầu

(sửa chữa, nâng cấp…)

64.8

71.4

80.8

66.4

8. Các nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ

100

100

100

100

9. Các nguyên tắc khi thanh lý TSCĐ

83.1

87.8

63.2

78.6

10. Các quy định về công bố thông tin trên thuyết minh BCTC

- Phương pháp xác định nguyên giá

- Phương pháp tính khấu hao

- Tình hình biến động TSCĐ


98.6

89.1

67.7


95.7

90.4

72.5


98.5

87.9

77.3


93.2

92.2

58.6

C. Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác





11. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và

cung cấp DV

93.4

96.1

85.4

92.3

12. Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

95.2

90.9

90.0

85.5

13. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, cổ

tức và lợi nhuận được chia

53.4

46.2

55.4

43.2

14. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác của DN

74.8

69.7

79.2

50.9

15. Các qui định về công bố thông tin liên quan chuẩn mực trình bày trên thuyết mình BCTC

- Về nguyên tắc ghi nhận DT

- Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện

- Các khoản thu nhập bất thường


96.6

82.9

66.3


98.4

88.7

49.3


96.9

73.5

56.4


88.6

91.1

70.6

(Nguồn: Phân tích của tác giả)

- Chuẩn mực hàng tồn kho

Hiện nay, các DNNVV chủ yếu sử dụng phương pháp kế toán HTK là phương pháp kê khai thường xuyên. Với phương pháp này, DN có thể quản lý tốt HTK về cả mặt số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp DN


kiểm soát tốt HTK, tránh thất thoát trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Với kết quả phân tích trên cho thấy: 100% DNNVV khi tiếp nhận HTK đều tuân thủ nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực kế toán HTK quy định. Hầu hết các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay sử dụng phương pháp tính giá HTK phổ biến nhất là phương pháp bình quân gia quyền (hơn 50%). Với phần lớn các DN trên địa bàn chủ yếu là DN siêu nhỏ, lưu lượng nhập xuất HTK không nhiều nên khi áp dụng phương pháp này sẽ đơn giản, dễ tính toán; phương pháp nhập sau xuất trước thì hầu như không sử dụng. Điều này cũng phù hợp tình hình chung của hầu hết các DN kinh doanh khi phải cập nhật liên tục sự thay đổi của HTK phải sát với giá thị trường của hàng thay thế.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các DN sử dụng một trong ba phương pháp tính giá HTK theo chế độ kế toán hiện hành, trong khi chuẩn mực lại quy định bốn phương pháp. Điều này cho thấy rằng hầu hết các DN khi tính giá hàng xuất kho đều tuân thủ chuẩn mực kế toán HTK quy định (về mặt lý thuyết) nhưng thực tiễn lại vận dụng chế độ kế toán. Việc lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của DN tùy thuộc vào điều kiện, quy mô của từng DN đó, một phần cũng tùy thuộc vào cách thức nhìn nhận của chủ DN.

Đối với công tác lập dự phòng giảm giá HTK: có 128/340 DNNVV (chiếm 37,65%) có trích lập dự phòng giảm giá HTK. Phần lớn DN còn lại (62,35%), không trích lập với lý do DN cho rằng khó xác định giá trên thị trường hoặc DN không có hiện tượng giảm giá HTK. Những DN có quy mô siêu nhỏ thường ít thực hiện công tác lập dự phòng giảm giá HTK tại đơn vị. Tuy nhiên, nhằm bù đắp rủi ro và tổn thất của DN, nhiều DN cũng đã tiến hành lập dự phòng giảm giá HTK. Điều này cũng phù hợp với Gia Lai khi phần lớn DNNVV là DN siêu nhỏ, hoạt động chủ yếu liên quan đến các sản phẩm nông sản. Các sản phẩm này trên thị trường mang tính ổn định không cao, phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu và thời giá như tiêu, cà phê…luôn biến động. Do đó, việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện và đảm bảo các chứng từ hợp pháp là rất cần thiết. Cuối niên độ kế toán, kế toán dựa vào số lượng, giá gốc của từng loại HTK để xác định khoản dự phòng giảm giá và lập cho niên độ kế toán tiếp theo.


Về góc độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính cho thấy: Tình hình vận dụng chuẩn mực HTK ở mức trên trung bình, các khoản mục được DN vận dụng ở mức hợp lý, chính xác và linh hoạt. Hầu hết các DN không trái với những gì mà CMKT HTK quy định từ việc tiếp nhận, phản ánh giá gốc đến lập BCTC. Việc vận dụng bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Những DN lớn thường trình bày đầy đủ, chi tiết hơn các DN nhỏ.

Xuất phát từ việc lập dự phòng giảm giá HTK không đầy đủ nên việc công bố thông tin trên BCTC của các DN cũng chưa phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong chuẩn mực. Chính thuật ngữ, các khái niệm trong chuẩn mực còn khó hiểu nên người vận dụng nó cảm thấy khó khăn. Để vận dụng được CMKT đòi hỏi người vận dụng phải có trình độ chuyên môn và sự hiểu biết nhất định nhất là các ngôn ngữ mang tính học thuật cao trong các CMKT trong khi đó thì chế độ kế toán và các Thông tư hướng dẫn được đánh giá là dễ hiểu và phù hợp hơn đối với người làm kế toán. Một số người họ không quan tâm tới CMKT mà chỉ dựa vào kinh nghiệm hành nghề. Kết quả này phản ánh được đặc trưng của kế toán VN khi tồn tại song song chuẩn mực và chế độ kế toán. Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực và lại kèm các văn bản, thông tư hướng dẫn CMKT, chế độ kế toán lại chi tiết hơn công việc kế toán kể cả những yêu cầu về trình bày BCTC theo khuôn mẫu thống nhất. Người làm kế toán không có một khoảng trống nào để vận dụng linh hoạt các CMKT trình bày trên BCTC. Trong một số trường hợp, khi vận dụng CMKT trở nên tốn kém trong khi Chế độ và thông tư đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Chính điều này làm cho việc chuyển tải nội dung của các chuẩn mực khó thực hiện do bản thân các các chuẩn mực chỉ mang tính hướng dẫn chung, khi cụ thể hóa sẽ khó tránh khỏi trường hợp không mô tả hết ý nghĩa của chuẩn mực hoặc khối lượng quy định trong chuẩn mực rất lớn làm cho hệ thống kế toán có thể cồng kềnh hơn.

- Chuẩn mực Tài sản cố định

Theo kết quả thu được, ta thấy 100% các DN đều đưa giá mua vào nguyên giá TSCĐHH và đây cũng là tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên sai sót trong việc ghi nhận nguyên giá TSCĐHH là điều không thể tránh khỏi. Dựa vào kết quả chúng ta có thể nhận định rằng dường như những khoản mục nào thường xuyên phát sinh (tần suất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022